Hổ ăn thịt người bị giam cầm suốt đời
Một con hổ được cho là đã ăn thịt 3 người sẽ phải dành phần đời còn lại sau song sắt, các nhà chức trách Ấn Độ cho rằng con vật này quá nguy hiểm để được phép sinh sống tự do.
Con hổ đực 5 tuổi, từng nhiều lần tấn công gia súc, đã lang thang hơn 500 km từ phía tây bang Maharashtra tới quận Betul của bang Madhya Pradesh vào năm 2018.
“Chúng tôi đã cho nó một số cơ hội để tái hoang dã nhưng con hổ vẫn quay lại thói quen ăn thịt người”, S.K. Mandal – giám đốc cơ quan bảo vệ động vật hoang dã của bang Madhya Pradesh, cho biết. “Lựa chọn duy nhất còn lại là đặt nó trong điều kiện nuôi nhốt để đảm bảo cả hổ và người đều an toàn.”
Con hổ – được truyền thông Ấn Độ đặt biệt danh là “gã lang thang” hay “kẻ du mục”, đã bị bắt giữ lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2018 sau một hành trình dài và bị giam cầm trong 2 tháng.
Sau khi được gắn chip theo dõi, “gã lang thang” được thả vào một khu bảo tồn hổ và công viên quốc gia.
Tuy nhiên, các nhà chức trách cho biết nó liên tục “đi lạc” và đi săn gần các khu dân cư, tấn công gia súc và con người.
Vào thứ Bảy tuần trước, con hổ này đã bị bắt giữ và chuẩn bị được đưa tới sở thú thành phố Bhopal – thủ phủ của bang Madhya Pradesh.
“Đôi khi nó sẽ thích nghi với môi trường mới. Chúng tôi sẽ theo dõi hành vi của nó”, giám đốc Công viên Quốc gia Van Vihar – Kamlika Mohanta, cho biết. “Cho đến bây giờ, nó vẫn bị biệt giam. Chúng tôi sẽ quyết định sẽ đưa nó tới một sở thú hoặc một công viên có rào chắn.”
Nạn phá rừng đã thu hẹp môi trường sống của các loài động vật, làm gia tăng các vụ đụng độ giữa con người và động vật hoang dã.
Theo thống kê của chính phủ Ấn Độ, gần 225 người đã thiệt mạng sau các cuộc tấn công của hổ giữa năm 2014 và 2019.
Trong khi đó, dữ liệu cho thấy hơn 200 con hổ đã bị giết bởi những kẻ săn trộm hoặc bị điện giật trong khoảng thời gian từ 2012 đến 2018.
Ấn Độ là nơi sinh sống của khoảng 70% số lượng hổ trên thế giới. Năm ngoái, chính phủ Ấn Độ cho biết số cá thể hổ đã tăng lên 2.967 vào năm 2018 từ mức thấp kỷ lục 1.411 trong năm 2006.
Giun ăn thịt khổng lồ hoành hành ở châu Âu, có thể "quét sạch" 20% giun đất bản địa
Sự sinh sôi nảy nở của một loài giun ngoại lai có nguồn gốc từ Argentina đang là mối đe dọa lớn đối với các loài động vật hoang dã bản địa ở châu Âu.
Loài giun dẹp này có tên khoa học Obama nungara, vô tình được nhập vào châu Âu qua việc mua bán cây cảnh và hiện đã có mặt 72 trên 96 vùng đô thị của Pháp, cũng như nhiều nước khác trong khu vực.
Theo các nhà sinh vật học, loài giun khổng lồ, ăn thịt này có thể dài tới 40 cm và đã thâm nhập vào tất cả các khu vườn trên khắp nước Pháp.
Dù kích thước lớn, thế nhưng sinh vật lạ thường này lại không được ai chú ý đến trong nhiều năm qua. Phải đến năm 2013 nhà nhiên học nghiệp dư Pierre Gros mới chú ý và chụp nhiều bức hình về loài vật xâm thực này.
"Những bức ảnh này được gửi qua email của nhiều người rồi mới đến với tôi. Tôi nhìn vào ảnh và ngạc nhiên "Ô, điều này là không thể - chúng ta không có loài động vật này ở Pháp", Giáo sư Jean-Lou Justine, một nhà động vật học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Pháp nói với tờ The Independent.
Giun đầu búa khổng lồ có thể dài tới 40cm. Ảnh: Internet
Ban đầu, Giáo sư Justine nghĩ những bức ảnh của Gros là một trò đùa, đặc biệt là khi chỉ vài tuần sau Gros lại gửi cho ông hình ảnh của hai loài giun dẹp kỳ lạ khác được cho là tìm thấy trong khu vườn của anh.
Tuy nhiên, bản năng của một nhà khoa học khiến Giáo sư Justine quyết định đánh giá quy mô của vụ xâm thực động vật này. Kết quả là sau 5 năm nghiên cứu, ông đã ghi nhận được hơn 100 trường hợp về việc thấy loài giun ăn thịt nói trên, trên khắp nước Pháp. Đặc biệt, có một nhân chứng cho biết ông đã thấy loài sinh vật này từ năm 1999.
Chúng chuyên ăn thịt ốc sên, giun đất và một số loài động vật không xương sống khác bằng cách nuốt chửng con mồi.
Các nhà sinh vật học Anh cảnh báo loài ngoại lai gây hại này có thể "quét sạch" 20% số lượng giun đất bản địa. Đó sẽ là mất mát lớn đối với ngành nông nghiệp bởi giun làm tăng độ tơi xốp, phì nhiêu cho đất và được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, chúng còn giúp giảm nguy cơ ngập úng vì đào bới đất, hỗ trợ thoát nước.
Vũ Đậu
Theo doisongphapluat.com
Sư tử biển hợp tác cùng cá mập, cá voi vây bắt đàn cá mòi khổng lồ Trong chưa đầy một giờ, những kẻ săn mồi này đã hợp tác với nhau và ăn thịt hàng tấn cá mòi.