Hình ảnh thế giới mừng ngày 8/3
Được bắt đầu từ năm 1857 đến 1911, Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 không chỉ là ngày tôn vinh những thành tựu của chị em trong quá khứ, hiện tại và tương lai mà còn là dịp để nâng cao nhận thức về các vấn đề ảnh hưởng tới phụ nữ trên toàn cầu.
Trong khi đã đạt được sự tiến bộ trong thế kỷ qua, những thách thức đối với phụ nữ vẫn còn tồn tại. Một số phụ nữ vẫn phải đối mặt với sự phân biệt đối xử giới tính, trả lương thấp hơn, được được chăm sóc sức khỏe đầy đủ và thậm chí là chịu bạo lực.
Vào ngày này mỗi năm, hàng ngàn các hoạt động đã được tổ chức khắp nơi trên thế giới để truyền cảm hứng và tôn vinh những thành tựu trong lĩnh vực kinh tế, chính trị xã hội của các bà, các mẹ, các chị.
Người dân tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc tham gia vào lễ hội ném gối, một hoạt động nhằm mang lại sự thoải mái cho người tham dự, đặc biệt là phụ nữ vào Ngày 8/3.
Video đang HOT
Tổng thống Nga Vladimir Putin chụp ảnh với các công nhân nhà máy dệt Vologda vào Ngày Quốc tế Phụ nữ tại Vologda.
Nữ cảnh sát giao thông Zhou Jinyan và đồng nghiệp của mình nhận được hoa từ người dân trước ngày 8/3 tại thành phố Fuyang, tỉnh An Huy, Trung Quốc.
Những phụ nữ có chồng đi làm việc xa nhà tại làng Zhengzi, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đang cầm trên tay bức chân dung do các nhiếp ảnh gia địa phương gửi tặng nhân ngày Quốc tế Phụ nữ.
Ngày 7/3, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký ban hành thành luật của dự luật bổ sung đạo luật chống bạo hành phụ nữ.
Các nữ công nhân thời vụ tại Hàn Quốc tổ chức buổi mít-tinh vào ngày 8/3 nhằm kêu gọi sự quy chuẩn đối với công việc của họ, tuyển dụng trực tiếp và đảm bảo lương tối thiểu.
Theo 24h
Mẹ và nước non
Có nơi nào như đất nước tôi, sức mạnh VN bật lên từ những bà mẹ nuốt nước mắt vào trong để tiễn con lên đường đánh giặc. Một trong những bà mẹ ấy là Bà mẹ VN anh hùng Nguyễn Thị Liến, ở Cao Bằng.
Ở tuổi 94, tai mẹ Liến nghe rất kém. Nhưng chúng tôi rất ấn tượng trước vẻ đẹp đường bệ, chỉn chu của mẹ. Chiếc áo dài, vành khăn vấn của mẹ lưu giữ một nề nếp lễ giáo gia phong. Mẹ vui và cảm động khi biết chúng tôi từ TP.HCM ra tận Cao Bằng tìm gặp mẹ, làm phim về mẹ...
Chuyện kể của người con dâu
Cuộc đời bù đắp cho mẹ Nguyễn Thị Liến người con dâu hiếu thảo và đàn cháu ngoan. Đó là chị Nguyễn Thị Ương, năm nay 72 tuổi - nguyên hiệu trưởng Trường tiểu học Khâu Đồn, huyện Hòa An, đã nghỉ hưu. Chị Ương kể:
"Mẹ chồng tôi sinh được hai con. Con đầu mất, chỉ còn lại anh Xuân. Trước khi nhập ngũ, anh Xuân là hiệu trưởng Trường tiểu học Khâu Đồn. Chồng tôi rất tự hào vì đã được sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Cha chồng tôi là một chiến sĩ tình báo, tham gia cách mạng trước năm 1945, khi anh ấy chưa chào đời. Ông nhận một công tác đặc biệt, từ Cao Bằng, vùng biên giới Đông Bắc, cứ đi ngược về phương Nam. Chồng tôi lớn lên trong tình yêu thương, chăm sóc của mẹ, rất ít khi được gặp bố, ngay cả khi hòa bình. Dẫu vậy anh ấy rất yêu thương bố, tự hào về bố. Vì niềm tự hào ấy, năm 1964, đang sống yên bình, hạnh phúc bên vợ con, chồng tôi đã chọn con đường vào Nam chiến đấu chống Mỹ...".
Tôi hỏi mẹ Liến: "Có một đứa con duy nhất, sao mẹ sẵn lòng cho anh Xuân ra đi?!". Mẹ nói trong nước mắt: "Mẹ rất lo nhưng biết làm thế nào. Nửa đất nước còn mất, sao lại giữ con ở bên mình".
