“Hố đen đại dương” Nga khiến đối phương phải khiếp sợ
Tàu ngầm tàng hình thông thường chạy năng lượng diesel-điện của Nga đang rất thành công về mặt kỹ thuật và được các đối tác nước ngoài tin dùng.
Hải quân Nga tiếp nhận tàu ngầm Kolpino lớp Kilo hồi tháng 11.2016.
Theo National Interest, hải quân Mỹ hiện nay chỉ sử dụng tàu ngầm hạt nhân với chi phí đắt đỏ.
Trong khi đó, Nga duy trì hạm đội tàu ngầm thông thường và cả tàu ngầm hạt nhân. Theo đánh giá sức mạnh quân sự mới nhất, các tàu ngầm Nga hoạt động hiệu quả hơn hẳn tàu ngầm Mỹ.
Tàu ngầm hạt nhân Nga chủ yếu đóng vai trò tuần tra ở đại dương và duy trì năng lực răn đe hạt nhân chiến lược. Trong khi đó, các tàu ngầm chạy diesel-điện lại phù hợp cho các nhiệm vụ tác chiến ở châu Âu, Trung Đông hay các quốc gia giáp với Nga.
Xương sống trong hạm đội tàu ngầm thông thường của hải quân Nga chính là Đề án tàu ngầm 877 (NATO gọi là lớp Kilo). Biệt danh “hố đen đại dương” được hải quân Mỹ đặt cho tàu ngầm Kilo vì những tàu ngầm Kilo mới nhất hoạt động hết sức yên tĩnh.
Lớp tàu ngầm này đã chứng minh hiệu quả trên biển sau hơn 3 thập kỷ chế tạo và nâng cấp thường xuyên.
Tàu ngầm Kilo ban đầu được chế tạo để phục vụ hải quân các nước thuộc Khối Warszawa, thay thế cho các tàu ngầm lớp Whiskey và Foxtrot. Tàu ngầm Kilo dài 75 mét, rộng 9,7 mét và có lượng giãn nước 3.076 tấn.
Tàu chỉ cần mang theo 12 sỹ quan và 41 thủy thủ, hoạt động liên tục trong 45 ngày mới cần phải nhận hàng tiếp tế.
Tàu ngầm Kilo cuối cùng đóng cho hải quân Nga.
Sử dụng hai động cơ diesel-điện, tàu ngầm Kilo có thể đạt vận tốc 18 km/giờ khi nổi và 32 km/giờ khi lặn. Có thể nói, tốc độ không phải là thế mạnh của tàu ngầm Kilo.
Với tầm hoạt động từ 11.000-13.800km, tàu ngầm Kilo thuộc Hạm đội Biển Bắc của Nga có thể tuần tra trong khu vực rộng 2.000km trước khi khởi hành đến Cuba.
Khả năng lặn sâu cũng không phải thế mạnh của tàu ngầm Kilo. Theo thông tin chính thức, tàu có thể lặn sâu 240 mét và tối đa 300 mét. Tàu ngầm Kilo vận hành tốt nhất ở vùng nước nông, giúp cho con tàu dễ dàng ẩn nấp ở độ sâu tối đa.
Video đang HOT
Thế mạnh của tàu ngầm Kilo chính là khả năng tàng hình. Thân tàu được thiết kế với hình dạng giọt nước và giảm tối đa ma sát so với các tàu ngầm từ thời Thế chiến 2.
Động cơ diesel-điện được cô lập trong khu vực gia cố băng cao su, hạn chế tối đa khả năng thân tàu bị rung lắc, tạo thành tiếng ồn. Con tàu cũng được phủ một lớp cao su chống gỉ sét, làm giảm tối đa tiếng ồn phát ra.
Hệ thống lọc không khí tích hợp cung cấp oxy cho thủy thủ đoàn trong 260 giờ, giúp tàu ngầm lặn liên tục trong gần hai tuần.
Tàu ngầm Kilo được trang bị hệ thống radar tần thấp MGK-400 Rubikon (Shark Gill) và radar thụ động. Tàu cũng có một radar tần số cao MG519 Mouse Roar để phân loại mục tiêu, né tránh bom mìn. Trong các nhiệm vụ điều hướng đơn giản, tàu ngầm Kilo sử dụng radar MRK-50 Albatros.
Tàu ngầm Kilo của Nga từng phóng tên lửa hành trình vào các mục tiêu IS.
