ĐBSCL cần thiết lập một vùng du lịch chung
Sau hơn 3 năm triển khai, ngành du lịch ở ĐBSCL đã đổi thay mạnh mẽ, bằng chứng là đủ lực ‘cầm cự’ và sớm vượt qua những ‘tổn thương’ sau dịch COVID-19.
Tuy nhiên vùng vẫn trùng lắp về sản phẩm, đây là hạn chế cần phải thay đổi để đưa ĐBSCL thành vùng du lịch chung đa dạng, hấp dẫn.
Bắt đầu từ năm 2019, giữa TP.HCM và 13 tỉnh/thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã ký kết chương trình liên kết phát triển du lịch trên tinh thần kết nối các điểm đến, và TP.HCM là đầu mối để đưa du khách về ĐBSCL.
“Chúng tôi đã đặt loại hình du lịch sinh thái miệt vườn là chủ lực nên chúng tôi sẽ gắn với các dịch vụ: Đờn ca tài tử, tát mương bắt cá, đò chèo, để du khách lên nhà vườn hái trái cây thưởng thức tại chỗ, cảm nhận hương vị của đồng quê”. Đây là khẳng định của ông Võ Phạm Tân – Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Tiền Giang về thế mạnh du lịch từ xưa đến nay tại cánh sông Tiền. Du lịch sinh thái kết hợp vườn cây ăn trái đã được các địa phương cụm phía Đông ĐBSCL khai thác trong suốt hơn một thập kỷ qua. Trải dài dọc sông Tiền, nhiều vườn cây trĩu quả gắn với địa danh, làng nghề nổi tiếng đã khẳng định thương hiệu và được phần lớn du khách chọn làm điểm đến.
Chợ nổi Cái Răng là sản phẩm du lịch riêng của Cần Thơ
Tuy nhiên, du lịch sinh thái gắn với vườn cây ăn trái thời gian gần đây dường như trở thành “bội thực” khi nhiều địa phương đồng khai thác sản phẩm này. Hạn chế đã được chỉ ra tại hầu hết các Hội nghị về phát triển du lịch ĐBSCL là: vùng giàu tài nguyên du lịch nhưng lại khai thác trùng lắp mà chưa có sản phẩm nổi bật, đặc trưng.
Bà Huỳnh Phan Phương Hoàng – Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam Vietravel chỉ ra rằng: “Ở ĐBSCL đang có thế mạnh thiên nhiên và nông nghiệp nhưng ta vẫn chưa có được sản phẩm trải nghiệm làm nông. Nếu tỉnh này chọn lúa thì tỉnh khác không chọn lại. Ví dụ Sóc Trăng có gạo ngon nhất thế giới thì Sóc Trăng chọn lúa, và đã chọn lúa thì phải có quy trình trải nghiệm làm gạo ngon để người ta biết đặc sản của Sóc Trăng được làm như thế nào?”
Để hỗ trợ ĐBSCL làm mới ngành du lịch, TP.HCM phối hợp 13 tỉnh/thành công bố 3 trục tuyến du lịch đặc trưng, gồm: Tuyến “Những nẻo đường phù sa” kết nối TP.HCM – Tiền Giang – Vĩnh Long – Cần Thơ – Hậu Giang – Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau; Tuyến “Non nước hữu tình” kết nối TP.HCM – Tiền Giang – Bến Tre – Trà Vinh; Tuyến “Sắc màu vùng biên” kết nối TP.HCM – Tiền Giang – Long An – Đồng Tháp – An Giang – Kiên Giang. Từ 3 trục tuyến này, các doanh nghiệp lữ hành đã xây dựng hơn 70 chương trình du lịch từ TP. HCM đến vùng ĐBSCL. Đây được xem là bộ sản phẩm đặc trưng, định hướng ĐBSCL khai thác du lịch đa dạng, phát huy thế mạnh của từng địa phương.
