Ho khan, tức ngực suốt 6 tháng, vào viện phát hiện khối u trung thất
Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí ( Quảng Ninh) vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật điều trị u tuyến ức không nhược cơ kích thước lớn cho người bệnh nam, 47 tuổi.
Khoảng nửa năm nay, bệnh nhân L.V.M. (sinh năm 1973, trú tại Đông Triều, Quảng Ninh), thấy hay ho khan, tức ngực, khó thở. Tuy nhiên, bệnh nhân ăn ngủ vẫn bình thường, không gầy sút cân, không có biểu hiện của bệnh nhược cơ.
Tháng 11/2020, bệnh nhân đi khám bệnh tại Trung tâm Y tế Thị xã Đông Triều, được chụp cắt lớp vi tính cho kết quả u trung thất trước và được chuyển Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí điều trị.
Qua thăm khám và các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được chẩn đoán u trung thất trước và có chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối u và tuyến ức.
Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật – Can thiệp tim mạch và Lồng ngực cho biết: Trường hợp bệnh nhân này khối u đã tiến triển ở giai đoạn muộn. Khối u lớn lệch trái, dạng đặc, bờ chia thùy múi, xóa lớp mỡ ranh giới với các tổ chức xung quanh, đè đẩy nhẹ thân động mạch phổi, xâm lấn vào màng phổi trái khiến người bệnh ho khan, tức ngực, khó thở.
Bệnh nhân được lựa chọn đường mổ 1/2 giữa xương ức kết hợp mở ngực trái (đường mổ Hemiclamshell) để cắt u và tuyến ức. Với đường mổ này thì phẫu trường rộng rãi đảm bảo lấy được u và tuyến ức triệt để và an toàn đồng thời giảm thiểu tổn thương xương ức, giúp người bệnh hồi phục sớm sau mổ.
Sau 2 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã lấy bỏ thành công khối u và tuyến ức kích thước 11×5cm cho người bệnh và gửi làm giải phẫu bệnh. Kết quả xác định u tuyến ức type B2 giai đoạn Masaoka II và được chỉ định điều trị xạ trị tiếp sau mổ.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân không còn ho, khó thở sức khỏe ổn định và đã được xuất viện. Dự kiến, người bệnh sẽ tiếp tục điều trị xạ trị theo phác đồ tại Trung tâm Ung bướu của Bệnh viện.
Theo các bác sĩ, u tuyến ức là u biểu mô hiếm gặp của tuyến ức, trong đó, u trung thất trước là thường gặp nhất, chiếm 47%. Tùy theo biểu hiện trên lâm sàng giống như bệnh nhược cơ mà chia làm hai loại là u tuyến ức có nhược cơ và u tuyến ức không nhược cơ. U tuyến ức không nhược cơ có biểu hiện lâm sàng đa dạng.
Ở giai đoạn sớm, u có kích thước nhỏ thường không có triệu chứng. Đến giai đoạn muộn, u có kích thước lớn và ác tính hóa, gây tình trạng chèn ép và thâm nhiễm các tổ chức xung quanh như màng tim, màng phổi, khí quản và các động mạch lớn đi ra từ tim, phổi (quai động mạch chủ, động mạch phổi…) gây ra các triệu chứng lâm sàng như đau ngực, khó thở, ho, nấc, khàn giọng… Nếu thấy các triệu chứng tương tự như trên, người dân cần đến bệnh viện để thăm khám kịp thời.
Video đang HOT
Điều trị thủy đậu ở phụ nữ mang thai bằng cách nào?
Điều trị thủy đậu ở phụ nữ mang thai phụ thuộc vào giai đoạn mắc bệnh trong thai kỳ cũng như các triệu chứng mà thai phụ gặp phải.
Bệnh thủy đậu khá lành tính ở cả trẻ em và người lớn, bệnh thường có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, điều trị thủy đậu ở phụ nữ mang thai là vô cùng cần thiết bởi căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Nếu bạn đang mang thai và nghĩ rằng mình bị thủy đậu, hãy liên hệ với bác sĩ sản khoa hoặc bệnh viện ngay lập tức để được tư vấn và chẩn đoán chính xác.
Điều trị thủy đậu ở phụ nữ mang thai phụ thuộc vào giai đoạn mắc bệnh trong thai kỳ - Ảnh: Healthline
1. Điều trị thủy đậu ở phụ nữ mang thai
1.1. Trường hợp phụ nữ mang thai tiếp xúc với người mắc thủy đậu
Tại lần khám tiền sản đầu tiên, mẹ bầu sẽ được hỏi kĩ về tình trạng nhiễm varicella (bệnh thủy đậu) trước đó. Có khoảng 90-95% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đã có được miễn dịch với bệnh thủy đậu và sẽ tránh được nguy cơ nhiễm lần thứ 2.
Nếu bệnh nhân có tiền sử mắc thủy đậu trước đó và được ghi chép rõ ràng trong hồ sơ bệnh sử, bác sĩ sẽ không chỉ định xét nghiệm lại. Còn ở trường hợp bệnh nhân không chắc chắn về việc đã từng mắc thủy đậu hay chưa, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm kháng thể varicella-zoster IgG.
