Họ có quyền muốn sao giáo viên chẳng phải phục tùng?
Nếu tính thời gian dạy trên lớp của một giáo viên với thời gian bỏ ra để hoàn thành những đống hồ sơ sổ sách vô bổ kia có lẽ thời gian dạy chẳng thấm tháp gì.
LTS: Tác giả Nam Phương cho rằng, chúng ta cứ hô hào đổi mới giáo dục nhưng tư duy của người lãnh đạo vẫn không chịu thay đổi thì mọi cố gắng, nỗ lực trong giáo dục mãi chỉ là con số không tròn trĩnh mà thôi.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Nếu tính thời gian dạy trên lớp của một giáo viên với thời gian bỏ ra để hoàn thành những đống hồ sơ sổ sách vô bổ kia có lẽ thời gian dạy chẳng thấm tháp gì.
Giáo viên với hàng chục loại sổ sách như giáo án, sổ điều chỉnh kế hoạch dạy học, sổ chủ nhiệm, làm sổ kế hoạch, sổ báo giảng, sổ hội họp, sổ theo dõi học sinh yếu, hồ sơ học sinh khuyết tật, sổ theo dõi đồ dùng dạy học, kế hoạch cá nhân…
Để hoàn thành những loại sổ sách này thì giáo viên có làm cả đêm cũng chẳng thể xong. Bởi thế, hình ảnh thầy cô lên lớp cho học sinh làm bài tập còn mình chúi đầu vào đống sổ sách dở dang ấy cũng đã trở nên quen thuộc ở nhiều trường học trong thời gian trước đây.
Giáo viên vất vả với đủ loại hồ sơ, sổ sách (Ảnh: Sa tế).
Khoảng vài năm trở lại đây khi nhà nhà có máy tính thì giáo viên như được “cởi trói” phần nào vì nhiều hồ sơ không còn phải miệt mài, cặm cụi ngồi viết tay như trước.
Các thầy cô đã truyền cho nhau những “bí kíp” đối phó như cho nhau giáo án cũ chỉ việc chỉnh sửa, điều chỉnh một chút là xong vì những cuốn giáo án này đơn giản chỉ có giá trị để kiểm tra, hoàn toàn không có giá trị để sử dụng trong giảng dạy của mỗi người.
Video đang HOT
Với thâm niên đi dạy khoảng 10 năm thì chỉ nhìn vào một bài học, thầy cô đã có ngay cho mình hình thức, phương pháp áp dụng dạy ra sao cho hiệu quả.
Hay cung cấp những kiến thức gì để đạt chuẩn kiến thức kĩ năng, nâng cao những nội dung gì để bổ sung những kiến thức thiếu hụt cho các em…
Rồi những mẫu của sổ theo dõi, những biện pháp kèm học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh dõi…của đồng nghiệp cũng được thầy cô tham khảo và chọn cho mình những điều phù hợp.
Với việc ứng dụng công nghệ thông tin như thế đã giảm khá nhiều thời gian cho các thầy cô giáo phải ngồi chép tay.
Công nghệ thông tin đã tỏ ra tiện ích là thế nhưng một số địa phương lại lợi dụng chuyện này “đẻ” thêm việc cho giáo viên như việc theo dõi học sinh trên mạng giáo dục Việt Nam Vnedu nhưng vẫn buộc phải có hồ sơ viết tay để lưu.
Điển hình như việc làm học bạ, phiếu liên lạc. Nhiều trường học yêu cầu giáo viên làm học bạ trên mạng Vnedu, làm xong giáo viên in ra nộp về trường.
Ngoài ra, giáo viên vẫn phải làm thêm vào những cuốn học bạ như trước đây.
Có không ít ý kiến thắc mắc lên ban giám hiệu “chỉ làm học bạ thôi nhưng phải mất đến 3 công đoạn vừa lãng phí công sức, vừa lãng phí tiền bạc. Ban giám hiệu cũng chỉ biết trả lời “Phòng yêu cầu phải làm thế nên mình buộc phải làm thôi”.
Ngoài học bạ, có không ít trường học ở một số địa phương khác, đồng nghiệp cho biết giáo viên vừa phải làm sổ liên lạc trên mạng để lưu cho trường vừa phải ghi tay để phát về cho học sinh. Nói sao không lấy phiếu liên lạc trên mạng in ra làm hồ sơ lưu thì được trả lời “phiếu liên lạc trên mạng khác mẫu với quy định của nhà trường”.
Sổ hội họp là cuốn sổ cá nhân của mỗi thầy cô. Họ dùng để ghi chép những công việc sẽ làm, những điều cần lưu ý cho cá nhân mình.
Thế nhưng không ít trường lại quy định đây là một trong những cuốn sổ sẽ bị ban giám hiệu kiểm tra đột xuất.
Thế mới có chuyện nực cười xảy ra, vào một ngày, khi các thầy cô vừa bước chân vào trường đã nhìn thấy thông báo trên bảng tin: “Ngày…giáo viên nộp sổ hội họp”.
Tức thì cả trường như “bầy ong vỡ tổ”. Người này hỏi mượn người kia để chép. Có người phải thay hẳn một cuốn sổ mới bởi “sổ của mình ghi thập cẩm đồng đăng nộp thế thì ngượng chết”.
Người cố gắng cũng chỉ chép được hơn chục dòng vì những buổi họp hội đồng khi hiệu trưởng triển khai công việc họ chỉ gạch đầu dòng mấy điều cần nhớ.
