Hình ảnh tiễn biệt Giáo sư Trần Văn Khê về với cõi trời
Theo di nguyện của Giáo sư Trần Văn Khê, di thể của ông sẽ được hỏa táng và đem về thờ cúng tại tư gia, nơi thường xuyên diễn ra những buổi biểu diễn, đàm đạo về nhạc dân tộc của giới mộ điệu cả nước.
Cả đời ông có lẽ ở ngoại quốc còn nhiều hơn ở Việt Nam, thế nhưng ông mãi mãi vẫn chỉ có 1 quốc tịch là Việt Nam. Thế nên không thể nói giáo sư không muốn về với đất mẹ khi từ chối địa táng mà muốn hỏa táng, đưa tro cốt về nhà. Có lẽ, ông muốn hương hồn mình mãi mãi được tắm trong tiếng nhạc quê hương, âm điệu của trời. Bởi tại tư gia của giáo sư, tiếng nhạc truyền thống của dân tộc chưa bao giờ dứt. Đó cũng là nơi ông thường tổ chức những buổi truyền đạo của nghề hát, truyền tình yêu dân ca quê hương cho thế hệ trẻ. Có lẽ ông không muốn xa không gian đầy kỷ niệm và tình yêu này.
Có lẽ cũng vì thế mà người bạn tri âm của ông là thượng tọa Thích Lệ Trang, Trưởng ban Nghi lễ Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM, người được ông chọn làm chủ tế nghi thức an táng đã trưng đại liễn với từ Thiên Nhạc Vinh Quy ngay giữa chính sảnh linh đường của giáo sư. Thiên Nhạc Vinh Quy, tiếng nhạc của trời đã vinh hiển trở về với cõi trời.
Ông đã ra đi, để lại bao nuối tiếc cho người ở lại. Nhưng sinh tử là lẽ thường tình, dù tiếc thương nhưng ai cũng phải chấp nhận quy luật của tạo hóa. Những con người kính ngưỡng ông đã dành những phút giây tĩnh lặng thiêng liêng nhất để tiễn ông về cõi trời trong ngày 29/6.
Từ 4h sáng, gia quyến và thân hữu đã tề tựu về thắp nén hương thơm cho hương hồn giáo sư
Cầu trời đất chứng giám cho hiếu tâm của con cháu
Xe tang tiến về vị trí
Video đang HOT
Hàng trăm lẵng hoa điếu tang người con ưu tú của dân tộc
Hàng ngàn người đứng nghe lễ từ ngoài đường vì sân nhà đã chật kín
Những giọt nước mắt tiếc thương vô hạn
Khi qua đoạn đường trước cổng tư gia GS Trần Văn Khê, để tôn trọng lễ tang, nhiều người xuống xe dẫn bộ đi qua
Thành phố phải huy động cả trăm dân quân và thanh niên xung phong để đảm bảo trật tự giao thông và hướng dẫn khách viếng từ đầu đường Huỳnh Đình Hai
Nhiều tăng sư lớn tuổi là bạn tri âm với GS cũng đến đưa tiễn người bạn già của mình
Những người bạn chí thân đều đã vào hàng chín mươi cũng cố gắng đến tiễn đưa ông một đoạn đường
Sau nghi lễ di quan, trưởng nam Trần Quang Hải dẫn đầu đoàn đưa di thể giáo sư rời khỏi tư gia
Linh cữu Giáo sư Trần Văn Khê chính thức rời khỏi linh đường, lên xe tang về nơi hỏa táng
Hàng ngàn người dõi theo nuối tiếc
Tiếng nhạc của trời về với cõi trời
Nhóm PV Miền Nam
Theo Dantri
"Tôi rất ngưỡng mộ tài năng, nhân cách của GS Trần Văn Khê"
"Không ai có thể đi ngược lại quy luật của cuộc sống, cũng phải đến lúc mất đi, nhưng sự ra đi của Giáo sư Trần Văn Khê gieo trong tôi sự luyến tiếc, ngậm ngùi. Tôi rất ngưỡng mộ tài năng, nhân cách như ông", đạo diễn Lê Cung Bắc nói.
Lễ viếng GS Trần Văn Khê chính thức bắt đầu từ 12h cùng ngày cho đến hết ngày 28/6. (Ảnh: LĐ)
Cảm nhận đó cũng là cảm nhận của những ai yêu mến và trân trọng một tài năng, một nhân cách như SG Trần Văn Khê. Nén nỗi đau, nghệ sĩ Thành Lộc nhớ về ông - người cùng thế hệ với người cha kính yêu đã mất, nghệ sĩ Thành Lộc trân trọng kể lại một kỷ niệm mà anh không bao giờ quên. "Đó là khi cha tôi còn sống, có khoảng thời gian 10 ngày liên tiếp GS Trần Văn Khê đã tới nhà tôi để học ba tôi hát Bội, mặc dù khi đó bác đã là một giáo sư nổi tiếng tầm cỡ. Ba tôi cứ hát 1 câu thì lại nhảy, bác Khê cũng học...".
Đạo diễn Lê Cung Bắc (bên phải) tại tang lễ của GS Trần Văn Khê. (Ảnh: Phạm Nguyễn)
Nói về GS Trần Văn Khê, mỗi người một kỷ niệm, nhưng sự tiếc thương khôn nguôi đều đọng trong lời nói, nghĩ suy của những người có mặt trong tang lễ của ông.
Theo Dantri
Giáo sư Trần Văn Khê trút hơi thở cuối cùng Giáo sư- Tiến sĩ âm nhạc dân tộc cổ truyền Trần Văn Khê đã qua đời vào khoảng 2h sáng nay, ngày 24/6 tại phòng hồi sức đặc biệt ở Bệnh viên Nhân dân Gia Định, TPHCM, hưởng thọ 94 tuổi. Theo nguồn tin của phóng viên Dân trí, người nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu của làng nhạc dân tộc Việt...