Hitachi nỗ lực mở rộng kinh doanh công nghệ thông tin tại châu Á
Tập đoàn Hitachi của Nhật Bản đã mua lại công ty FusioTech Holdings của Malaysia nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh công nghệ và thông tin tại khu vực châu Á.
(Nguồn: Kyodo)
Tập đoàn Hitachi Ltd. của Nhật Bản mới đây thông báo đã mua lại FusioTech Holdings, công ty phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) của Malaysia, trong nỗ lực nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh công nghệ và thông tin tại khu vực châu Á.
Trong thông báo đưa ra tuần trước, Hitachi cho biết đã “mua đứt” FusioTech Holdings từ ngày 1/4. Tuy nhiên, Hitachi không tiết lộ chi tiết của thương vụ này, như giá trị giao dịch. FusioTech Holdings, mới được thành lập hồi tháng 2/2020, là công ty con của Fusionex International Plc.
Video đang HOT
Fusionex International Plc, được thành lập năm 2005, là công ty dẫn đầu thị trường công nghệ AI và dự liệu lớn tại châu Á. Công ty này cung cấp dịch vụ phần mềm đăng ký dựa trên điện toán đám mây trong các lĩnh vực sản xuất, phân phối, logistic, thương mại điện tử và tài chính. Fusionex International Plc cũng đã xây dựng được một cơ sở dữ liệu khách hàng với hơn 11.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực.
Thông qua thương vụ mua bán này, Hitachi sẽ có được những kinh nghiệm chuyên môn của các kỹ sư AI và chuyên gia dữ liệu, cũng như “bí quyết” để giữ chân khách hàng của Fusionex.
Hitachi có kế hoạch đầu tư mạnh vào lĩnh vực công nghệ thông tin, trong đó chú trọng vào thị trường Bắc Mỹ và châu Á, như một phần trong kế hoạch hoạt động ba năm kéo dài từ nay đến năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2022./.
Minh Hằng
Thủ tướng yêu cầu sản xuất máy thở, ứng dụng CNTT cho đời sống và chống dịch
Thủ tướng vừa yêu cầu phải đẩy mạnh sản xuất máy thở, tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT, phát triển mạnh các ứng dụng tiện ích phục vụ đời sống người dân và phòng, chống dịch Covid-19.
Thủ tướng vừa yêu cầu phải đẩy mạnh sản xuất máy thở, tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT, phát triển mạnh các ứng dụng tiện ích phục vụ đời sống người dân và phòng, chống dịch Covid-19.
Thủ tướng vừa yêu cầu Bộ Công Thương, Y tế chủ động đẩy mạnh sản xuất trang thiết bị y tế, công cụ, vật tư trong đó có khẩu trang các loại, máy thở. Thủ tướng Chính phủ giao các Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trịnh Đình Dũng chủ trì hội nghị chuyên đề về vấn đề này. Bên cạnh đó, phải tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thực hiện việc hỗ trợ, viện trợ xuất khấu một số loại trang thiết bị, vật tư y tế, khẩu trang các loại, lưu ý thực hiện tốt việc hợp tác, hỗ trợ Lào, Campuchia và một số nước.
Thủ tướng đề nghị phải tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học cơ bản, chuyên sâu, ứng dụng để chế tạo, sản xuất sinh phẩm chẩn đoán, vật tư, trang thiết bị y tế cần thiết cho phòng, chống dịch.
Ngoài vấn đề trên, Thủ tướng cũng chỉ đạo phải tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT tin trong phòng, chống dịch bệnh. Theo đó, các Bộ TT&TT, Khoa học và Công nghệ, Y tế tiếp tục phát triển mạnh các ứng dụng tiện ích phục vụ đời sống người dân và phòng, chống dịch. Thủ tướng Chính phủ biểu dương các lực lượng khoa học công nghệ đã rất trách nhiệm, phối hợp tốt, hỗ trợ tích cực cho các lực lượng và người dân phòng, chống dịch trong thời gian qua.
Mới đây, Tập đoàn Vingroup công bố quyết định triển khai việc sản xuất máy thở các loại (xâm nhập và không xâm nhập) và máy đo thân nhiệt nhằm cung ứng cho thị trường Việt Nam theo lời kêu gọi của Chính phủ.
Phía VinGroup cho hay đã ký kết hợp đồng license với hãng Medtronic của Mỹ để được sử dụng thiết kế của họ cho Máy thở xâm nhập nhãn hiệu PB560, đồng thời bắt tay vào nghiên cứu Máy thở không xâm nhập dựa theo thiết kế do trường Đại học MIT (Mỹ) chia sẻ cho cộng đồng.
Ông Nguyễn Việt Quang, Tổng giám đốc Vingroup cho biết; "Chúng tôi dự kiến sẽ cung cấp các thiết bị này cho Bộ Y Tế Việt Nam với đúng giá thành linh kiện, và không tính tất cả các chi phí vận chuyển, thuế các loại, chi phí nhân công, sản xuất... vào giá thành. Trước mắt, chúng tôi sẽ tặng cho Bộ Y tế 5.000 máy thở Không xâm nhập để kịp thời phục vụ chống dịch. Ngoài ra với công suất của các nhà máy VinFast, VinSmart có thể sản xuất tới 45.000 máy thở không xâm nhập và 10.000 máy thở âm nhập mỗi tháng, chúng tôi có thể hỗ trợ các nhà sản xuất khác trên Thế giới để gia công thiết bị cho họ, hoặc cung cấp một phần nhu cầu - số lượng cụ thể phụ thuộc vào khả năng cung ứng linh kiện của các đối tác".
Sáng ngày 10/4, CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng cũng cho biết Bkav cũng sẽ sản xuất máy thở cho y tế. Máy thở PB 560 là loại máy gọn, nhẹ có chức năng cung cấp oxy và mô phỏng các hành động của hơi thở. Là thiết bị sống còn giúp các bác sĩ và bệnh nhân nặng chống chọi với Covid-19.
"Vào giữa Tháng 5 chúng tôi sẽ sản xuất xong máy mẫu đầu tiên, để có thể xin cấp phép sản xuất hàng loạt từ Bộ Y tế. Bkav cũng đã làm việc với chuỗi cung ứng sẵn có đang tham gia sản xuất Bphone. Hơn 9000 công nhân và 04 nhà máy trong hệ thống của chúng tôi đã sẵn sàng. Giả sử dịch bệnh COVID-19 có bùng phát, thì cùng với các nhà sản xuất nội địa khác tôi tin tưởng Việt Nam sẽ không lo thiếu máy thở. Không những thế chúng ta còn có thể xuất khẩu để hỗ trợ các quốc gia khác nếu dịch vẫn còn hoành hành" ông Nguyễn Tử Quảng cho hay.
Thái Khang
4 tháp 5G bị đốt phá tại Hà Lan Các cuộc tấn công tháp di động 5G không chỉ xảy ra tại Vương quốc Anh vì nghi ngại là nguồn tạo ra virus gây bệnh Covid-19. Tại Hà Lan, đã có 4 trụ 5G bị đốt trong tuần qua. Theo Reuters, tại Hà Lan, đã có 4 tháp 5G bị đốt phá trong tuần qua. Việc các tháp 5G bị tấn công...