Hổ, báo, sư tử vẫn phải xếp sau chó hoang về tỷ lệ săn mồi thành công, nguyên do là gì?
Là những con vật đứng đầu chuỗi thức ăn trong thế giới động vật nhưng hổ, báo, sư tử vẫn phải ngậm ngùi xếp sau chó hoang về tỷ lệ thành công khi đi săn mồi.
Trong tự nhiên, nhắc đến việc săn mồi thì những con vật như hổ, báo, sư tử luôn được gọi tên đầu tiên vì sự dũng mãnh cũng như vị trí đứng đầu chuỗi thức ăn trong thế giới động vật. Tuy nhiên, một điều ít ai biết được, đó là xét về tỉ lệ thành công khi đi săn mồi thì những con vật này vẫn phải xếp sau 1 loài tưởng như nhỏ, yếu hơn chúng – chó hoang.
Được biết, chó hoang, đặc biệt là chó hoang châu Phi là loài động vật săn mồi khét tiếng, mỗi một con đều sở hữu kỹ năng cá nhân, tính kỷ luật, gắn kết cực kỳ cao. Do đó, khi bước vào một cuộc săn, chúng luôn tràn đầy sự tự tin, dẻo dai, bền bì, cơ hội đến là sẽ lập tức thực hiện cú cắn quyết đinh kết liễu con mồi. Có thể bạn chưa biết, cú cắn của chó hoang được xếp vào hàng mạnh nhất trong tất cả các loài động vật có vú.
Chó hoang đang lùa con mồi
Cụ thể hơn về sức mạnh của chó hoang, các chuyên gia cho biết thị lực và sức khỏe của chó hoang tốt đến mức chúng có thể truy đuổi con mồi liên tục trong bán kính 8 km với tốc độ nhanh nhất có thể lên đến 66 km/h. Vì chúng quá bền bỉ nên con mồi một khi bị nhắm đến sẽ chạy đến kiệt sức rồi gục ngã, trở thành bữa ăn của chó hoang. Loài này thường đi săn theo đàn khoảng 20 con, cùng nhau hạ gục con mồi lớn hơn chúng nhiều lần như ngựa vằn, linh dương đầu bò rồi chia sẻ thức ăn cho nhau.
Chó hoang tập trung săn mồi
Thông thường, các con chó săn khi săn sẽ phối hợp nhịp nhàng với nhau để tách con mồi to lớn khỏi đàn rồi hợp sức tấn công, kết liễu con mồi nhanh chóng. Thời tiết bình thường là lúc săn mồi lý tưởng nhất của chó hoang còn khi bước vào mùa khô hạn, kỹ năng của chó hoang sẽ bị hạn chế, kéo theo tỷ lệ săn mồi thành công giảm đáng kể.
Video đang HOT
Tại sao sư tử và linh cẩu luôn tỏ ra bất hòa với nhau?
Mối quan hệ giữa linh cẩu và sư tử luôn là một trong những chủ đề nóng trong nghiên cứu động vật học.
Cả linh cẩu và sư tử đều sống ở lục địa châu Phi, và cả hai đều là loài ăn thịt. Trên thực tế, mối quan hệ giữa chúng thực sự vô cùng căng thẳng.
Mối quan hệ giữa linh cẩu và sư tử
Cả linh cẩu đốm và sư tử đều là động vật có tập tính xã hội, cả hai đều có thể săn những con mồi lớn thông qua phân công lao động và hợp tác. Môi trường sống của linh cẩu đốm và sư tử cũng hoàn toàn trùng lặp, tập tính của chúng cũng có nhiều điểm giống nhau nên hai bên thường xuyên xảy ra xung đột. Đàn sư tử thường bao gồm một đến ba con đực và một số con cái, trong khi đàn linh cẩu là quần thể do con cái thống trị.
Linh cẩu có thể được mô tả là một loài động vật có cơ thể "giống chó" và giải phẫu "giống mèo", nhưng bản thân nó thực sự là một sinh vật độc nhất vô nhị. Linh cẩu là một họ riêng biệt trong bộ Carnivora (Bộ Ăn thịt). Họ này chứa bốn loài hiện có: Linh cẩu đốm, linh cẩu nâu, sói đất và linh cẩu sọc.
Ngoài ra, so với sư tử, linh cẩu có kích thước nhỏ hơn nhưng số lượng nhiều, sư tử là loài mèo lớn nhất ở châu Phi và có kích thước khổng lồ nên sư tử còn được gọi là anh cả của châu Phi, linh cẩu đốm còn được gọi là anh hai của châu Phi. Ngoài ra, cả hai loài vật này cũng đang ở trong một mối quan hệ cạnh tranh.
Linh cẩu đốm được coi là loài có năng lực đối đầu với sư tử, linh cẩu đốm chạy rất nhanh, tốc độ tối đa 60 km/h, có thể sánh ngang với sư tử, và thực tế là chúng có thể đuổi theo sư tử trên đồng cỏ.
Sau hổ, sư tử là loài mèo lớn thứ 2 thế giới. Sư tử đực nặng trung bình khoảng 180kg, trong khi sư tử cái nặng trung bình khoảng 130kg. Con sư tử nặng nhất được ghi nhận có trọng lượng lên tới 375kg. Chúng thường sống ở xavan và thảo nguyên chứ không sống trong những khu rừng rậm rạp.
Ngoài ra, linh cẩu đốm có tinh thần liều lĩnh và tinh thần hợp tác cao, chúng có thể tạo thành một nhóm mạnh để cùng nhau chống lại sự tấn công của sư tử. Linh cẩu đốm, giống như sư tử, thường nghỉ ngơi vào ban ngày và kiếm ăn vào ban đêm, điều này khiến cả hai thường tranh giành con mồi.