Mẹ Liến bên di ảnh con trai, liệt sĩ Hoàng Văn Xuân
Anh Xuân vào bộ đội, được đào tạo y sĩ, phục vụ trong một đơn vị quân y. Anh Xuân viết thư về cho vợ, kể về những cuộc chiến đấu ác liệt ở miền Nam. Nhưng rồi những lá thư thưa dần... Suốt mấy năm sau đó, chị Ương không nhận được thư chồng gửi về. Chị bồn chồn lo lắng, ngỡ anh đã hi sinh. Nhưng bất ngờ một ngày mùa xuân năm 1969, anh Hoàng Văn Xuân được đưa từ miền Nam trở ra Bắc để trị bệnh do sức ép của bom. Chị Ương mừng mừng tủi tủi gặp lại chồng trong lúc mẹ Liến đứng trong góc khuất lặng lẽ nhìn con trai và lau nước mắt. Rồi sau đó anh Xuân được phục viên, trở về nghề giáo viên cũ. Anh tiếp tục làm hiệu trưởng Trường Khâu Đồn. Gia đình mẹ Nguyễn Thị Liến được sum họp. Hai vợ chồng anh Xuân lại được sống bên nhau. Ngôi nhà của họ được sưởi ấm bởi niềm hạnh phúc giản dị. Nhưng rồi...
Chiến tranh không buông tha người thầy
"Con gái út tôi tên là Hoàng Ái Ly, nó sinh năm 1979...". Nói đến đó, chị Ương bỗng nghẹn ngào, đôi mắt long lanh ngấn lệ. Chị nói: "Tôi đặt tên con là Ái Ly vì nó có một ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu sự ly tan mãi mãi giữa vợ chồng tôi. Đó cũng là năm chồng tôi hi sinh và anh ấy vẫn chưa biết mặt con...". Cho đến giờ này, những ngày chiến tranh biên giới phía Bắc vẫn còn in đậm trong ký ức chị Ương. Chị không thể nào quên hình ảnh chồng mình - người lính làm cuộc Nam chinh năm nào giờ lại cầm súng bảo vệ biên giới phía Bắc trong vai người thầy. Ngôi nhà mẹ Liến ở Khâu Đồn và cả Trường tiểu học Khâu Đồn đều bị giặc đốt cháy. Vì thế, những người thầy như anh Xuân buộc phải cầm súng ra trận.
Đau nỗi đau mất chồng, chị Ương càng đồng cảm nỗi đau mất con của mẹ chồng. Trong lúc dẫn hai cháu đi sơ tán, mẹ Liến nghe tin đứa con trai duy nhất của mình hi sinh. Mẹ như hóa đá, chết lặng. Anh Xuân là tình yêu, là báu vật, là tất cả niềm hi vọng của cuộc đời mẹ. Nhưng cuộc sống của những đứa cháu bé bỏng khiến mẹ nén đau thương, lau nước mắt, cùng con dâu trở về dựng lại ngôi nhà cũ trên đống hoang tàn đổ nát, nhen nhúm lại sự sống.
Vĩ thanh
Thật bất ngờ, khi tôi nghe chị Nguyễn Thị Ương nói: "Mộ ông bây giờ ở Sài Gòn". Chị Ương ngậm ngùi kể: "Mẹ lấy chồng từ lúc tóc còn để chỏm. Ông hoạt động cách mạng bí mật. Vượt qua bao hiểm nguy, mẹ vẫn một lòng trung kiên, lo chăm sóc cha mẹ chồng, nuôi con. Khi nhận nhiệm vụ vào Huế, để đảm bảo vỏ bọc của một sĩ quan tình báo, trong hoàn cảnh phức tạp lúc ấy, ông phải kết hôn với một người phụ nữ khác, đành lỗi đạo với mẹ chồng tôi!".
Trái tim tôi nhói đau vì nỗi đồng cảm với mẹ Liến về một cuộc chia ly vĩnh viễn. Nhiệm vụ cách mạng đưa người chồng ngày càng xa người vợ, ngay cả khi chết đi. Đằng đẵng nhiều năm liền, mẹ sống trong nỗi đau chồng còn sống trên đời mà phải chia xa để thui thủi nuôi con thơ lớn lên. Mẹ đã hi sinh tình yêu của mình cho đại cuộc. Khi con trai hi sinh, nỗi đau của mẹ cộng hưởng lên rất nhiều lần. Cho đến lúc này, chúng tôi mới hiểu vì sao ở cái tuổi sắp khuất núi này mẹ có được vẻ đẹp sang trọng, đĩnh đạc và buồn rầu như thế...
Theo 24h
Ngày 8/3 trong "thế giới người điên" Ngày 8/3 đã đến, song với những người phụ nữ đang điều trị hay chăm nuôi cho bệnh nhân tâm thần vẫn bình thường như bao ngày khác. Vui, buồn bác sĩ chữa tâm thần Càng gần đến ngày 8/3, không khí ngoài đường càng trở nên tấp nập với cảnh mua bán, chuẩn bị các hoạt động chào mừng ngày Quốc tế...