Hình ảnh Nhật Bản tưởng niệm 10 năm thảm họa kép động đất-sóng thần
Đúng 14h46 ngày 1/3 (giờ địa phương), tại Nhà hát Quốc gia ở thủ đô Tokyo, những người tham dự đã dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ các nạn nhân của thảm họa kép động đất sóng thần tại Nhật Bản cách đây 10 năm.
Một người dân cầu nguyện tại bờ biển tưởng niệm các nạn nhân của trận động đất và sóng thần khiến hàng nghìn người thiệt mạng cách đây 10 năm. Ảnh: Reuters
Tham gia lễ tưởng niệm có sự góp mặt của Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako, Thủ tướng Yoshihide Suga và nhiều quan khách khác.
Phát biểu tại lễ tưởng niệm, Thủ tướng Suga nói “nhiệm vụ tái thiết ở các khu vực thảm họa đang bước vào giai đoạn cuối” khi nhiều ngôi nhà đã được xây dựng lại và nhiều thị trấn đã được phục hồi.
Trong bài phát biểu sau đó, Nhật hoàng Naruhito bày tỏ cảm thông chia buồn sâu sắc tới các nạn nhân của thảm họa động đất và sóng thần năm 2011, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải nỗ lực để đảm bảo rằng không ai bị bỏ lại trong các nỗ lực tái thiết.
Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako cúi đầu trước đài tưởng niệm các nạn nhân tại Tokyo ngày 11/3/2021. Ảnh: AP
Cặp vợ chồng cầu nguyện cho người thân tại một ngôi mộ ở Otsuchi, tỉnh Iwate ngày 11/3. Cặp vợ chồng bày tỏ họ vẫn không thể chấp nhận được sự thực những người thân đã mất trong thảm họa. Ảnh: Kyodo
Một người phụ nữ dâng hoa tại một đài tưởng niệm ở Sendai vào ngày 11/3. Ảnh: Kyodo
Trận động đất cách đây một thập kỷ có cường độ lên tới 9 độ đi kèm các đợt sóng thần khổng lồ đã tàn phá khu vực Đông Bắc Nhật Bản (Tohoku), khiến 19.729 người thiệt mạng và 2.559 người mất tích (tính đến tháng 10/2020). Thảm họa kép này là tác nhân trực tiếp gây ra cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử Nhật Bản.
Theo thống kê của Cơ quan Tái thiết, động đất đi kèm các đợt sóng thần khổng lồ đã hủy hoại hoàn toàn hơn 121.996 ngôi nhà và phá hủy một phần hơn 1 triệu ngôi nhà khác, đồng thời gây hư hại cho hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng của nhiều địa phương trong khu vực này.
Nến được thắp sáng tại trung tâm huấn luyện bóng đá J-Village ở tỉnh Fukushima trong một sự kiện tưởng niệm các nạn nhân của trận động đất-sóng thần cách đây 10 năm. Ảnh: Kydo
Khăn tay vàng ghi những dòng chữ tiếc thương gửi tới các nạn nhân trong thảm kịch cách đây 10 năm. Ảnh: Reuters
Video người Nhật Bản tưởng niệm 10 năm xảy ra thảm họa kép. (Nguồn: ANN News)
Nhật Bản tưởng niệm các nạn nhân của thảm họa động đất và sóng thần năm 2011
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 11/3, tại Nhà hát Quốc gia ở thủ đô Tokyo, Chính phủ Nhật Bản đã tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân của thảm họa động đất và sóng thần năm 2011, với sự tham dự của Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako, Thủ tướng Yoshihide Suga và nhiều quan khách khác.
Nhật hoàng Naruhito (phải) và Hoàng hậu Masako tưởng niệm các nạn nhân của thảm họa động đất và sóng thần năm 2011, tại Tokyo, ngày 11/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Vào đúng 14 giờ 46 phút, những người tham dự đã dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ các nạn nhân của thảm họa.