Về mặt vũ trang, tàu ngầm Kilo sở hữu 6 ống phóng ngư lôi tiêu chuẩn cỡ 533mm. Tàu có thể mang theo các ngư lôi tầm nhiệt và 18 quả tên lửa chống hạm SS-N-15A Starfish.
Tàu ngầm Kilo mới nhất của hải quân Nga còn có hai ống phóng, chuyên khai hỏa ngư lôi dẫn đường bằng dây dẫn, giúp tăng cường khả năng chính xác. Ngoài ra, lớp tàu này có vị trí riêng cho các thủy thủ sử dụng tên lửa phòng không vác vai Igla, trong trường hợp cần tiêu diệt máy bay đối phương truy đuổi.
Nga hiện sở hữu 11 tàu ngầm Kilo Đề án 877 từ thời Liên Xô, 9 tàu ngầm trong biên chế hải quân Ấn Độ. Iran sở hữu 3 chiếc, Algeria có 2 chiếc và Trung Quốc có 2 chiếc, mua sau Chiến tranh Lạnh.
Phiên bản nâng cấp của tàu ngầm Kilo, hay được gọi là Đề án 636.3, đang trở thành xương sống trong biên chế hải quân Nga và được đối tác nước ngoài tin dùng.
Đề án 636.3 đã nâng cấp toàn diện cho tàu ngầm Kilo. Con tàu vẫn giữ nguyên kích thước nhưng tăng cường khả năng tàng hình, đưa hệ thống máy móc đến nơi hoạt động yên tĩnh hơn.
Con tàu được gia tăng 25% phạm vi hoạt động nhưng hệ thống sonar, radar vẫn giữ nguyên. Điểm nâng cấp đáng chú ý nhất là khả năng phóng tên lửa hành trình Kalibr từ tàu ngầm Kilo.
Đây là loại tên lửa đa dụng nhất của Nga, bao gồm các phiên bản chống ngầm, chống hạm và tấn công nhằm vào các mục tiêu trên đất liền.
Việc các tàu ngầm Kilo được tích hợp khả năng phóng tên lửa hành trình Kalibr là yếu tố đáng chú ý nhất.
Tháng 12.2015, tàu ngầm Rostov-on-Don lớp Kilo đã phóng tên lửa Kalibr nhằm vào các mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria.
Hải quân Trung Quốc nhanh chóng trở thành nước đầu tiên sở hữu phiên bản tàu ngầm Kilo nâng cấp với 10 chiếc. Các tàu này đang hoạt động thuộc biên chế hạm đội Nam Hải và Đông Hải.
Đối tác khác là Algeria đã mua thêm 2 tàu ngầm Kilo Đề án 636.3. Việt Nam mua 6 tàu ngầm loại này, gia tăng năng lực chống xâm nhập, chống tiếp cận.
Cuối cùng, hải quân Nga mua 6 chiếc để tăng cường năng lực cho hạm đội tàu ngầm gần bờ. Tàu ngầm mới nhất thuộc lớp Kilo, Kolpino đã được bàn giao cho hạm đội Biển Đen vào tháng 11.2016.
Hải quân Nga cũng tuyên bố sẽ không mua thêm tàu ngầm Kilo mà chuyển hướng sang tàu ngầm mới hơn thuộc lớp Lada.
Có thể nói, các tàu ngầm lớp Kilo đã chứng minh tính hiệu quả của một trong những dự án đóng tàu thành công nhất thế giới. Con tàu nhanh chóng được giới quân sự NATO đánh giá cao.
Ngoài nhiệm vụ chống khủng bố của Nga ở Syria, các tàu ngầm Kilo vẫn còn cơ hội phô trương sức mạnh ở các vùng biển châu Á trong tương lai, National Interest kết luận.
Theo Danviet
Mỹ lo tàu sân bay bị ngư lôi trên tàu ngầm Kilo đánh chìm
Mặc dù tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình chống tàu gây chú ý nhiều nhất nhưng một trong những mối đe dọa đáng sợ nhất mà tàu sân bay phải đối mặt lại là ngư lôi.
Mỹ lo tàu sân bay bị ngư lôi trên tàu ngầm Kilo đánh chìm
Tạp chí National Interest cho hay, Hải quân Mỹ sẽ phát triển năng lực tác chiến chống ngầm (ASW) đối với các máy bay có cánh cố định trên tàu sân bay, để chống lại mối đe dọa đang trỗi dậy từ tàu ngầm của các thế lực đối địch.
Do năng lực ASW đã mai một kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Hải quân Mỹ hiện nay không có đủ tàu ngầm tấn công (SSN), tàu tuần dương, tàu khu trục và trực thăng để bảo vệ đầy đủ cho lực lượng mà họ triển khai trước các mối đe dọa dưới lòng biển.
