Hình thành mạng lưới bảo vệ trẻ em
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao các ngành LĐTB-XH, y tế, phụ nữ, Đoàn TNCS lập nhóm hạt nhân để hình thành mạng lưới những người tham gia bảo vệ trẻ em ở xã phường.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP/Đình Nam
Chiều 22-3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về trẻ em, đã chủ trì cuộc họp của ủy ban. Thông tin tại cuộc họp cho thấy, năm 2018, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã tư vấn 27.407 trường hợp, hỗ trợ can thiệp 806 trường hợp. Tình trạng xâm hại, bạo lực trẻ em vẫn diễn ra ở hầu hết các tỉnh, thành phố, đặc biệt trong các cơ sở giáo dục, nhiều vụ việc gây bức xúc dư luận xã hội. Năm 2018 phát hiện 1.356 vụ với 1.479 đối tượng xâm hại 1.358 trẻ em, trong đó 1.087 vụ xâm hại tình dục. Tình trạng tai nạn thương tích và tử vong do tai nạn thương tích vẫn ở mức cao, nhất là tai nạn giao thông và đuối nước…
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đề nghị các thành viên ủy ban trao đổi thẳng thắn về những việc cần phải làm để bảo vệ trẻ em từ tính mạng, sức khỏe đến tình trạng xâm hại, bạo lực, bóc lột sức lao động, tệ nạn xã hội.
Video đang HOT
“Một năm vẫn có tới 2.000 trẻ em bị đuối nước; tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực học đường, trẻ em bị bóc lột sức lao động, bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, bị xâm hại, bị ảnh hưởng bởi những thói hư tật xấu của người lớn. Các cơ quan về bảo vệ trẻ em như ngành LĐTB-XH, giáo dục, y tế, thanh niên, phụ nữ, công an, tòa án… cần nhìn nhận đã làm được gì, hệ thống đã đủ hết chưa. Cần xác định rõ những việc nóng cần làm ngay để tạo chuyển biến thực sự, không thể cứ nói chung chung”, Phó Thủ tướng đặt vấn đề và giao các ngành LĐTB-XH, y tế, phụ nữ, Đoàn TNCS lập nhóm hạt nhân để hình thành mạng lưới những người tham gia bảo vệ trẻ em ở xã phường. Kêu gọi các tổ chức xã hội, mạng xã hội tham gia để vừa vận động tuyên truyền, phổ biến kiến thức, vừa hướng dẫn kỹ năng xử lý khi có vụ việc xảy ra.
Trong thời gian tới, các bộ, ngành thành viên cần chú trọng phòng ngừa, ngăn chặn các vụ bạo hành ở nhóm trẻ mẫu giáo, tiểu học; tình trạng bạo lực, xâm hại tình dục ở bậc THCS, THPT. Ngành công an lưu ý tình trạng sử dụng chất hướng thần gây nghiện trong một bộ phận học sinh; quyết liệt hơn trong phòng chống tai nạn đuối nước, không chỉ dạy bơi cho trẻ mà phải có các cảnh báo những khu vực ao hồ, sông suối nguy hiểm.
PHAN THẢO
Theo sggp
Rất cần rèn kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em
Vụ việc bé V.N.Q., 9 tuổi ở huyện Chương Mỹ bị kẻ xấu xâm hại và nhiều vụ quấy rối, xâm hại tình dục khác xảy ra gần đây khiến dư luận vô cùng lo lắng, phẫn nộ. Bảo vệ trẻ em trên đoạn đường từ nhà đến trường, ở lớp học, từ trường về nhà đang trở thành nỗi lo thường trực của không ít phụ huynh.
Cha mẹ dành nhiều thời gian cho con
Phân tích vụ việc bé V.N.Q. ở huyện Chương Mỹ, Cục trưởng Cục Trẻ em Đặng Hoa Nam nhận định: Em bé có kỹ năng phản ứng và phản kháng nhưng rất ngập ngừng nên đã bị kẻ xấu ép ngồi lên xe máy và chở đi đến vườn chuối xâm hại. Qua vụ việc này, trẻ em cần được tăng cường trang bị kiến thức và kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trong gia đình và cộng đồng.
