HIU-thêm lựa chọn cho các bạn sinh viên yêu ngành thời trang
Thiết kế thời trang đang là ngành mà rất nhiều bạn trẻ muốn theo học. Muốn học ngành này bạn không chỉ cần có năng khiếu vẽ mà còn phải gặp được “thầy giỏi, trường hay” mới có thể trở thành một nhà thiết kế có phong cách riêng.
Khu vườn Romeo & Julliet nơi diễn ra các show thời trang của sinh viên HIU – Ảnh: HIU
Thỏa sức sáng tạo trong không gian lãng mạn
Nếu đã một lần đặt chân đến Tòa nhà Con tàu Tri thức HIU, tọa lạc tại số 215 Điện Biên Phủ, bạn sẽ không khỏi choáng ngợp và thích thú bởi không gian được décor lãng mạn, đẹp mắt nơi đây. Và khu vườn Romeo & Julliet là nơi được nhiều bạn trẻ yêu thích và check – in nhiều hơn cả. Đây cũng là nơi các thế hệ sinh viên ngành thiết kế thời trang chọn làm sân khấu cho các sàn diễn thời trang, Lễ bảo vệ đồ án tốt nghiệp… thu hút đông đảo giới trẻ và các nhà thiết kế tên tuổi tới tham dự. Tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích cho để các thế hệ sinh viên được gặp gỡ, giao lưu, và cũng là dịp để các bạn được làm quen, học hỏi kinh nghiệm từ các nhà thiết kế nổi tiếng.
Vậy đến với HIU, bạn không chỉ được học thời trang trên sách vở mà còn được thực hành, tự làm các bộ sưu tập, tự làm show và thực hành nghề ngay khi còn trên ghế giảng đường. Điều mà có lẽ ít bạn trẻ được trải nghiệm môi trường học tập thú vị như sinh viên Thiết kế thời trang HIU.
Thời trang đòi hỏi tính sáng tạo cao, muốn sáng tạo phải có nguồn cảm hứng, hiểu được điều đó nên các phòng học dành riêng cho sinh viên ngành Thiết kế thời trang cũng “lạ” và “khác biệt” hơn các không gian học tập khác. Bước vào các phòng thực hành, bạn trẻ sẽ như lạc vào thế giới thời trang muôn sắc màu, ở đó không chỉ có trang thiết bị hiện đại mà còn là nơi trưng bày các bộ sưu tập do các anh chị khóa trước. Nơi đây đã “sản sinh” ra nhiều NTK trẻ tài năng, có chỗ đứng trong làng thời trang Việt.
Với không gian khơi nguồn cảm hứng, cơ sở vật chất trang bị hiện đại, Đại học Quốc tế Hồng Bàng chắc chắn sẽ là nơi “chất” dành cho bạn trẻ có ước mơ trở thành NTK.
Học thời trang với các nhà thiết kế hàng đầu
Nếu như không gian lãng mạn mang đến cho bạn nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận, thì thầy giỏi sẽ cho bạn định hướng nghề nghiệp tốt, giúp bạn vững bước theo đuổi, chinh phục những nấc thang để đi đến thành công, trở thành những nhà thiết kế tên tuổi. Tại Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng, sinh viên ngành Thiết kế thời trang không chỉ được học với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, tận tâm với sinh viên, mà ở đây bạn còn thường xuyên được học nghề với những nhà thiết kế tên tuổi, trong đó có Nhà thiết kế Lê Sỹ Hoàng – một trong những “cây đại thụ” của làng thời trang Việt.
Video đang HOT
Thạc sĩ, NTK Lê Sỹ Hoàng là cố vấn ngành Thiết kế thời trang HIU
Không chỉ học trên lớp, sinh viên Thiết kế thời trang HIU còn được học qua các show thời trang, học qua các cuộc thi… nơi bạn có thể gặp gỡ được những tên tuổi trong làng thời trang như Tung Leo, NTK Minh Hà… Họ là những khách mời đặc biệt trong các show của sinh viên ngành Thiết kế thời trang HIU.
