“Hộ chiếu vắc xin” sẽ được hiển thị trên các ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử, PC-Covid
Bộ Y tế dự kiến triển khai cấp “Hộ chiếu vắc xin” cho người dân bắt đầu từ ngày 15/4. “Hộ chiếu vắc xin” sẽ được hiển thị trên ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử, PC-Covid hoặc tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.
Ngày 4/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn chủ trì hội nghị trực tuyến hướng dẫn triển khai cấp “Hộ chiếu vắc xin” và quán triệt việc bổ sung, xác thực thông tin tiêm chủng Covid-19.
Hội nghị hướng dẫn triển khai cấp “Hộ chiếu vắc xin” và quán triệt việc bổ sung, xác thực thông tin tiêm chủng Covid-19 được Bộ Y tế tổ chức theo hình thức trực tuyến với trên 800 điểm cầu tại 63 địa phương.
Từ cuối tháng 10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo về áp dụng “Hộ chiếu vắc xin” và các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, trong đó giao Bộ Y tế chủ trì ban hành thống nhất mẫu “Hộ chiếu vắc xin” của Việt Nam ở dạng giấy và điện tử (có cơ chế xác thực điện tử).
Trong phát biểu tại hội nghị ngày 4/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, thực hiện nhiệm vụ được giao, ngày 20/12/2021, Bộ Y tế đã ra quyết định ban hành biểu mẫu và quy trình cấp “Hộ chiếu vắc xin”. Ngay sau đó, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ TT&TT và các đơn vị liên quan xây dựng chức năng trên Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 và các hệ thống liên quan phục vụ cho việc ký số và cấp “Hộ chiếu vắc xin”. Đến nay, các hệ thống đã sẵn sàng cho việc triển khai cấp “Hộ chiếu vắc xin” cho người dân.
Theo đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an (C06), tính đến ngày 30/3/2022, Nền tảng Quản lý tiêm chủng Covid-19 đã gửi sang khoảng 154 triệu mũi tiêm, còn khoảng 41 triệu mũi chưa gửi (các mũi tiêm cũ, thiếu thông tin cơ bản không thể gửi).
Trong 154 triệu mũi tiêm gửi sang, đã xác thực đúng thông tin được hơn 112,5 triệu mũi tiêm, còn lại trên 41,4 triệu mũi tiêm xác thực sai thông tin. Về giải pháp “làm sạch” dữ liệu, nhập bổ sung các đối tượng cũ, đại diện C06 lưu ý: Các cơ sở tiêm chủng có trách nhiệm rà soát, phối hợp với Công an địa phương thực hiện bổ sung, xác minh, xác thực thông tin và nhập dữ liệu lên hệ thống.
Video đang HOT
Theo đại diện Cục CNTT, Bộ Y tế, “Hộ chiếu vắc xin” sẽ được hiển thị trên ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử, PC-Covid.
Khẳng định công tác chuẩn bị triển khai cấp “Hộ chiếu vắc xin” cơ bản đã hoàn thành, Cục trưởng Cục CNTT – Bộ Y tế Đỗ Trường Duy cho biết, người dân đã tiêm chủng, khai báo chính xác thông tin và đã được các cơ sở tiêm chủng nhập dữ liệu lên hệ thống tiêm chủng, xác thực đúng thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, sẽ được cấp “Hộ chiếu vắc xin” mà không phải thực hiện thêm thủ tục gì.
“Hộ chiếu vắc xin” sẽ được hiển thị trên các ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử, PC-Covid. Bên cạnh đó, người dân còn có thể tra cứu “Hộ chiếu vắc xin” trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế. Những người dân chưa được cấp “Hộ chiếu vắc xin” do thiếu/ sai thông tin, cần liên hệ với cơ sở tiêm chủng để được bổ sung, cập nhật thông tin.
Các đại biểu tham dự hội nghị trực tuyến cũng đã trao đổi, thảo luận về quy trình cấp “Hộ chiếu vắc xin” cũng như các giải pháp bổ sung, xác thực thông tin tiêm chủng Covid-19.
Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn yêu cầu Cục CNTT tiếp thu các ý kiến của các địa phương, đơn vị, khẩn trương hoàn thiện và trình Lãnh đạo Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn triển khai cấp “Hộ chiếu vắc xin”. Đồng thời, tiếp tục phối hợp với các đơn vị chuyên môn của Bộ TT&TT và các đơn vị liên quan đảm bảo công tác triển khai cấp “Hộ chiếu vắc xin”.
Các cơ sở tiêm chủng trên cả nước được yêu cầu triển khai nghiêm túc việc rà soát, bổ sung, xác thực thông tin tiêm chủng Covid-19, nhập dữ liệu người dân tiêm chủng Covid-19 đầy đủ, chính xác lên hệ thống phục vụ cấp “Hộ chiếu vắc xin” cho người dân và kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
“Các cơ sở tiêm chủng trên cả nước chuẩn bị các điều kiện cần thiết, triển khai ký số chứng nhận tiêm chủng Covid-19 bắt đầu từ ngày 8/4/2022 để Bộ Y tế tiến hành cấp “Hộ chiếu vắc xin” cho người dân dự kiến bắt đầu từ ngày 15/4/2022″,Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đề nghị.
Người dân sẽ tự nhập được thông tin tiêm chủng trên PC-Covid, Sổ Sức khỏe điện tử
Bộ Y tế và Bộ TT&TT đã thống nhất bổ sung chức năng cho phép người dân nhập thông tin tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trên PC-Covid và Sổ Sức khỏe điện tử. Chức năng này dự kiến sẽ có ở phiên bản sắp tới của các ứng dụng.
Chức năng mới sẽ sớm có trên PC-Covid, Sổ Sức khỏe điện tử
Triển khai dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, đến nay Bộ Y tế đã tổ chức tiêm được hơn 90 triệu mũi vắc xin. Tuy nhiên, nhiều người dân mặc dù đã được tiêm nhưng hiện vẫn còn thiếu, không có hoặc sai thông tin về tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, làm ảnh hưởng đến việc xác định thông tin về tiêm chủng cho công dân.
Tại cuộc họp về liên thông dữ liệu và xử lý công nghệ phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 vào ngày 27/10, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ đạo việc bổ sung chức năng cho phép người dân nhập thông tin tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 trên các ứng dụng PC-Covid và Sổ Sức khỏe điện tử.
Chức năng cho phép người dân nhập thông tin tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 sẽ được bổ sung trong phiên bản cập nhật sắp tới của PC-Covid
Trên cơ sở thống nhất với Bộ Y tế, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các đơn vị phát triển ứng dụng làm việc với đầu mối của Bộ Y tế để xác định các yêu cầu nghiệp vụ. Hiện chức năng cho phép người dân nhập thông tin tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 đã được phát triển và đang hoạt động trên phiên bản thử nghiệm, dự kiến sẽ được cung cấp đến người dùng trong phiên bản cập nhật sắp tới của các ứng dụng.
Theo đó, sắp tới khi Google và Apple duyệt phiên bản cập nhật mới của các ứng dụng PC-Covid, Sổ Sức khỏe điện tử, trường hợp thông tin mũi tiêm chưa chính xác và đầy đủ thì người dùng có thể tự khai thông tin ở mục "Đề xuất sửa thông tin tiêm chủng".
Khi đó, thông tin tiêm chủng do người dân tự nhập, đề xuất sửa sẽ được hiển thị trên ứng dụng PC-Covid/ Sổ Sức khỏe điện tử và chuyển về Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 để triển khai các công việc xác minh, chuẩn hóa thông tin.
Việc bổ sung chức năng chức năng cho phép người dân nhập thông tin tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 trên các ứng dụng PC-Covid và Sổ Sức khỏe điện tử là một trong những giải pháp được các cơ quan chức năng triển khai để khắc phục tình trạng sai sót, thiếu các dữ liệu tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.
Nhiều giải pháp khắc phục tình trạng sai, thiếu dữ liệu tiêm chủng
Trên cơ sở nội dung kết luận đã được Lãnh đạo 3 Bộ: Y tế, TT&TT, Công an thống nhất tại hội nghị trực tuyến ngày 16/10, các Bộ đã liên tục có hướng dẫn các địa phương cùng các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc xác minh, chuẩn hóa thông tin tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.