Mối quan hệ giữa linh cẩu đốm và sư tử thực sự khá phức tạp. Mặc dù hai loài này thường tấn công lẫn nhau, nhưng chúng cũng có khả năng cùng tồn tại. Các nhà khoa học đã quan sát thấy rằng linh cẩu đốm và sư tử ở một số khu vực có thể cùng tồn tại hòa bình mà không can thiệp vào cuộc sống của nhau.
Sư tử có tập tính xã hội khác biệt so với các loài họ mèo còn lại với lối sống theo bầy đàn. Các nhóm sư tử cái thường đi săn cùng nhau, chủ yếu săn những loài động vật móng guốc lớn.
Vì sao linh cẩu đốm bị sư tử ghét?
Linh cẩu đốm và sư tử đóng vai trò sinh thái khác nhau trên đồng cỏ châu Phi, tuy nhiên mục tiêu săn mồi của chúng lại giống nhau. Sư tử là loài săn mồi hàng đầu trên đồng cỏ, chủ yếu săn các loài thú lớn và vừa như linh dương đầu bò, ngựa vằn và trâu rừng. Và những con vật này tình cờ lại là con mồi chính của linh cẩu đốm nên giữa hai bên cũng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn.
Hốc sinh thái đề cập đến tình trạng và vai trò của một loài trong hệ sinh thái, bao gồm thức ăn, môi trường sống và cách sống. Sư tử và linh cẩu đốm có những hốc tương tự trong hệ sinh thái đồng cỏ.
Linh cẩu có thể tự đi săn mồi, nhưng thường chúng sẽ theo sư tử, báo... và cướp lấy thức ăn của chúng.
Sư tử là loài động vật "kén chọn", cần nhiều thịt để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày, linh cẩu đốm cũng vậy, nhưng nếu cuộc săn mồi thất bại, chúng sẽ chọn cách tìm xác của các loài động vật khác để ăn.
Ở những vùng lãnh thổ chồng lấn, số lượng con mồi bị hạn chế nên mâu thuẫn giữa hai bên lại càng diễn ra sâu sắc bởi linh cẩu sẽ tìm và ăn thức ăn thừa của kẻ khác, không những thế, chúng còn lập thành các băng nhóm chuyên đi cướp con mồi của sư tử.
Để cảm nhận rõ sự ghét nhau tới mức không đội trời chung của hai loài này, chúng ta có thể theo dõi qua bộ phim Lion King (Vua sư tử). Một tài liệu từ ghi chép, năm 1999, quần thể sư tử và linh cẩu đã giao chiến quyết liệt suốt hai tuần ở Ethiopa và đây là những cuộc chiến đẫm máu.
Sư tử là động vật xã hội, thường xuất hiện theo đàn, săn những con mồi lớn thông qua phân công lao động và hợp tác. Linh cẩu đốm cũng đi săn theo nhóm và là những thợ săn có tính hợp tác cao. Các nhóm linh cẩu đốm thường tạo thành một nhóm gồm hàng chục cá thể, hợp tác chặt chẽ và săn mồi thông qua hợp tác chiến thuật.
Cách hợp tác hiệu quả hơn này mang lại cho linh cẩu đốm một lợi thế lớn và khiến chúng trở thành một trong những kẻ săn mồi hung hãn nhất trong số các loài ăn thịt.
Một khi tìm thấy một con linh cẩu đốm, đàn sư tử chắc chắn sẽ dựa vào lợi thế về sức mạnh và kích thước của chính mình để giết chết nó.
Theo National Geographic, sư tử và linh cẩu là loài săn mồi thường có sự trùng lặp trong môi trường sống cũng như con mồi mà chúng săn. Chính vì thế, chúng thường đối đầu nhau trong những cuộc chiến giành lãnh thổ và thức ăn.
Khi hai bên đánh nhau, sư tử thường chiếm thế thượng phong, bởi vì có sự khác biệt rõ ràng về đặc điểm sinh lý của linh cẩu đốm và sư tử. Sư tử là những con mèo lớn mạnh mẽ với móng vuốt và hàm răng sắc nhọn có thể dễ dàng đẩy lùi những kẻ săn mồi khác.
Trong khi đó, linh cẩu đốm kém hơn một chút so với sư tử về kích thước và sức mạnh, nhưng chúng có kỹ năng săn mồi độc nhất vô nhị và lực cắn mạnh, đồng thời cũng có thể trong thời gian ngắn giết chết một con sư tử.
Theo các chuyên gia, trong một cuộc đối đầu một đối một, linh cẩu chắc chắn không phải là đối thủ của sư tử. Thông thường cần tới 3 con linh cẩu mới có thể hạ gục một con sư tử. Sư tử có kích thước lớn gấp 3-4 lần linh cẩu, nhưng đàn linh cẩu biết cách sử dụng chiến thuật để quây đánh sư tử. Một đàn linh cẩu có thể chiến thắng và giết chết sư tử khi một cá thể trong đàn bị tấn công nhờ vào số đông.
Đàn sư tử hợp sức kéo con lợn bướu ra khỏi hang Con lợn hoang gần như không có cơ hội phản kháng trước sức mạnh của vua sư tử. Khi mà cây cối bắt đầu trở nên cằn cỗi, đất đai khô hạn và từng cơn gió lạnh kéo đến cũng là thời điểm hoàn hảo để cho các loài động vật săn mồi ở châu Phi bắt đầu hành động. Nhờ "nắm bắt...