Hình ảnh tuyệt đẹp siêu trăng cuối cùng năm 2020 tại Việt Nam
Người yêu thiên văn Việt Nam đã có cơ hội chiêm ngưỡng siêu trăng cuối cùng của năm 2020 vào chiều tối 7-5.
Chiều tối 7/5, siêu trăng cuối cùng trong năm được gọi với cái tên khá lãng mạn là siêu trăng hoa xuất hiện.
Hiện tượng siêu trăng cuối cùng trong năm đạt cực đại vào khoảng 17h45 chiều 7/5 (giờ Việt Nam).
Sau đó, Mặt trăng tiếp tục to tròn thêm vài giờ đồng hồ nữa trước khi trở nên tối hẳn.
Sự kiện này dễ dàng theo dõi tại Việt Nam. Chỉ cần bầu trời không có mây che phủ là người dân có thể nhìn thấy không chút khó khăn.
Việc quan sát siêu trăng phụ thuộc vào vị trí quan sát dưới mặt đất.
Nếu Mặt trăng lên cao và xung quanh không có các tòa nhà cao tầng, người xem có thể có góc nhìn tốt hơn để chiêm ngưỡng hiện tượng này.
Trong khi đó, nếu người xem đứng ở một vị trí có thể trông thấy trăng ở gần đường chân trời thì kích thước Mặt trăng sẽ lớn hơn, cảnh tượng này trông sẽ như “ảo giác”
Siêu trăng tại Hà Nội ở phía trên những bông hoa bằng lăng vào hạ.
Siêu trăng quan sát tại Tp HCM.
Siêu trăng tại Đà Nẵng.
Siêu trăng là hiện tượng thiên văn khi Mặt trăng di chuyển gần Trái đất nhất vào đúng dịp trăng tròn. So với các loại trăng tròn khác, siêu trăng có độ sáng vượt trội.
Ngắm siêu trăng cuôi cùng của năm 2020.
Nghẹt thở trước vẻ đẹp của 'rạn san hô vũ trụ'
NASA công bố hình ảnh tuyệt đẹp được chụp từ Hubble cho thấy khu vực hình thành sao rộng lớn, đánh dấu 30 năm hoạt động của kính viễn vọng không gian này.
Được đặt tên là "rạn san hô vũ trụ", hình ảnh này tập hợp tinh vân NGC 2014 và người hàng xóm NGC 2020.
"Hình ảnh này thật tuyệt vời, nó thực sự cho thấy Hubble mạnh mẽ thế nào", Elena Sabbi, nhà vật lý thiên văn tại Viện Khoa học Kính viễn vọng Không gian (Mỹ) cho hay.
Tinh vân NGC 2014 và người hàng xóm NGC 2020. (Ảnh: NASA)
NGC 2014 và NGC 2020 là một phần của Đám mây Magellan Lớn, thiên hà vô định hình lùn trong nhóm láng giềng của dải Ngân Hà cách Trái đất khoảng 163.000 năm ánh sáng.
Theo NASA, NGC 2014 được tạo thành từ nhiều ngôi sao lớn hơn nhiều so với Mặt trời trong khi NGC 2020 được tạo thành từ một ngôi sao khổng lồ duy nhất sáng hơn Mặt trời khoảng 200.000 lần.
Hubble được phóng lên vũ trụ cách đây 30 năm với nhiệm vụ "mở mang" tầm mắt của nhân loại với các kỳ quan của vũ trụ.
Theo ông Gnther Hasinger, giám đốc khoa học của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA), những hình ảnh mà Hubble ghi lại đã định hình trí tưởng tượng của cả một thế hệ, truyền cảm hứng cho không chỉ các nhà khoa học mà hầu hết tất cả mọi người.
Việt Nam sắp đón mưa sao băng Thiên Cầm tuyệt đẹp Đêm 22, rạng sáng ngày 23/4, người yêu thiên văn Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Thiên Cầm, trận mưa sao băng duy nhất của tháng 4. Mưa sao băng Thiên Cầm (Lyrids) hình thành từ các hạt bụi còn sót lại của sao chổi C/1861 G1 Thatcher, được phát hiện năm 1861. Đợt mưa sao băng này...