Video đang HOT
Du lịch sinh thái gắn với vườn cây ăn trái là “đặc sản” của cụm du lịch phía Đông ĐBSCL mà các tỉnh khai thác hơn 10 năm nay là: Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long. Hiện nay loại hình này gần như “bội thực” khi nhiều địa phương cùng khai thác dẫn đến trùng lắp
Trong tuyến “Sắc màu vùng biên”, An Giang được chọn làm điểm nhấn cho loại hình du lịch tín ngưỡng với Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam và hành trình trải nghiệm chinh phục ngọn Núi Cấm ở độ cao 710m để chiêm bái tượng Phật Di Lặc lớn nhất châu Á.
Ông Nguyễn Hữu Ngọc – Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Đầu tư tỉnh An Giang cho biết: Hằng tháng, vào ngày 14, 15, 29, 30 âm lịch thì Ban quản trị chùa Bà mở cửa khu vực thờ Bà để khách hành hương được bước vào trong mà trực tiếp thờ cúng và chiêm bái Bà Chúa Xứ núi Sam. Hoạt động này đảm bảo đúng thuần phong mỹ tục và đáp ứng đúng mong muốn nguyện vọng của người dân. Đây là một điểm tạo được sự đồng thuận cao, lượng khách vào những ngày này tăng rất cao so với lúc trước. Ngoài ra có trekking Núi Cấm dành cho du khách yêu thích khám phá thiên nhiên cũng như chinh phục những thử thách. Tiếp theo sẽ phát triển các loại hình du lịch theo mùa ở núi Cấm như là team building và cắm trại trên núi Cấm.
Lặn biển ngắm san hô hay tìm kho báu là sản phẩm riêng của Phú Quốc – Kiên Giang
Còn Kiên Giang đứng tốp đầu loại hình du lịch biển đảo gắn với các dịch vụ kinh tế đêm. TP. Phú Quốc mở rộng nhiều khu nghỉ dưỡng, đầu tư cho các tour khám phá đại dương như: Lặn biển ngắm san hô, tìm kho báu trên các quần đảo, đưa vào hoạt động các khu phức hợp để tăng chi tiêu giải trí cho du khách. Đồng thời phát huy mạnh mẽ loại hình du lịch gắn với truyền thống nghề cá và nền văn minh biển cả.
Ông Nguyễn Lưu Trung – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang khẳng định nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc đã được công nhận là Di sản phi vật thể quốc gia, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam và một số tổ chức khác cũng đã công nhận sản phẩm đặc trưng của Kiên Giang, vì vậy phải gắn các ngành nghề truyền thống này với phát triển du lịch.
Năm 2022, TP.HCM và 13 tỉnh/thành ĐBSCL đã chiếm khoảng 46% khách du lịch nội địa của cả nước. Trong đó, khách du lịch nội địa đến TP.HCM đạt 31,2 triệu lượt, khách du lịch nội địa đến vùng ĐBSCL đạt 30,619 triệu lượt. Để ĐBSCL sớm trở thành vùng du lịch chung với các sản phẩm không trùng lấp, TP.HCM và 13 tỉnh/thành tiếp tục hợp tác thiết thực, sâu rộng trên 4 trụ cột chính: Trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, quảng bá phát triển sản phẩm du lịch, hợp tác xúc tiến mời gọi đầu tư về du lịch. Đồng thời, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa dòng khách 2 chiều giữa TP.HCM và ĐBSCL.
Ngành du lịch ĐBSCL có rất nhiều lợi thế để phát triển. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo cơ hội cho các quốc gia giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, khi đó, giá trị văn hóa tốt đẹp, danh lam thắng cảnh, con người ĐBSCL được giới thiệu đến khắp nơi trên thế giới. Để có thể làm cho du lịch ĐBSCL phát triển và ghi dấu ấn, điều cần thiết là lập một “vùng du lịch chung với sản phẩm riêng đa dạng”.