Buổi họp hội đồng tiếp theo, toàn trường được buổi “lên lớp” te tua vì họp hành mà không ghi chép. Thế là quy định được ban hành luôn “thiếu sổ ghi chép hoặc chép sơ sài đồng nghĩa không đủ hồ sơ sổ sách theo quy định là thầy cô đang vi phạm quy chế chuyên môn”.
Dù nhiều giáo viên ấm ức “ghi chép sao miễn mình hiểu và làm đúng nhiệm vụ là được chứ gì, sao phải cứ hình thức như thế?”, nhưng rồi cũng chẳng ai dám lên tiếng vì sợ bị trấn áp bằng quyền uy.
Chỉ tội cho giáo viên mỗi khi đến buổi họp hội đồng phải miệt mài ngồi chép đến sái tay tất cả những “thượng vàng hạ cám” mà hiệu trưởng triển khai trong cuộc họp.
Có giáo viên bức xúc “chép ít thì 10 trang còn nhiều phải lên đến 15 trang” một lần họp. Cũng có thầy cô mạnh dạn đề xuất “nhà trường nên photo cho giáo viên mỗi người mỗi bản kế hoạch của hiệu trưởng. Giáo viên không phải chép mỏi tay, hiệu trưởng không phải đọc mỏi miệng há chẳng đỡ mất công hay sao?”.
Đáp lại là câu hỏi của giáo viên là câu trả lời thẳng thừng “in ra chắc gì thầy cô đọc. Chép tay có hai điều lợi, một là thầy cô luyện chữ, hai là hiểu rõ những công việc để làm”.
Nói đến thế thì dù không phục cũng chẳng ai còn muốn nói gì nữa. Và rồi họ lại lặng lẽ cặm cụi, cần mẫn ngồi ghi ghi, chép chép mà chẳng biết để làm gì.
Chúng ta cứ hô hào đổi mới giáo dục nhưng tư duy của người lãnh đạo vẫn không chịu thay đổi thì mọi cố gắng, nỗ lực trong giáo dục mãi chỉ là con số không tròn trĩnh mà thôi.
Theo GDVN
Bộ Công Thương chọn đối tác thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin
Bộ Công Thương và Viettel đã ký kết thỏa thuận hợp tác về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử và phát triển hạ tầng Thương mại điện tử giai đoạn 2017-2020.
Lãnh đạo Bộ Công Thương và Viettel ký kết thỏa thuận. (Nguồn: BCT)
Trong thông báo phát đi chiều 10/1, phía Viettel cho biết, một trong những mục tiêu quan trọng trong thỏa thuận giữa hai bên là hiện đại hóa hoạt động quản lý, điều hành của Bộ và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp.
Bên cạnh đó, Viettel sẽ hỗ trợ ngành này phát triển lĩnh vực thương mại điện tử với các hạ tầng chứng từ điện tử, thanh toán điện tử, hoàn tất giao dịch và các giải pháp hỗ trợ thương mại điện tử trên nền tảng công nghệ thông tin-viễn thông; triển khai các dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 và 4.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đánh giá cao những chương trình hợp tác giữa hai bên trong thời gian qua và cho rằng đây là cơ sở quan trọng để hai bên tiến tới ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về công nghệ thông tin.
Trong khi đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng (Tổng Giám đốc Viettel) tin tưởng hợp tác này sẽ không chỉ tạo ra một phương thức quản lý mới thông minh, nhanh chóng, chính xác và hiệu quả tại Bộ Công Thương mà còn tạo ra một nền tảng mới cho xã hội, phục vụ cho người dân và doanh nghiệp. Đó chính là việc phát triển thương mại điện tử với các hạ tầng chứng từ điện tử, thanh toán điện tử, hạ tầng chuyển phát và hoàn tất đơn hàng hiện đại...
Năm 2016, trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Viettel khẳng định được dấu ấn với việc được Chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng các hệ thống quan trọng quy mô Quốc gia như: dự án Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư với Bộ Công an; hệ thống thi Phổ thông trung học Quốc gia với Bộ Giáo dục và Đào tạo (đã hoàn thành tốt năm 2015 và tiếp tục thực hiện năm 2016); dự án Quản lý hộ tịch điện tử với Bộ Tư Pháp; dự án Một cửa Quốc gia với Bộ Tài chính, dự án Quản lý khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế với Bảo hiểm xã hội Việt Nam...
Trong lĩnh vực An ninh mạng, Viettel đã chủ động xây dựng các giải pháp an toàn thông tin để bảo vệ toàn diện cho mạng lưới và bảo vệ khách hàng, cũng như cung cấp giải pháp đảm bảo an toàn thông tin cho các Bộ, ngành, Chính phủ và các tập đoàn lớn.
(Theo Vietnam )
Việt Nam nhất thế giới về mức độ tương tác với doanh nghiệp trên facebook Tính trong "hệ sinh thái" Facebook, Việt Nam đứng thứ nhất trên thế giới về mức độ tương tác giữa người dùng với các trang doanh nghiệp; đứng thứ hai trên thế giới về tỷ lệ xuất khẩu và quảng cáo thông qua Facebook và thứ 18 về mức độ hoạt động kinh doanh trên mạng. Trong bối cảnh cạnh tranh thương mại...