Hình ảnh ngộ nghĩnh của trẻ Mầm non trải nghiệm ngày hội STEM
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, hơn 300 trẻ em Trường Mầm non Thụy Phương (Quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội) đã tham gia ngày hội STEM/STEAM liên cấp trong cụm trường Quận Bắc Từ Liêm, điều mà trẻ thích thú nhất tại đây là được cùng các anh chị lớp lớn trải nghiệm nhiều sản phẩm giản đơn, trò chơi bổ ích.
Trẻ này đang nỗ lực thổi con voi giấy với sự cổ vũ của cô.
STEAM là phương pháp lồng ghép giữa Science (S) khuyến khích sự tò mò, nghiên cứu, thử nghiệm và khám phá; Technology (T) sử dụng các công cụ đơn giản như bút chì màu và thước, cũng như những thứ phức tạp hơn như kính hiển vi và máy tính; Engineering (E) nhận ra các vấn đề và đưa ra các giải pháp và thử nghiệm; Art (A) khuyến khích sự sáng tạo và phát triển, cho phép trẻ em minh họa các khái niệm mà chúng đang học; Mathematics (M) vận động liên quan đến con số, mô hình, vẽ đồ thị, sắp…
Ở trường mầm non, khoa học ít theo phương pháp khoa học, phương pháp ở đây sử dụng sự tò mò tự nhiên của trẻ để hình thành các kỹ năng và đặc điểm nhận thức. Đồng thời, các hoạt động nghệ thuật khuyến khích sự phát triển toàn diện của trẻ. Chính vì vậy, nhiều trường đã có chuyên đề, tiết học lồng ghép STEM/STEAM vào giảng dạy.
Cô Trần Thị Kim Thu đang hướng dẫn trẻ cách thực hiện một sản phẩm bươm bướm bằng giấy.
Cô Trần Thị Kim Thu – Hiệu trưởng Trường Mầm non Thụy Phương- cho biết: nhà trường đã ứng dụng và lồng ghép các chủ đề, tiết học STEM/STEAM vào giảng dạy hai năm nay, tuy thời gian đầu chỉ là tự phát. về sau, giáo viên nhà trường đã tham khảo nhiều chuyên đề và giảng dạy bài bản hơn.
Năm học 2019-2020, nhà trường đã chủ động hơn trong lồng ghép giáo dục STEM/STEAM vào các hoạt động, chủ đề dạy học; Bản thân cô Thu chủ động tham gia các lớp tập huấn về giáo dục STEM/STEAM. Sau đó tập huấn lại cho giáo viên đứng lớp để thực hiện lồng ghép giáo dục STEM/STEAM bài bản hơn.
Các hoạt động giáo dục của Trường Mầm non Thụy Phương hiện nay thực sự đã “lấy trẻ làm trung tâm”; Trẻ em được trải nghiệm, tìm tòi, khám phát, tích cực hoạt động, tự tin. Và động lực rất lớn để giáo viên nhà trường vững tâm thực hiện là các hoạt động lồng ghép giáo dục STEM/STEAM đều đã được cha, mẹ học sinh quan tâm, ủng hộ.
Ngày hội STEM thu hút đông đảo trẻ em, giáo viên và phụ huynh tham gia.
Video đang HOT
Cô Thu chia sẻ: Giáo dục STEM/STEAM đã giúp trẻ phát triển năng khiếu rất tốt, nhiều bạn thiên về những năng khiếu tìm hiểu tự nhiên thì thích tìm tòi, khám phá, làm quen với các mô hình, chế tạo đồ chơi, thí nghiệm giản đơn.
STEAM còn mang đến cho trẻ có thiên hướng nghệ thuật cơ hội phát triển năng khiếu hội họa, tạo hình, giao tiếp ứng xử, chia sẻ cộng đồng và kỹ năng hợp tác nhóm, đoàn kết và mạnh dạn tự tin nói lên chính kiến của mình và đặc biệt là được vận động, những tố chất phát triển toàn diện cho trẻ mầm non.
Theo cô Trần Thị Kim Thu: các hoạt động giáo dục của bậc mầm non đã mang nhiều yếu tố STEM/STEAM rồi. Tuy nhiên để tổ chức một chuyên đề, tiết học STEM/STEAM, nhiều giáo viên còn chưa hiểu sâu sắc. Khi được tập huấn, bồi dưỡng, giáo viên Trường Mầm non Thụy Phương thực hiện lồng ghép nhiều chuyên đề, tiết học STEM/STEAM bài bản hơn mà không gặp nhiều khó khăn. Chỉ duy nhất có một điều là khi tổ chức thực hiện tiết học hay hoạt động giáo dục chuyên đề nào, giáo viên phải có sự chuẩn bị thật nghiêm túc, kỹ càng để hướng dẫn và trả lời những câu hỏi của trẻ sao cho dễ hiểu.