Nếu xét nghiệm kháng thể varicella-zoster IgG cho kết quả dương tính, bệnh nhân có thể yên tâm rằng mình đã được miễn dịch và do đó không có nguy cơ bị nhiễm trùng lần thứ hai. Nếu kháng thể IgG không được phát hiện, bệnh nhân sẽ được tư tư vấn rằng nên tránh tiếp xúc với những người khác có nguy cơ bị thủy đậu cấp tính.
Nếu phụ nữ mang thai chưa được miễn dịch tiếp xúc với người bị thủy đậu, điều trị dự phòng được chỉ định. Phương pháp dự phòng được nghiên cứu nhiều nhất là sử dụng globulin miễn dịch varicella zoster (VZIG).
VZIG nên được sử dụng trong vòng 96 giờ kể từ khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh thủy đậu. Vì VZIG có thể kéo dài thời gian ủ bệnh của vi rút trong ít nhất một tuần. Bệnh nhân tiếp nhận tác nhân này cần được theo dõi chặt chẽ để biết khả năng lây nhiễm trong ít nhất 28 ngày sau khi tiếp nhận VZIG.
Nếu không có sẵn VZIG ngay lập tức, bác sĩ lâm sàng nên điều trị dự phòng bằng acyclovir (800 mg uống 5 lần mỗi ngày trong 7 ngày) hoặc valacyclovir (1000 mg uống 3 lần mỗi ngày trong bảy ngày).
1.2. Trường hợp thai phụ phát triển bệnh thủy đậu cấp tính
Nếu thai phụ phát triển bệnh thủy đậu cấp tính, việc điều trị thủy đậu ở phụ nữ mang thai sẽ được tiến hành ngay - Ảnh: mom365
Nếu thai phụ phát triển bệnh thủy đậu cấp tính, dù có hoặc không việc điều trị dự phòng thì việc điều trị thủy đậu ở phụ nữ mang thai cũng nên được tiến hành ngay lập tức. Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng acyclovir đường uống hoặc valacyclovir.
Trong trường hợp mẹ bầu có dấu hiệu viêm phổi, viêm não, nhiễm trùng lan tỏa nặng hoặc ức chế miễn dịch thì bác sĩ sẽ chỉ định nhập viện; và điều trị thủy đậu ở phụ nữ mang thai lúc này sẽ dùng bằng acyclovir tiêm tĩnh mạch. Liều thích hợp để tiêm tĩnh mạch acyclovir là 10 mg/kg; cứ 8 giờ một lần trong 10 ngày.
Đáng tiếc rằng hiện chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng việc điều trị thủy đậu ở phụ nữ mang thai sẽ giúp ngăn ngừa varicella bẩm sinh ở thai nhi. Do đó, cần theo dõi chặt chẽ các biến chứng ở thai nhi song song với việc điều trị ở người mẹ.
2. Khi nào phụ nữ mang thai bị thủy đậu cần nhập viện?
Để giúp giảm các triệu chứng khó chịu do thủy đậu, mẹ bầu có thể thử các cách như uống nhiều nước; sử dụng kem hoặc gel làm mát và dùng paracetamol để hạ sốt hoặc giảm đau. Ngoài ra, thai phụ mắc thủy đậu cần nhập viện ngay lập tức nếu có một trong số các triệu chứng dưới đây:
- Cảm giác tức ngực, khó khăn trong việc hô hấp
- Cảm thấy buồn ngủ, buồn nôn, nhức đầu ngày càng nhiều
- Xuất huyết âm đạo
- Phát ban xuất huyết
- Tình trạng phát ban nhiễm trùng lan tỏa
Những triệu chứng trên cảnh báo bệnh thủy đậu ở người mẹ đang tiến triển nặng và có thể gây ra nhiều biến chứng. Lúc này, thai phụ nên được bác sĩ thăm khám và chăm sóc tích cực.
3. Điều trị thủy đậu ở trẻ sơ sinh
Bác sĩ có thể cân nhắc điều trị cho em bé bằng kháng thể thủy đậu được gọi là globulin miễn dịch - Ảnh: gatewayfoundation
Như đã biết, không có cách điều trị thủy đậu ở phụ nữ mang thai nào có thể ngăn ngừa thai nhi bị thủy đậu ngay từ trong bụng mẹ. Sau khi sinh, bác sĩ có thể cân nhắc điều trị cho em bé bằng kháng thể thủy đậu được gọi là globulin miễn dịch varicella zoster (VZIG) nếu:
- Em bé sinh ra trong vòng 7 ngày sau khi người mẹ phát ban thủy đậu
- Sản phụ phát ban thủy đậu trong vòng 7 ngày sau khi sinh
- Em bé tiếp xúc với bệnh thủy đậu hoặc zona trong vòng 7 ngày sau khi sinh
Nếu em bé sơ sinh phát triển bệnh thủy đậu, bác sĩ cũng có thể điều trị bằng aciclovir.
Kiểm tra phổi tốt nhất vào buổi sáng, cần đi khám ngay nếu có 3 hiện tượng này Nếu bạn đang gặp 1 trong các triệu chứng liên quan tới phổi vào buổi sáng, mức độ khó thở càng tăng lên, bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra phổi sớm. Sau khi ngủ dậy là thời điểm tốt nhất để kiểm tra sức khỏe lá phổi. Thời tiết đang vào mùa đông, nhiệt độ giảm nhanh khiến những bệnh về...