Hình ảnh mới nhất về công trình khổng lồ Trung Quốc xây trái phép trên đá Châu Viên
Trong chuyến công tác Trường Sa cuối tháng 5.2017, PV Báo Thanh Niên ghi lại nhiều hình ảnh công trình mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên đá Châu Viên.
Khi tàu chúng tôi cập đảo Đá Đông A, từ đây dù cách xa hơn 10 hải lý (gần 20 km) nhưng bằng mắt thường có thể thấy đá Châu Viên. Nếu dùng ống nhòm sẽ thấy rõ nét những công trình mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên đá Châu Viên.
Đó chính là tòa nhà trung tâm chỉ huy, ngọn hải đăng, hệ thống ra đa và nhiều công trình bổ trợ khác. Đáng chú ý tòa nhà trung tâm cao 7 tầng và được xây dựng thành một khối hình vuông rất rộng lớn.
Những công trình trên đá Châu Viên được xây dựng cùng một mô típ như ở Gạc Ma, Xu Bi, Huy Gơ… Các đảo, đá này đều bị Trung Quốc khẩn trương bồi đắp xây dựng trái phép những công trình khổng lồ.
Đá Châu Viên là rạn san hô thuộc cụm Trường Sa của quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam), bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ ngày 28.2.1988.
Từ cuối 2013, phía Trung Quốc tập trung bồi đắp bãi Châu Viên thành đảo nhân tạo, xây dựng thành căn cứ quân sự có quy mô, tầm quan trọng nhất trong số 7 bãi đá mà họ cưỡng chiếm của Việt Nam tại Trường Sa.
Bãi đá nguyên bản có chiều dài tính theo trục đông – tây gần 6km, diện tích đạt 8 km2. Trừ một số hòn đá nổi lên ở phía bắc với độ cao 1,2-1,5 m so với mặt biển; đa phần diện tích đá Châu Viên chìm dưới nước.
Từ cuối năm 2013, Trung Quốc đã đưa hàng chục tàu vận tải biển cỡ lớn và máy móc, trang thiết bị ra nạo vét, bồi đắp, mở rộng bãi đá rộng gấp nhiều lần.
Tòa nhà trung tâmẢNH: TRUNG HIẾU
Cuối năm 2014, Trung Quốc tiếp tục đưa công binh, công nhân ra xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, sân bay, bến cảng và đặc biệt là các công trình đảm bảo hoạt động cho hệ thống ra đa tần số cao, kiểm soát không lưu, thông tin liên lạc…
Video đang HOT
Hải đăng và trạm ra đa được xây dựng trên đá Châu ViênẢNH: TRUNG HIẾU
Cuối tháng 5.2015, Bộ Giao thông Trung Quốc khởi công xây dựng và ngày 9.10.2015 đã đưa vào sử dụng trái phép 2 ngọn hải đăng với tên gọi Huayang và Chigua trên đá Châu Viên. Ngọn hải đăng Huayang có hình trụ, cao 50 m. Ngọn Chigua có hình nón trụ với kết cấu bê tông cốt thép, phát sáng trong phạm vi 22 hải lý và chu kỳ chớp là 8 giây.
Cận cảnh hệ thống radarẢNH: TRUNG HIẾU
Cận cảnh hải đăngẢNH: TRUNG HIẾU
Do là đảo lớn, có nhiều công trình đặc biệt nên phía Trung Quốc tập trung nhiều loại tàu chiến, hải cảnh, tàu cá bọc sắt, ngăn không cho tàu thuyền các nước tiếp cận gần.
(thực hiện)
Theo TNO
Khu resort trái phép trên vịnh Bái Tử Long
"Núp bóng" nuôi trồng thủy sản, doanh nghiệp xây dựng, cải tạo công trình quy mô lớn trên vịnh Bái Tự Long (Quảng Ninh) để kinh doanh khu nghỉ dưỡng cao cấp trái phép.
Cách trung tâm huyện Vân Đồn hơn 30 km, đảo Bánh Sữa rộng khoảng 6 ha ở vị trí đắc địa giữa vịnh Bái Tử Long.
Thời gian qua, dư luận phản ánh nhiều công trình xây dựng trái phép mọc lên trên một số hòn đảo của vịnh Bái Tử Long để kinh doanh du lịch "chui".
Địa thế của các công trình trên đảo tựa núi, mặt hướng ra biển với khu bãi tắm rộng rãi, kéo dài hàng trăm mét.
Ngày 29/5, UBND tỉnh Quảng Ninh gửi văn bản yêu cầu nhà chức trách các địa phương trên địa bàn khẩn trương xác minh thông tin về các địa điểm vi phạm quy hoạch, sử dụng đất, xây dựng trái phép và có biện pháp xử lý.
Một công trình vươn hẳn ra biển bằng một hệ thống cầu bê tông kiên cố với tên gọi "nhà Sao Biển", phục vụ du khách ăn uống, hát karaoke.
Trên đảo công trình dạng biệt thự với khoảng 20 phòng; giá mỗi phòng một ngày đêm lưu trú là 1,5 triệu đồng. Nếu khách có nhu cầu hát karaoke, câu mực đêm, thăm vịnh Bái Tử Long... thì phải trả thêm chi phí.
Các phòng được đánh số kèm theo tên gọi của các loài hải sản như tu hài, sứa...
Một căn nhà khác trên đảo cũng có các phòng nghỉ để kinh doanh, dưới tầng trệt là khu nhà ăn.
Một dãy nhà ngói có bốn phòng với giá khoảng một triệu đồng cho một ngày đêm lưu trú.
Khuôn viên khu nhà nghỉ khá rộng và được chăm sóc cẩn thận.
Bàn ghế và võng phục vụ du khách hóng gió biển.
Ông Châu Thành Hưng, Phó chủ tịch UBND huyện Vân Đồn cho biết, đảo Bánh Sữa được UBND tỉnh giao đất cho một công ty thực hiện dự án nuôi trồng thủy sản và làm trại giống từ năm 2008, hợp đồng cho thuê đất thời hạn 30 năm, diện tích sử dụng 18.478 m2.
"Tại thời điểm giao đất 2008, trên đảo đã có một số công trình phục vụ nuôi nhuyễn thể, sản xuất giống như nhà chuyên gia, công nhân", ông Hưng nói và cho biết, qua kiểm tra thì cơ quan chức năng chưa thấy phát sinh công trình xây dựng mới so với thời điểm 2008. Tuy nhiên, phía công ty đã sửa lại các phòng để khai thác dịch vụ du lịch.
Ông Hưng khẳng định, huyện sẽ mời lãnh đạo công ty lên làm việc để chấn chỉnh, yêu cầu dừng hoạt động kinh doanh du lịch, lưu trú trái phép.
Minh Cương
Theo VNE
Vị thế Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh Việt Nam có quyền nói "Không" với bất kỳ ai khi bàn về lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia... Cái giá của độc lập, tự chủ... Trước năm 1945, Việt Nam bị thực dân Pháp đô hộ, không có tên trên bản đồ thế giới. Dù Việt Nam được nhắc đến, biết đến nhiều hơn sau trận Điện Biên Phủ "chấn...