Bên cạnh việc hướng dẫn người dân cung cấp, cập nhật thông tin tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, đến nay Bộ Y tế đã hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương 3 quy trình để thực hiện đồng bộ, xác thực thông tin người dân trên Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, kết hợp với làm sạch dữ liệu tiêm chủng.
Các quy trình đã được Bộ Y tế lần lượt hướng dẫn gồm có: Quy trình xác minh thông tin và tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19; Quy trình xác thực thông tin người dân trên Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19; Quy trình tiếp nhận và xử lý phản ánh của người dân trên Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19.
Với Bộ TT&TT, cũng để khắc phục tình trạng sai, thiếu dữ liệu tiêm chủng, qua nhiều kênh thông tin, Bộ TT&TT đã liên tục tổ chức truyền thông đến người dân về việc họ có quyền gửi phản ánh trực tiếp đến các cơ sở tiêm nếu phát hiện dữ liệu tiêm chủng không đúng hay chưa đủ; cơ sở tiêm chủng có trách nhiệm xử lý thông tin người dân phản ánh.
Người dân có thể gửi phản ánh trên Cổng thông tin tiêm chủng khi phát hiện ra dữ liệu tiêm của mình không đúng hay chưa đủ.
Hiện tại, ngoài phản ánh thông tin về các mũi tiêm của mình trên ứng dụng PC-Covid, người dân cũng có thể phản ánh thông tin qua chức năng "Phản ánh thông tin tiêm chủng Covid-19" trên nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19, cụ thể là trên Cổng thông tin tiêm chủng vắc xin Covid-19.
Theo Quy trình tiếp nhận và xử lý phản ánh của người dân trên Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19, từ thông tin phản ánh của người dân, các cơ quan quản lý y tế (Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế huyện, Trạm Y tế xã) và các cơ sở tiêm chủng sẽ truy cập Nền tảng để rà soát, phản hồi và cập nhật bổ sung thông tin chứng nhận tiêm cho người dân.
Việc rà soát và cập nhật kết quả xử lý phản ánh thông tin tiêm chủng Covid-19 của người dân sẽ được các cơ quan quản lý y tế và cơ sở tiêm chủng thực hiện trong vòng 48 giờ, kể từ khi hệ thống ghi nhận thông tin phản ánh của người dân.
Thống nhất dùng chung ứng dụng PC-Covid phòng chống dịch
Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, 3 Bộ Y tế, TT&TT, Công an đã thống nhất ứng dụng PC-Covid do Ban Chỉ đạo quốc gia chỉ đạo xây dựng, là ứng dụng duy nhất phục vụ phòng, chống dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, VNeID do Bộ Công an quản lý là ứng dụng phục vụ định danh người dân, xác thực người dân, là ứng dụng tồn tại lâu dài để phục vụ xã hội. VNeID cũng được tích hợp một số chức năng phục vụ phòng, chống dịch Covid-19. VNeID và PC-Covid hoạt động liên thông, chia sẻ dữ liệu thông suốt.
Cùng với đó, yêu cầu thống nhất sử dụng QR Code. Cụ thể, người dân sẽ sử dụng mã QR trên Căn cước công dân, khi sử dụng trên ứng dụng di động thì thống nhất cách thức hiển thị mã QR theo Quyết định 1405 ngày 11/9 của Bộ TT&TT. Địa phương không phát triển thêm phần mềm ứng dụng phòng, chống dịch khác, thống nhất dùng chung ứng dụng phòng chống Covid-19 để thuận tiện nhất cho người dân.
Tại sao chưa thể cấp Hộ chiếu vắc xin? Hộ chiếu vắc xin ở Việt Nam chưa thể cấp thí điểm theo lộ trình do vấn đề triển khai ký số xuống các địa phương. Theo thông tin từ Bộ Y tế, Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) đã có buổi làm việc với các cơ quan của Bộ TT&TT, và đơn vị phát triển là Tập đoàn Viettel trong...