Đối mặt với mối đe dọa ngày càng gia tăng, cựu Đại tá Jerry Hendrix, Giám đốc chương trình Đánh giá và Chiến lược Quốc phòng tại Trung tâm An ninh Mỹ mới cho rằng: "Hải quân Mỹ cần có phương tiện mới để thay thế các máy bay S-3 Viking đã &'về hưu'".
Máy bay S-3B Viking cất cánh từ tàu sân bay USS Abraham Lincoln.
Ông Hendrix đưa ra một vài phương án mà Hải quân Mỹ có thể lựa chọn, như tái trang bị các máy bay S-3 Viking, bởi một số khung máy bay trong những chiếc bị loại biên vẫn còn tuổi thọ hoạt động.
Hải quân Mỹ cũng có thể phát triển phiên bản S-4, với cấu hình tùy chọn có người lái/không người lái hoặc hoàn toàn không người lái.
Một phương án khác là thiết kế phiên bản nối tiếp của mẫu máy bay tiếp nhiên liệu không người lái MQ-25A Stringray (hiện đang trong quá trình phát triển) sao cho nó có thể trở thành phương tiện chống ngầm.
Dù ở phương án nào, các máy bay đều cần có khả năng hoạt động bền bỉ, cùng khả năng cơ động cao để nhanh chóng vào vị trí theo dõi và tấn công tàu ngầm đối phương.
Ông Bryan McGrath - Giám đốc quản lý công ty tư vấn hải quân FerryBridge Group ủng hộ phương án máy bay không người lái. Bên cạnh đó, theo ông này, Hải quân Mỹ còn có thể chuyển đổi các máy bay Bell-Boeing V-22 Osprey thành phương tiện chống ngầm.
Theo nhà phân tích Majumdar, với khả năng khó bị phát hiện, các tàu ngầm Kilo có thể nằm phục kích và bất ngờ tấn công nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ.
Theo nhà phân tích Dave Majumdar trên tạp chí National Interest, dù bằng cách này hay cách khác, Hải quân Mỹ sẽ phải giải quyết bằng được vấn đề tác chiến chống ngầm, bởi cho đến nay, tàu ngầm vẫn là mối đe dọa đáng sợ nhất đối với các tàu chiến mặt nước.
Các loại tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình chống tàu có thể vô hiệu hóa hoặc làm tê liệt tàu sân bay hạt nhân, như lớp Nimitz hoặc lớp Ford của Hải quân Mỹ. Song chỉ có các tàu ngầm trang bị ngư lôi hạng nặng, như loại dẫn đường cỡ 533mm hoặc 650mm của Nga, mới có thể đánh chìm những con tàu khổng lồ này.
Vì thế, mặc dù tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình chống tàu gây chú ý nhiều nhất nhưng một trong những mối đe dọa đáng sợ nhất mà tàu sân bay phải đối mặt lại là ngư lôi.
Đặc biệt đáng ngại với Mỹ là các loại ngư lôi dẫn đường do Nga thiết kế, bởi chúng có thể qua mặt hầu hết các biện pháp đối phó, trong khi lại thường là mối đe dọa bị bỏ sót.
Rắc rối hơn cả là Moscow đã cung cấp thứ vũ khí ấy cho bất cứ quốc gia nào mua tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo. Do gần như không thể bị phát hiện ở những vùng nước nông, những con tàu này có thể nằm phục kích tàu sân bay hoặc tàu hộ tống rồi bất ngờ tấn công.
Hải quân Mỹ đã bắt đầu phát triển hệ thống phòng thủ để đối phó với ngư lôi dẫn đường. Các hệ thống phòng thủ như vậy đã được thử nghiệm trên boong tàu USS George HW Bush (CVN-77) nhưng không rõ có hiệu quả hay không hoặc đã được triển khai hay chưa.
Theo Soha News
Điều ít biết về tàu ngầm "đánh chìm" tàu sân bay Mỹ Dù được bảo vệ bằng biên đội tàu hộ tống và máy bay săn ngầm cực mạnh nhưng tàu USS Theodore Roosevelt (CVN71) vẫn bị "đánh chìm" bởi tàu ngầm Pháp. Vụ tai tiếng với Mỹ diễn ra hồi đầu năm 2015 trong cuộc tập trận Hải quân chung giữa Mỹ và Pháp. Cuộc diễn tập này đã diễn ra trong vòng 10...