Hình thức du học nào thích hợp với bạn?
Hiện nay trên cơ bản có tổng cộng 3 hình thức du học khác nhau. Vậy theo bạn thì mình sẽ hợp với cách du học nào?
Để du học thành công, không bị “gãy gánh” giữa đường, việc bạn lựa chọn hình thức du học phù hợp với năng lực, mong muốn của bản thân, hoàn cảnh gia đình cũng rất quan trọng. Tạm phân loại các hình thức du học kèm theo đặc điểm của từng loại để bạn lựa chọn cho mình một con đường du học phù hợp – an toàn.
Du học tự túc
Trong trường hợp này bạn chỉ cần có học lực khá hoặc trung bình, và gia đình có điều kiện kinh tế, có thể chu cấp cho bạn trong cả quá trình học, cộng với vốn ngoại ngữ ổn, sống tự lập được là có thể du học.
Tại sao lại thế? Đơn giản là bạn đem tiền đi học, các nước phát triển, các trường đại học, viện nghiên cứu ở nước ngoài họ rất muốn có nhiều sinh viên ở nước khác đến học để có nguồn thu và quảng bá văn hóa. Nên chỉ cần bạn đáp ứng được yêu cầu tối thiểu nhất đầu vào của họ thì bạn có thể học được nếu có đủ năng lực tài chính.
Ưu điểm: đi học theo con đường này bạn thường không phải chờ đợi lâu, được lựa chọn thoải mái chương trình và trường theo khả năng của mình.
Video đang HOT
Nhược điểm: rất tốn kém, nhiều trường là nơi kinh doanh giáo dục, chất lượng không được tốt, đi du học theo trường hợp này thường là học ở các trường không chất lượng lắm, nên cơ hội học cao hơn và việc làm sau này không cao. Bên cạnh đó, nhiều bạn do chưa có ý thức, gia đình có điều kiện, ra nước ngoài du học không có sự quản lý của gia đình, nhiều cám dỗ, nên dễ sa ngã, dính vào tệ nạn xã hội.
Ngoại lệ, có nhiều bạn rất giỏi, nhưng không muốn chờ đợi kiếm học bổng, gia đình có điều kiện kinh tế, nên các bạn chọn hình thức du học tự túc để tiết kiệm thời gian. Do có năng lực tốt nên các bạn này học ở những trường top trên, nên cơ hội học cao lên, kiếm việc làm do đó cũng rất cao.
Vừa học vừa làm
Đây là hình thức được nhiều bạn có học lực khá, ngoại ngữ tốt, có bản lĩnh, kinh nghiệm sống, khả năng tự lập và hòa nhập cao lựa chọn để đi du học. Tuy nhiên, với hình thức này bạn cũng cần sự hỗ trợ kinh tế ban đầu của gia đình, sau một thời gian, bạn đã ổn định cuộc sống và có thể tự lo cho mình.
Vừa học vừa làm không phải là dễ. Vì chỉ học không ở một nơi hoàn toàn xa lạ, và bằng một ngôn ngữ khác đã khó, nhưng khi bạn đi du học theo hình thức này, ngoài học bạn lại phải tự kiếm sống và trang trải cho những chi phí học tập, nên càng vất vả và khó hơn. Do đó, bạn phải có lực học tương đối, khả năng tiếp thu tốt để không bị “đuối” trên lớp, đồng thời vốn ngoại ngữ của bạn phải tốt, và nhất là bạn phải dùng được tiếng bản địa để có thể kiếm việc làm thêm và làm được việc.
Hình thức này thường được những bạn rất nghị lực, có hoàn cảnh kinh tế không được tốt lắm, nhưng lực học tốt lựa chọn. Hiện nay có rất nhiều du học sinh người Việt đang học ở Nhật, ở Phần Lan… theo hình thức này. Ngoài thời gian học tập trên trường, các bạn đi làm thêm bất cứ việc gì kiếm ra tiền một cách chân chính như bồi bàn, nấu ăn, dọn dẹp, bán sách.
Nhược điểm của hình thức này là người học rất vất vả, vì phải vừa học vừa làm, nên nếu không cố gắng và có năng lực thì dễ dẫn đến kết quả kém trong học tập, nghiên cứu, có người không tốt nghiệp được, phải bỏ học hoặc xuống khóa. Ngoài ra, nếu bạn không có sức khỏe tốt, không tự chăm sóc cho mình được thì cũng không nên chọn con đường này, vì nhiều người vừa học vừa làm thêm, nên mỗi ngày chỉ được ngủ 4 tiếng… Tuy nhiên, cũng có nhiều người thành công trên con đường này, và khi thành công họ rất trưởng thành, do có thời gian học tập, làm việc, tự lập cao nên vốn sống, kinh nghiệm làm việc, và ngoại ngữ của họ rất tốt.