Bởi hiện nay, môi trường sống có nhiều bất trắc và hiểm họa, kể cả tai nạn thương tích (đuối nước, tai nạn giao thông) và bạo lực xâm hại trẻ em. Trong trường hợp này, cha mẹ kết hợp với nhà trường và các tổ chức chính trị hướng dẫn cho trẻ, đặc biệt là giám sát thường xuyên các bé trong những hoạt động khi rời khỏi trường học, rời khỏi nhà.
Ảnh minh họa.
Để trẻ được đảm bảo an toàn khi đi học và từ trường về, theo TS Vũ Thu Hương - chuyên gia giáo dục thì trước tiên, các em nên đi học cùng nhau, đi theo nhóm, tuyệt đối không đi những đoạn đường vắng người. Trẻ em cũng phải được hướng dẫn trong tình huống gặp kẻ xấu dẫn dụ thì cần ứng xử, phản ứng ra sao.
Trẻ em nên được thực hành nhiều tình huống
Qua phân tích các vụ việc gần đây cho thấy, kỹ năng phòng chống xâm hại của trẻ chưa tốt. Trong khi đó, chương trình giáo dục giới tính hay môn Sinh học trong trường phổ thông có nội dung dạy kỹ năng phòng chống lại chưa đủ và không sát thực tế. Vì thế, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững Nguyễn Phương Linh đề nghị, tới đây, trong chương trình giáo dục phổ thông mới, những nội dung liên quan đến trang bị kỹ năng sống cần phải thực tiễn hơn và đưa ra một số tình huống để trẻ biết cách xử lý. Còn TS Vũ Thu Hương mong muốn có hẳn một môn học mang tên Ứng phó và phòng tránh các tai nạn, tình huống nguy hiểm như xâm hại, hỏa hoạn, ngập úng, đuối nước...
Trở lại vụ việc, ông Dương Trọng Minh - giáo viên trường Tiểu học Tiên Sơn (tỉnh Bắc Giang) sờ đùi, sờ mông hàng loạt học sinh lớp 5 nhưng không được coi là dâm ô, các chuyên gia trẻ em đề nghị nên điều chỉnh luật cho phù hợp với thực tiễn và khung hình phạt nặng hơn để răn đe.
Theo PGS.TS Trần Thành Nam - Trưởng khoa Các khoa học giáo dục, trường Đại học Giáo dục, hiện nay, trong luật chỉ có hai tội hiếp dâm và dâm ô thì không cụ thể và không bao hàm hết các hành vi. Vì vậy, cần phải có những văn bản dưới luật, trong đó cụ thể hóa các hành vi nào không được phép, cấm; hành vi nào là xâm hại tình dục; hành vi nào là hiếp dâm cùng những mức phạt tương đương đi tù.
Bên cạnh đó cũng cần có những bộ quy tắc của các ngành nghề khác nhau. Chẳng hạn, nhà trường quy định giáo viên không được tiếp học sinh trong nhà riêng, không tiếp học sinh trong phòng kín mà phải mở cửa; nhà giáo không được hẹn hò, nhắn tin mang hàm ý khêu gợi, gạ tình học sinh. Ngoài ra, để bảo vệ trẻ em, ở phía ngoài đường, rất cần phải có cơ quan an ninh theo dõi giám sát, người dân biết phát hiện tình huống không phù hợp để báo cáo công an. Cùng với đó là huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội, đoàn thể, cơ quan địa phương vào cuộc, như vậy trẻ em mới có thể đảm bảo an toàn.
Theo kinhtedothi
Tăng cường các biện pháp phòng, chống đuối nước trẻ em Ngày 21/3, Ủy ban quốc gia về trẻ em có công văn số 1123/UBQGTE gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống đuối nước trẻ em. Công văn nêu rõ, trong quý I năm 2019 đã xảy ra liên tiếp các vụ đuối nước gây tử vong cho trẻ em tại một...