Phát biểu tại lễ tưởng niệm, Thủ tướng Suga nói "nhiệm vụ tái thiết ở các khu vực thảm họa đang bước vào giai đoạn cuối" khi nhiều ngôi nhà đã được xây dựng lại và nhiều thị trấn đã được phục hồi. Nhấn mạnh rằng vẫn còn khoảng 2.000 người vẫn phải sống trong các ngôi nhà tạm, ông cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ xây dựng lại cuộc sống cho các nạn nhân của thảm họa này. Bên cạnh đó, Thủ tướng Suga khẳng định là một trong những nước bị động đất nhiều nhất trên thế giới, Nhật Bản sẽ không bao giờ quên các bài học từ thảm họa đó.
Trong bài phát biểu sau đó, Nhật hoàng Naruhito bày tỏ cảm thông chia buồn sâu sắc tới các nạn nhân của thảm họa động đất và sóng thần năm 2011, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải nỗ lực để đảm bảo rằng không ai bị bỏ lại trong các nỗ lực tái thiết.
Trận động đất cách đây một thập kỷ có cường độ lên tới 9 độ đi kèm các đợt sóng thần khổng lồ đã tàn phá khu vực Đông Bắc Nhật Bản (Tohoku), khiến 19.729 người thiệt mạng và 2.559 người mất tích (tính đến tháng 10/2020). Thảm họa kép này là tác nhân trực tiếp gây ra cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử Nhật Bản. Theo thống kê của Cơ quan Tái thiết, động đất đi kèm các đợt sóng thần khổng lồ đã hủy hoại hoàn toàn hơn 121.996 ngôi nhà và phá hủy một phần hơn 1 triệu ngôi nhà khác, đồng thời gây hư hại cho hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng của nhiều địa phương trong khu vực này.
Một thập kỷ sau thảm họa, Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu trong quá trình tái thiết các khu vực bị tàn phá bởi thảm họa. Cơ quan Tái thiết cho biết trong 10 năm qua, Nhật Bản đã chi khoảng 31.300 tỷ yen cho hoạt động tái thiết các khu vực bị tàn phá bởi thảm họa kép năm 2011. Trong 10 năm qua, số người phải sơ tán sau thảm họa đã giảm từ mức đỉnh 470.000 vào tháng 3/2011 xuống còn khoảng 40.000 vào tháng 4/2020, trong khi số lượng các nhà tạm tiền chế đã giảm từ gần 123.723 vào tháng 8/2012 xuống còn 1.078 vào tháng 8/2020.
Riêng đối với Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1, cho đến thời điểm này, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc dỡ bỏ các lò phản ứng bị hư hại. Tháng trước, TEPCO đã hoàn thành việc dỡ bỏ tất cả 566 thanh nhiên liệu từ bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng ở lò phản ứng số 3 của nhà máy này. Đây là lần đầu tiên TEPCO hoàn thành việc dỡ bỏ các thanh nhiên liệu ở một lò phản ứng tại nhà máy này sau các sự cố hồi tháng 3/2011. Tuy nhiên, TEPCO vẫn đang phải đối mặt với vô vàn thách thức trong việc dỡ bỏ các lò phản ứng này, trong đó vấn đề cấp bách nhất là xử lý nước đã được sử dụng để làm mát các lò phản ứng bị hư hại.
Trước lễ tưởng niệm hai ngày, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua chính sách mới về công tác tái thiết. Theo đó, Chính phủ Nhật Bản đã gia hạn thời gian hoạt động của Cơ quan Tái thiết tới năm 2031, đồng thời khẳng định giai đoạn 5 năm kể từ tháng 4/2021 là giai đoạn 2 của quá trình tái thiết và phục hồi. Kinh phí dành cho công tác tái thiết và phục hồi trong giai đoạn 2 ước tính lên tới 1.600 tỷ yen.
Tường chắn sóng - 'Tấm khiên' trước cơn cuồng nộ của thiên nhiên Một thập kỷ sau khi xảy ra thảm họa kép động đất - sóng thần tại Fukushima, nhiều thị trấn duyên hải Nhật Bản đã rút ra bài học xương máu, đó là cần xây dựng những bức tường chắn sóng cao hơn. Bức tường biển ở cảng cá Osabe ở Rikuzentakata, tỉnh Iwate, ngày 25/2/2021. Ảnh: AFP Thị trấn Taro của Nhật...