Lý do chọn ngành thời trang HIU của Quán quân Sakura Collection 2018
Năm 2018, Nguyễn Bình An – sinh viên ngành Thiết kế thời trang đã xuất sắc vượt qua rất nhiều ứng viên trong cả nước dành ngôi vị Quán quân cuộc thi “Sakura Collection 2018″. Chia sẻ thêm về lý do chọn ngành Thiết kế thời trang, Đại học Quốc tế Hồng Bàng – Nguyễn Bình An – Thủ khoa ngành Thiết kế thời trang năm 2018 bộc bạch: “Khi vừa tốt nghiệp phổ thông, em đã phân vân rất nhiều trong việc chọn trường, nhưng cuối cùng em chọn Đại học Quốc Tế Hồng Bàng vì lúc bấy giờ Hồng Bàng là trường đại học có tiếng về đào tạo Thiêt kê thời trang. Có điêu vì “Hot” nên điêm sàn khá cao, nên em phải trau dồi thêm khả năng vẽ cũng như trang trí, hàng ngày em phải chạy xe 20 km để đến lớp học vẽ, học 5 tiếng mỗi ngày trong suốt 2 tháng liền. Nhớ lại ngày ấy, vât vả nhưng giờ nhìn lại em thây thât xứng đáng”.
Không chỉ có cơ hội tham gia các cuộc thi lớn, được đi thực tế tại các công ty thời trang lớn trong nước. Ngoài ra, là sinh viên HIU các bạn sẽ còn có cơ hội được ra nước trải nghiệm một khóa du học tại nước ngoài.
Nguyễn Bình An (giữa) – Thủ khoa Kiến trúc 2018, tại Lễ bảo vệ Đồ án tốt nghiệp tháng 12.2018
Năm 2019, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng tuyển sinh theo 5 phương thức: Thi tuyển sinh do nhà trường tổ chức; xét tuyển học bạ THPT; xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia; xét tuyển đối với học sinh có quốc tịch nước ngoài hoặc học sinh Việt Nam học chương trình THPT nước ngoài và xét kết quả kỳ thi SAT (Scholastic Assessment Test). Trong đó, riêng ngành Răng Hàm Mặt và Y Khoa không áp dụng phương thức xét kết quả học bạ THPT.
Theo motthegioi
Thầy giáo 40 năm truyền cảm hứng môn Lịch sử
Bằng phương pháp giáo dục định hướng tư duy, mỗi tiết dạy của thầy Huỳnh Quang Lâm (Tổ trưởng tổ Sử - Địa, Trường THPT chuyên Bạc Liêu) luôn thu hút học trò. Thầy đã tự mình thực hiện những chuyến đi trải nghiệm nhiều nơi trong cả nước để học hỏi, rèn nghề, tạo nguồn cảm hứng trong dạy học.
Thầy Huỳnh Quang Lâm bên học trò
Mỗi chuyến đi là bài học đáng giá
Sinh tại tỉnh Trà Vinh, nối nghiệp truyền thống gia đình, thầy Huỳnh Quang Lâm chọn cho mình con đường làm nhà giáo. Gần 40 năm đứng trên bục giảng là từng ấy thời gian thầy nỗ lực đem tất cả những kiến thức có được để truyền dạy cho học trò. Là giáo viên dạy Sử, thầy nhận thấy yếu tố đi thực tế tìm hiểu các di tích lịch sử đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho quá trình giảng dạy. Đối với thầy, được đi là được mở mang nhiều kiến thức ngoài sách vở, tiếp thu nhiều bài học mới mẻ để truyền dạy cho học sinh.
Mỗi khi đến kì nghỉ lễ hoặc vào hè, có nhiều thời giờ rảnh rỗi, thầy đều đặn xách ba lô rong ruổi đi thăm người thân, khám phá vùng đất mới, thăm lại các vùng đất cũ để cảm nhận và tích lũy bài học mới. Có khi là xe máy, khi thì xe hơi, có khi đồng hành với bạn đời, có khi đi một mình... Những cuộc hành trình ấy đã bồi đắp kĩ năng sống hữu hiệu. Thầy sợ nhất là một ngày nào đó "chân không cho đi".
Thầy Huỳnh Quang Lâm cho biết: "Khám phá các di tích lịch sử là để mở ra hướng nghiên cứu mới cho việc giảng dạy của người giáo viên. Kết hợp song song giữa trường học và trường đời để minh họa bài học sẽ sống động hơn".
