Hộ chiếu gắn chip điện tử mang lại lợi ích như thế nào?
Sử dụng hộ chiếu gắn chip điện tử sẽ tạo thuận lợi cho công dân khi làm thủ tục xuất nhập cảnh qua cổng kiểm soát tự động Nhiều nước coi hộ chiếu gắn chip điện tử là một trong những điều kiện để ưu tiên xét cấp visa.
Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 73 quy định về mẫu hộ chiếu, giấy thông hành và các biểu mẫu liên quan. Theo đó, từ ngày 14/8 tới, Việt Nam sẽ sử dụng mẫu hộ chiếu mới có gắn chip.
Mẫu hộ chiếu gắn chip điện tử sẽ có chíp điện tử được đặt trong bìa sau. Bên cạnh đó, màu bìa của hộ chiếu phổ thông sẽ đổi từ màu xanh hiện hành sang màu xanh tím.
Hộ chiếu ngoại giao mẫu mới dùng trang bìa màu nâu đỏ, hộ chiếu công vụ dùng trang bìa màu xanh lá cây đậm.
Toàn bộ nội dung, hình ảnh in trong hộ chiếu được thực hiện bằng công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo an, chống nguy cơ làm giả và đạt tiêu chuẩn ICAO (Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế).
Theo Thông tư mới ban hành, hộ chiếu và giấy thông hành được cấp trước ngày 1/1/2022 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn ghi trong các giấy tờ này, đồng nghĩa không nhất thiết đổi sang hộ chiếu gắn chip điện tử. Mặc dù vậy, hộ chiếu gắn chip điện tử sẽ mang lại nhiều lợi ích.
Video đang HOT
Hộ chiếu gắn chip điện tử có tác dụng gì?
Hộ chiếu gắn chip điện tử sẽ mang lại nhiều lợi ích.
Chip điện tử trong hộ chiếu lưu thông tin được mã hóa của người mang hộ chiếu và chữ ký số của người cấp. Chip có thể lưu trữ đặc điểm sinh trắc học, ảnh hay thông tin cá nhân của công dân.
Sử dụng hộ chiếu gắn chip điện tử sẽ tạo thuận lợi cho công dân khi làm thủ tục xuất nhập cảnh, cũng như tạo điều kiện cho việc xét cấp thị thực (visa) của các nước được dễ dàng hơn.
Cụ thể, công dân Việt Nam sử dụng hộ chiếu gắn chíp điện tử khi đến các nước miễn thị thực nhập cảnh sẽ được xuất cảnh, nhập cảnh qua cổng kiểm soát tự động.
Việc kiểm soát xuất nhập cảnh bằng cổng kiểm soát tự động cũng rút ngắn thời gian làm thủ tục, giảm được thời gian xếp hàng, tránh tình trạng ùn ứ tại các cửa kiểm soát, các cổng đi lại như hiện nay.
Người dân có thể yên tâm rằng hộ chiếu gắn chip điện tử có độ bảo mật cao hơn khi chỉ có máy đọc chuyên dụng mới đọc được các thông tin được lưu trong chip tích hợp.
Mặt khác, hộ chiếu gắn chip điện tử là một tiêu chuẩn nâng cấp giá trị của hộ chiếu đối với quốc tế. Nhiều nước coi hộ chiếu gắn chip điện tử là một trong những điều kiện để ưu tiên xét cấp visa.
Châu Âu chính thức áp dụng hộ chiếu vắc xin điện tử
Chứng nhận Covid kỹ thuật số châu Âu (EUDCC) chính thức có hiệu lực từ hôm nay (1/7), đối với tổng cộng 27 nước thành viên EU và một số nước đối tác khác tại châu Âu.
6 nước thành viên EU còn lại dự kiến triển khai chứng nhận trong tháng này, còn Hà Lan, Malta và Thụy Điển đã khởi động từ hôm nay (1/7), sẽ bắt đầu cấp và xác minh các chứng chỉ du lịch Covid-19 đầu tiên đến cuối ngày.
"Hộ chiếu vắc xin điện tử" cho phép người dân từ 27 nước EU sử dụng smartphone để chứng minh họ đã tiêm vắc xin, xét nghiệm âm tính hoặc khỏi bệnh. Nó dành cho cả người dùng Android và iPhone. Máy quét tại sân bay sẽ đọc mã QR từ smartphone của hành khách, xác minh người này đáp ứng một hoặc nhiều hơn một tiêu chuẩn cần thiết để di chuyển.
Theo BBC, ngoài 27 nước thành viên EU, hộ chiếu còn được công nhận tại Thụy Sỹ, Ireland, Nauy và Liechtenstein. Công dân EU và cả những người không phải công dân EU nhưng đang cư trú hợp pháp tại các nước thành viên có thể tải về miễn phí chứng nhận hoặc xin bản giấy.
Về bản chất, hộ chiếu là tài liệu 1 trang, được thiết kế cho công dân EU đã tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin Covid-19 được Cơ quan Dược Châu Âu phê chuẩn, đó là Pfizer, Moderna, Astra Zeneca và Janssen. Những người đã khỏi bệnh trong 6 tháng qua cũng như xét nghiệm âm tính với Covid-19 trước chuyến đi cũng được cấp chứng nhận.
EU cho biết, chứng nhận cho phép người dân nhập cảnh vào các nước thành viên dễ hơn nhờ quy trình xác nhận nhanh chóng, ngăn ngừa việc sử dụng chứng nhận giả. Người giữ hộ chiếu vắc xin điện tử không phải là đối tượng xét nghiệm hay cách ly khi di chuyển trong EU.
Quyền riêng tư là một khía cạnh quan trọng trong giấy chứng nhận. Mã của mỗi người chứa một mã định danh độc nhất, cùng một liên kết dẫn tới cơ quan có thể xác minh trạng thái của họ. Nó có thể là cơ sở dữ liệu do một tổ chức y tế, bệnh viện hay trung tâm xét nghiệm đang giữ. Máy quét xác minh mã có hiệu lực và thông qua cửa kiểm tra nhưng không giữ lại bất kỳ dữ liệu nào.
EU đang nỗ lực để chứng nhận điện tử của mình tương thích với một số chứng nhận tương tự khác tại các nước không nằm trong khối. Vắc xin là chìa khóa để tái mở cửa các quốc gia do chúng giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm, giảm nhẹ triệu chứng nếu bị nhiễm bệnh và giảm nguy cơ lây bệnh cho người khác.
EU kêu gọi cấm nhận dạng khuôn mặt trong không gian công cộng Các cơ quan quản lý bảo vệ dữ liệu của Liên minh châu Âu (EU) đã kêu gọi một lệnh cấm chung đối với việc sử dụng AI để nhận dạng khuôn mặt cùng các "tín hiệu sinh trắc học và hành vi" khác trong không gian công cộng. Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu Châu Âu (EDPB) và Giám sát Bảo vệ...