HN: Thả cá chép sớm vì sợ ông Táo… “tắc đường”
Ngày 23/1 mới là ngày chính tiễn “ông Công, ông Táo” về trời, nhưng ngay từ chiều tối 22/1, nhiều người dân Thủ đô Hà Nội đã làm lễ phóng sinh cá chép. Người dân quan niệm rằng, thả cá chép đỏ trước 1 ngày để ông Táo về chầu trời sớm, tránh tình trạng “ tắc đường”.
Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên ghi lại cảnh người dân Hà Nội thả cá chép vào ngày 22/1:
Ngay từ chiều ngày 22/1, nhiều người dân đã làm lễ hóa vàng, ra Hồ Tây thả cá chép đỏ để ông Táo về chầu trời sớm.
Theo quan niệm dân gian, cá chép đỏ là phương tiện đi lại chính của ông Táo khi về trời.
Bà Nguyễn Thị Lan, 50 tuổi, ở quận Tây Hồ mang 8 con cá chép đỏ ra phóng sinh ở Hồ Tây. Bà Lan cho hay, do ngày mai gia đình về quê ở Hà Nam nên bà làm lễ thả cá chép đỏ trước 1 ngày.
Bà Trần Thúy Nga, 55 tuổi, ở quận Hoàn Kiếm làm lễ phóng sinh cá chép đỏ ở Hồ Tây. Bà Nga quan niệm rằng, thả cá chép đỏ trước 1 ngày, ông Táo sẽ được về chầu trời sớm, không gặp phải cảnh “tắc đường”.
Em Đăng Thanh Tùng (5 tuổi) cùng bố mẹ ra Hồ Tây phóng sinh cá chép đỏ.
Một em gái theo bố mẹ ra thả cá chép ở Hồ Tây
Video đang HOT
Phần lớn người dân đều chọn cá chép đỏ để phóng sinh tiễn ông Táo về trời.
Tại Hồ Gươm, nhiều người dân cũng mang cá chép đỏ ra phóng sinh.
Anh Trần Văn Tùng, 35 tuổi (ở Phúc Xá, quận Ba Đình) vì bận công việc làm ăn nên anh đã làm lễ cúng ông Táo trước 1 ngày. Anh Tùng mang hai đôi cá chép đỏ ra phóng sinh ở sông Hồng.
Sau khi làm lễ hóa vàng, người dân thường mang hương và tro tàn rắc xuống nước với mong muốn mọi điều ước nguyện sẽ thành hiện thực
Để bảo vệ môi trường, nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã ra cầu Long Biên dâng cao khẩu hiệu “Thả cá xin đừng thả túi nilon”.
Tuy nhiên, tại khu vực Hồ Tây, nhiều người dân sau khi mang cá chép phóng sinh đã vất rác bừa bãi, gây ô nhiễm nguồn nước.
Theo Khampha
Đẹp và chưa đẹp trong ngày tiễn ông Táo
Thả cá chép trong ngày lễ ông Công ông Táo là một nét đẹp trong văn hóa dân tộc. Bên cạnh những hình ảnh đẹp tiễn ông Táo về trời, đâu đó vẫn còn không ít hành động vô tình làm cho nét văn hóa này trở nên "xấu xí".
Có mặt trên cầu Chương Dương, Long Biên (Hà Nội) trong ngày 3/2/2013 (tức 23 tháng chạp), ai cũng dễ dàng bắt gặp cảnh người dân phóng rác bừa bãi sau khi thả cá chép, tro cốt, vàng mã xuống sông.
Tại cầu Chương Dương, chân hương, hoa cúng được người đàn ông này ném thẳng xuống sông Hồng
Sau ngày tiễn ông Công, ông Táo, bờ sông Hồng thành bãi rác
Cách đó không xa, dưới chân cầu Long Biên (quận Long Biên, Hà Nội), một phụ nữ vô tư thả chân hương, cành lộc xuống sông...
Thậm chí có người đứng trên câu thả tro xuống sông
Lan can cầu Long Biên thành nơi treo túi ni-lông sau khi những chú cá chép được phóng sinh
Còn dưới chân cầu, rác chất thành đống
Cùng lúc này, trên cầu Chương Dương, sư thầy Tịnh Giác (chùa Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội) và các học trò lặng lẽ thu gom túi ni-lông, đồng thời gửi lời cảm ơn tới những người khác đã cùng chung tay bảo vệ môi trường
Dưới bến sông, một số người dùng hộp nhựa, bát nhựa để thả cá chứ không dùng túi ni-lông
Trong khi đó, tại Hồ Giảng Võ, một số bạn trẻ tổ chức chương trình Cá xanh 2013 với nội dung đổi túi ni-lông lấy bao lì xì may mắn. Hành động này được rất nhiều người dân ủng hộ.
Câu slogan khá ấn tượng của nhóm bạn trẻ tại hồ Giảng Võ
Tại TP.HCM, ngày ông Công ông Táo năm nay, nhiều người chọn chùa chiền làm nơi phóng sinh cá chép. Theo họ, thả cá chép trong chùa vừa để những chú cá không bị những người săn cá bắt trở lại, đồng thời có thể bỏ túi ni-lông, rác thải đúng nơi quy định, góp phần bảo vệ môi trường
Theo 24h
Tai nạn liên hoàn, QL.1A kẹt xe gần 3 giờ Sáng nay, 18/1, một vụ tai nạn liên hoàn làm ba chiếc xe ô tô hư hỏng nặng, QL.1A kẹt xe nghiêm trọng gần 3 giờ đồng hồ. Khoảng 10 giờ sang, chiếc xe tải mang BKS: 51C-289.73 lưu thông hướng An Lạc đi Suối Tiên khi đến trước số 11, khu phố 1, phường Bình Hưng Hòa, Bình Tân, TP.HCM đã đâm...