Một trong những chuyến đi đáng nhớ nhất của thầy là về miền Trung, cách đây 10 năm. Lúc đó thầy đi xe máy từ Bạc Liêu ra Quảng Trị để đến Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn. Điều thầy mong muốn trong hành trình hơn 1.000km này là thắp hương tưởng niệm cho những người hi sinh cho quê hương, trong đó có người anh của thầy, vào đúng ngày 27/7.
Không còn bao lâu nữa, thầy Huỳnh Quang Lâm sẽ nghỉ hưu, nhưng thầy vẫn tâm huyết với những chuyến đi tìm hiểu lịch sử, chú trọng thay đổi tư duy dạy Sử bằng những lần thăm di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng.
Thầy Lâm chuẩn bị một chuyến đi dã ngoại
Học chính mình và từ học trò
Về Trường THPT chuyên Bạc Liêu giảng dạy từ năm 1992, xây dựng tinh thần mở trong giáo dục, thầy Lâm đã gắn bài học với thực tiễn bằng cách tổ chức cho học sinh tham gia chương trình do thầy sáng lập có tên là "Chương trình giáo dục cộng đồng". Theo đó, mỗi nhóm học sinh sẽ theo thầy, đạp xe đến những miền quê trải nghiệm cuộc sống vất vả của người nông dân. Sau khoảng 8 năm hoạt động, chương trình đã gắn kết mối quan hệ thầy trò hiệu quả, đặt những viên gạch đầu tiên cho việc dạy và học đổi mới.
Ở những tiết học trên lớp, thầy rất ít cho học sinh ghi chép, thay vào đó khi thầy giảng, học sinh chỉ cần tập trung lắng nghe. Bài học của thầy không hề khô khan, không bị ràng buộc đóng khung trong sách giáo khoa. Phương pháp dạy học của thầy là định hướng cho học sinh tự học, tự đọc sách và tìm kiếm các nguồn tài liệu, từ những kiến thức cơ bản đến phân tích các kiến thức đó để các em hiểu sâu vấn đề.
Theo quan điểm dạy học mới, thầy Lâm nhấn mạnh đến quá trình trao đổi kiến thức giữa thầy và trò. Người thầy phải tích cực tiếp nhận những sản phẩm tư duy của học sinh, lấy đó làm nguồn cổ vũ tinh thần cho người học. Qua đó tay nghề người dạy cũng sẽ được nâng cao hơn. Người thầy không ngừng học hỏi là người thầy biết lắng nghe, biết ghi nhận những tư duy khác biệt của học sinh.
"Giáo viên là người ghi điểm chứ không phải cho điểm học sinh. Người thầy tham gia vào sự tiến bộ của học sinh, giúp các em có động lực phấn đấu hình thành bản lĩnh trong học tập. Tạo mối quan hệ hợp tác thầy - trò sẽ khắc phục được cách dạy cho và nhận mà thay bằng trao và đổi. Điều đó giúp cho người thầy học lại từ chính mình và học từ chính học trò", thầy Lâm phân tích.
Lớp học của thầy Lâm không nặng về điểm số, thầy tôn trọng từng ý kiến của người học, các em có thể trình bày những suy nghĩ của mình về bài học. Thầy trở thành người điều khiển, quan sát năng lực học tập cá nhân, cũng như cách làm việc nhóm của các em.
Dành tâm huyết cho giáo dục, đặc biệt là bộ môn Lịch sử, trong mỗi bài giảng thầy Lâm không quên lồng ghép vào đó kiến thức xã hội và những bài học thực tế trong những chuyến đi tìm hiểu lịch sử khắp mọi miền Tổ quốc. Càng yêu nghề bao nhiêu càng thôi thúc bước chân thầy rong ruỗi bấy nhiêu.
Thùy Trang
Theo giaoducthoidai
Thầy giáo không lương và lớp học cho "các cụ" giữa lòng hồ Thác Bà Lớp học "vỡ lòng" với những học sinh đã là bố mẹ, ông bà hằng ngày vẫn bi bô đánh vần từng con chữ giữa lòng hồ Thác Bà (Yên Bái) khiến những người ghé thăm nơi đây cảm thấy thú vị, xúc động. Điều đáng trân quý hơn, người thầy giáo đã ở cái tuổi "thất thập cổ lai hy" ngày này...