Du lịch ẩm thực đang giúp giới thiệu nét văn hóa bản địa, con người… của vùng đất An Giang đến du khách
Vùng du lịch chung được hiểu là phân vùng du lịch dựa trên sự liên kết những điểm tương đồng. Hiện Việt Nam đã phân chia làm 7 vùng du lịch và Đồng bằng sông Cửu Long là 1 trong vùng 7 vùng du lịch ấy. Thời gian qua, nhiều sản phẩm tour, tuyến về miền Tây được chào bán với vô số hoạt động hấp dẫn như: Gác kèo ong mật rừng U Minh Hạ (Cà Mau), ngắm sinh vật cảnh (vườn chim Tam Nông – Đồng Tháp), lặn biển ngắm san hô (Phú Quốc – Kiên Giang)…
Đây là minh chứng về sự nỗ lực xây dựng sản phẩm du lịch khác biệt trong trong vùng. Tuy nhiên, ĐBSCL cần nhiều hơn những nhà đầu tư, người làm du lịch chịu sáng tạo để tiến tới mỗi địa phương phải có ít nhất vài ba sản phẩm “cầm trịch” khác biệt, hấp dẫn du khách, tránh tình trạng “đi một tỉnh, biết cả vùng ĐBSCL”.
Để làm được việc này, ĐBSCL phải xác định khâu then chốt là định hình sản phẩm du lịch. Có thiên nhiên trong lành, hệ thống kênh rạch dày đặc, hệ sinh thái đa dạng từ nước ngọt đến nước mặn, kho tàng văn hóa của các dân tộc sinh sống… vùng có thể khai thác nhiều loại hình du lịch: sinh thái, nghỉ dưỡng, biển đảo, MICE, văn hóa – lịch sử, tâm linh, cộng đồng, nông nghiệp…
Yếu tố then chốt làm nên sự khác biệt, mỗi địa phương dần hoạch định và xây dựng những sản phẩm bản địa riêng. Ngoài sản phẩm đặc trưng thì vùng cũng cần phải trau chuốt cho ngành du lịch thông qua nhân tố con người. Cần có chính sách bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ công chức và những người làm du lịch nói chung. Chỉ khi có được những con người được đào tạo bài bản, am hiểu chính sách, chiến lược kinh doanh phù hợp, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, văn minh, thân thiện, nghĩa tình,… mới có thể làm tiền đề, nền tảng vững chắc cho phát triển du lịch nhanh và bền vững.
Một vấn đề khác cũng quan trọng không kém, đó là vùng phải đầu tư thích đáng về cơ sở hạ tầng, ngoài đầu tư cao tốc, cầu cống, giao thông nội vùng thì nơi lưu trú, dịch vụ công, khu thương mại, phương tiện… cũng cần được quan tâm, đẩy mạnh đầu tư để giữ chân du khách, góp phần quan trọng vào việc phát triển du lịch của vùng ĐBSCL.
Hơn hết, tham gia vào quá trình phát triển du lịch không chỉ là câu chuyện của nhà nước, của doanh nghiệp mà đó còn là sự chung tay của đông đảo tầng lớp nhân nhân, nhất là đội ngũ “nông dân làm du lịch”.
Khi người dân nhận thức sâu sắc và đầy đủ nhất về tiềm năng, lợi thế của du lịch quê nhà, khắc phục những khó khăn, hướng tới làm du lịch bài bản, chuyên nghiệp, trách nhiệm, bền vững thì khi ấy ngành “công nghiệp không khói” của vựa lúa miền Tây sẽ gặt hái được quả ngọt.
Phát triển du lịch đêm
Du lịch Quảng Ninh - Hạ Long được du khách trong và ngoài nước biết đến với sự đa dạng các loại hình trải nghiệm, khám phá, vui chơi như du lịch biển đảo, du lịch tâm linh, du lịch mạo hiểm, vui chơi, giải trí, du lịch đồng quê, cộng đồng, du lịch khám phá vùng cao, miền biên giới, văn hóa bản địa...
Tuy nhiên, du lịch đêm vẫn đang là khoảng trống không nhỏ mà ngành Du lịch Quảng Ninh đang nỗ lực khỏa lấp để gia tăng trải nghiệm cho du khách. Trong đó, Quảng Ninh đã và đang xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch về đêm, bước đầu mang đến nhiều ấn tượng, hấp dẫn du khách.