Cùng xem những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của trẻ Mầm non trong ngày hội STEM:
Cô giáo đang hướng dẫn trẻ với các lọ phẩm màu mô phỏng hiện tượng núi lửa phun trào
Các anh lớp lớn trong CLB STEM của Trường Tiểu học Thụy Phương đang hướng dẫn trẻ mầm non trải nghiệm các mô hình STEM.
Học sinh Tiểu học đang hướng dẫn các trẻ mầm non cắt dán thủ công, một hoạt động nghệ thuật trong trường mầm non.
Trẻ này đang thực hiện cắt, dán hoa giấy.
Cùng cô mô phỏng, thí nghiệm xem nước của bắp cải tím đổi màu như thế nào.
Các trẻ này đang nhận được sự hướng dẫn tận tình của cô cách làm đòn bẩy.
Cả các giáo viên trường khác cũng đến tham quan, học tập cách làm STEM/STEAM để thực hiện.
Cùng cô làm chong chóng giấy.
Gấp voi giấy được nhiều trẻ ưa thích nhưng gấp được rồi thổi lên cũng phải mất khá nhiều hơi sức …
Hai trẻ này đang cùng nhau thi thổi voi giấy sau khi hoàn thành làm chú voi bằng giấy.
Bá Hải
Theo giaoducthoidai
Quảng Ninh: Sáng tạo trong nuôi dạy trẻ mầm non
Ông Hoàng Anh, Phó trưởng Phòng GD&ĐT TP Hạ Long (Quảng Ninh), cho biết: Giáo dục mầm non là khởi đầu cho chặng đường giáo dục trẻ.
Trẻ luôn giữ vai trò trung tâm trong GD ở Trường MN Hà Tu.
Ở bậc học này, công tác chăm sóc và giáo dục trẻ rất quan trọng giúp phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, là nền tảng cho quá trình học tập suốt đời của trẻ. Trong 4 năm thực hiện chuyên đề Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm được triển khai, 100% các trường MN trên địa bàn đã có những chuyển biến rõ nét trong tạo môi trường giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Để lấy trẻ làm trung tâm, trong những năm qua các trường MN luôn phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, lãnh đạo địa phương cùng với cộng đồng làm tốt công tác quyên góp, ủng hộ, xã hội hoá GD để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Tuyên truyền tới cộng đồng, cha mẹ trẻ về vị trí, vai trò của giáo dục mầm non và hướng dẫn chăm sóc, GD trẻ tại gia đình, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1; đặc biệt đề cao quan hệ hợp tác, chia sẻ giữa giáo viên, nhà trường, cha mẹ trẻ và cộng đồng chăm sóc GD trẻ. Từ đó tạo điều kiện để các bậc cha mẹ tham gia vào hoạt động của trường, lớp; có biện pháp khuyến khích sự chia sẻ của gia đình về đặc điểm tâm lý của trẻ để thống nhất các biện pháp thúc đẩy sự tiến bộ.
Trường MN Hà Tu là trường thuộc diện vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn nhất của TP Hạ Long. Hiệu trưởng nhà trường, cô Phạm Thị Minh Hảo, cho biết: "Chúng tôi đã thực hiện tốt việc tuyên truyền, truyền thông tới cha mẹ trẻ về công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại trường. Cụ thể qua các hội thi, chuyên đề, xây dựng cảnh quan môi trường, các hoạt động giáo dục hàng ngày... đã tạo cho trẻ môi trường học tập, vui chơi hiệu quả. Như: Tạo môi trường xanh, sạch, đẹp, có nhiều góc cho các cháu vui chơi, học tập; tổ chức hội thi làm đồ dùng đồ chơi, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp, đem lại hiệu quả cao".
Thực tế, Trường MN Hà Tu và một số trường MN trong khu vực TP Hạ Long cho thấy: Việc phát huy được thế mạnh của trường trong việc tạo cảnh quan, môi trường, đặc biệt là vai trò của giáo viên trong việc tích cực triển khai hoạt động muôi dạy lấy trẻ làm trung tâm là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, điều này còn phù thuộc vào năng lực giáo viên, vào mong muốn tạo lập môi trường để trẻ tự khám phá, trải nghiệm và sáng tạo; phụ thuộc vào sự phối hợp của nhà trường với phụ huynh, cộng đồng trong công tác chăm sóc trẻ.
Hà An
Theo giaoducthoidai
Trà Vinh: Tiếp tục xây dựng mô hình điểm về tăng cường tiếng Việt Sở GD&ĐT Trà Vinh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số năm học 2019-2020. Ảnh minh họa/internet Kế hoạch đặt mục tiêu nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt, bảo đảm cho trẻ em mầm non, đặc biệt là trẻ năm tuổi...