Học bổng
Có thể nói đây là hình thức du học tối ưu nhất, nhưng cũng đòi hỏi cao nhất. Để được học bổng bạn phải thật xuất sắc cả về năng lực (kết quả học tập, nghiên cứu), ngoại ngữ tốt và có kinh nghiệm sống. Tuy nhiên, nó lại không quá khó và hiếm, ngày càng có nhiều du học sinh Việt Nam ra nước ngoài bằng con đường học bổng.
Bạn phải hiểu rằng, không tự nhiên mà một nước, một tổ chức, một trường… lại đài thọ cho bạn ra nước ngoài học, có thể đài thọ toàn phần (cả học phí, sinh hoạt phí và các chi phí khác) hoặc một phần. Và thường học bổng chỉ có một số lượng nhất định, nên tính cạnh tranh rất cao. Do đó, chỉ những ứng viên xuất sắc nhất mới nhận được học bổng. Một số học bổng nổi tiếng mà du học sinh Việt Nam nhiều người nhận được như Erasmus của Liên Minh Châu Âu, VFF của Mỹ, Mext của Nhật Bản… thường chu cấp cho bạn toàn bộ.
Về chương trình đào tạo, thường các học bổng được các nước và các tổ chức cấp gắn với một chương trình đào tạo tốt, có thể nói là rất tốt. Bạn cũng được tạo điều kiện học tập, nghiên cứu ở những trường, cơ sở đào tạo và nghiên cứu tốt nhất. Nên được học bổng, cho bạn cơ hội được học tập và nghiên cứu trong điều kiện mà ai cũng muốn.
Về kinh tế, nếu bạn đi bằng con đường này, và nhất là nhận được học bổng toàn phần, gia đình bạn sẽ chẳng phải lo lắng và chu cấp cho bạn. Vì bạn đã được cấp học phí, mỗi tháng lại được một khoản tiền nhất định cho sinh hoạt, và có thể bạn sẽ được cả vé máy bay khứ hồi (một lần sang, và một lần về sau khi kết thúc khóa học), chi phí sách vở, máy tính… Tùy theo mỗi loại học bổng, và nước học, nhiều du học sinh khi đi học bằng học bổng, sau khi về đều có một khoản tiền tiết kiệm kha khá.
Ngoài ra, nhiều chương trình học bổng bên cạnh mặt giáo dục, nghiên cứu khoa học, tổ chức cấp học bổng còn có mong muốn quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa nơi đó, nên người học được tạo điều kiện được đi tham quan, đi tham gia hội thảo, được đi đến các khu vực hoặc các nước khác… nên được học bổng, bạn còn có cơ hội được đi “ du lịch chất lượng cao” miễn phí và bổ ích. Ngay bản thân các bạn được học bổng, do không phải lo nghĩ về kinh tế, chỉ việc học và nghiên cứu, lại có tiền dư giả, nên thời gian rảnh họ có điều kiện để đi du lịch – “phượt” hơn các hình thức du học khác.
Theo Trithuc
Đổi mới quản lý giáo dục có chỗ còn hình thức
Sáng qua, tại hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện đổi mới quản lý giáo dục ĐH giai đoạn 2010 - 2012, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho rằng đã có sự thay đổi về nhận thức và tư duy; xóa bỏ một bước cơ chế xin cho; tạo lập một cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, ông Luận cũng nhận định nhiều hoạt động còn hình thức. Ví dụ như "ba công khai", vẫn còn một số trường làm cho có. Tại hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, ngoài hai điều kiện cứng là cơ sở vật chất và giảng viên, nên thêm tiêu chuẩn điều kiện đảm bảo các yêu cầu về quản lý.
Theo TNO
Nâng chất lượng sách giáo khoa: Hình thức cũng phải đẹp Muốn học sinh có niềm đam mê, hứng thú với việc học qua sách giáo khoa thì sách không chỉ hay về mặt nội dung mà hình thức cũng phải bắt mắt. Sách giáo khoa của Việt Nam còn chưa chú trọng đến hình thức để thu hút người học - Ảnh: Ngọc Thắng Nhiều chữ, hình ảnh xấu, hậu quả nặng nề...