Một trong những tour du lịch đêm đang gây được ấn tượng đối với du khách đó là chương trình "Love in the bay by Ambassador Cruise". Với mong muốn quảng bá du lịch Quảng Ninh, đặc biệt là Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, chương trình đã thu hút lượng lớn du khách tham gia trải nghiệm. Những chương trình âm nhạc với những ca sĩ nổi tiếng, đang được người hâm mộ yêu thích, nhất là giới trẻ đã trở thành chất xúc tác góp phần thúc đẩy nhu cầu khám phá, lưu giữ những ấn tượng đẹp của du khách khi tham quan Vịnh Hạ Long. Mô hình du lịch kết hợp với âm nhạc đang được các ngành, đơn vị liên quan và du khách đánh giá cao và cho rằng cần tiến tới được nhân rộng góp phần phát triển kinh tế đêm.
Đây không phải lần đầu Quảng Ninh triển khai các sản phẩm du lịch đêm. Trước đó, TP Hạ Long đã đưa phố đi bộ Bãi Cháy, phố ẩm thực ở Quảng trường Sun Carnival vào hoạt động thu hút đông đảo du khách và các nhà hàng, quán ăn, khu vui chơi lượng khách cũng tăng vọt... Những quán bar, pub ngoài trời là điểm đến của nhiều bạn trẻ yêu thích sự sôi động, náo nhiệt.
Khu du lịch Bãi Cháy rộn ràng, sôi động về đêm.
Cùng với đó Quảng Ninh đưa vào sản phẩm trải nghiệm du thuyền kết hợp nhà hàng tham quan Vịnh Hạ Long, ngắm TP Hạ Long. Xuất phát tại Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, trong hành trình 4 tiếng trên vịnh, du khách được ngắm thành phố về đêm với các địa điểm du lịch nổi tiếng như: Vòng quay Mặt Trời, cầu Bãi Cháy, núi Bài Thơ...; trải nghiệm ẩm thực, những món ăn riêng có của vùng biển Hạ Long...
Tiếp đó là "Phố đêm du thuyền" được bố trí dọc 2 bên cầu cảng của Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long cũng là sản phẩm du lịch đêm được nhiều du khách yêu thích lựa chọn. Hành trình du ngoạn cùng các con tàu sang trọng tại "Phố đêm du thuyền" mang đến cho du khách cơ hội được tận hưởng không gian ẩm thực đặc sắc với những món Á, Âu đa dạng hay hải sản Quảng Ninh được chế biến bởi các đầu bếp nhiều kinh nghiệm. Du khách còn được hòa mình vào những giai điệu âm nhạc, chương trình văn nghệ đặc sắc trong suốt hành trình khám phá vịnh biển về đêm.
Một tin vui cho ngành Du lịch Quảng Ninh khi mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành đề án phát triển một số mô hình sản phẩm du lịch đêm tại 12 điểm đến nổi tiếng. Trong đó mục tiêu đề ra đến năm 2025, Quảng Ninh cùng các địa phương Hà Nội, Hải Phòng, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hội An (Quảng Nam), Đà Lạt (Lâm Đồng), Cần Thơ, Phú Quốc (Kiên Giang), TP Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu có tối thiểu 1 mô hình về phát triển sản phẩm du lịch đêm. 5 mô hình sản phẩm du lịch đêm được xác định gồm: Mô hình hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật; Mô hình hoạt động thể thao, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp; Mô hình mua sắm, giải trí đêm; Mô hình tham quan du lịch đêm; Mô hình giới thiệu văn hóa ẩm thực, dịch vụ ăn uống về đêm.
Quảng Ninh đang hướng mạnh đến phát triển du lịch 4 mùa. Trong đó, du lịch đêm đóng vai trò quan trọng. Qua đó, khẳng định thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến, tăng cường thu hút khách, tăng chi tiêu và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch, góp phần đưa du lịch đêm trở thành sản phẩm chủ đạo để phát triển kinh tế đêm.
Du lịch chữa lành: Hứa hẹn trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn ở Cô Tô Loại hình du lịch chữa lành hay còn được biết tới với tên gọi du lịch chữa bệnh, du lịch chăm sóc sức khỏe. Đến nay, vẫn chưa có định nghĩa thật rõ ràng và thống nhất về du lịch chữa lành, song về cơ bản, có thể hiểu du lịch chữa lành là loại hình du lịch thường được tích hợp trong...