Hình ảnh kinh ngạc Sa mạc Sahara ngập lụt

Theo dõi VGT trên

Loạt hình ảnh ấn tượng từ Sa mạc Sahara cho thấy những hồ nước lớn uốn quanh cồn cát nhấp nhô khi một trong những nơi khô hạn, cằn cỗi nhất thế giới hứng chịu trận ngập lụt đầu tiên sau nửa thế kỷ.

Hình ảnh kinh ngạc Sa mạc Sahara ngập lụt - Hình 1

Một trận mưa lớn hiếm hoi đã tạo ra những đầm nước lạ lẫm giữa những cây cọ và cồn cát của sa mạc Sahara, cung cấp cho vùng khô hạn nhất thế giới nhiều nước hơn bất kỳ thời điểm nào trong nhiều thập kỷ. Ảnh: X

Sahara có mưa, nhưng thường chỉ vài centimet mỗi năm và hiếm khi vào cuối mùa hè. Tuy nhiên, trong hai ngày vào tháng 9, mưa lớn đã rơi ở một số vùng sa mạc ở đông nam Maroc, sau khi một hệ thống áp thấp tràn qua tây bắc Sahara.

Dữ liệu vệ tinh sơ bộ của NASA cho thấy lượng mưa gần 200mm ở một số vùng trong khu vực.

Errachidia, một thành phố sa mạc ở đông nam Maroc, đã ghi nhận lượng mưa 76mm, phần lớn chỉ trong hai ngày vào tháng 9. Lượng mưa này cao gấp bốn lần lượng mưa trung bình trong cả tháng 9 và tương đương với lượng mưa trong hơn nửa năm của khu vực này.

Hình ảnh kinh ngạc Sa mạc Sahara ngập lụt - Hình 2
Những hồ nước uốn quanh cồn cát nhấp nhô trên Sa mạc Sahara, một trong những nơi khô hạn nhất thế giới. Ảnh: X

Ông Houssine Youabeb tại Cơ quan khí tượng Maroc cho biết vào tuần trước rằng: “Đã 30 – 50 năm kể từ lần chúng tôi có lượng mưa lớn như vậy trong một khoảng thời gian ngắn như vậy”.

Khi mưa đổ xuống địa hình sa mạc, nó đã tạo ra một cảnh quan lạ lẫm với những vũng nước ngập tràn giữa những cây cọ và thảm thực vật.

Một số hình ảnh ấn tượng nhất được ghi nhận là từ thị trấn sa mạc Merzouga, gần Rachidia, đông nam Maroc, nơi trận đại hồng thủy hiếm hoi đã tạo ra những hồ nước mới trên các cồn cát.

Mưa cũng lấp đầy những hồ nước thường khô cạn, chẳng hạn như một hồ ở Công viên quốc gia Iriqui, công viên quốc gia lớn nhất Maroc. Hình ảnh vệ tinh của NASA từ khu vực này (sử dụng màu giả để làm nổi bật hơn vùng nước ngập), cho thấy những hồ nước mới hình thành trên khắp các dải đất ở phía tây bắc Sahara.

Hình ảnh kinh ngạc Sa mạc Sahara ngập lụt - Hình 3

Hình ảnh vệ tinh được sử dụng màu giả của NASA cho thấy một số phần của Sa mạc Sahara ở Maroc và Algeria vào ngày 14/8/2024 (trái) và hình ảnh cùng một khu vực vào ngày 10/9/2024 với hồ trong Công viên quốc gia Iriqui được hiển thị bằng màu xanh lam đậm ở góc dưới bên trái. Ảnh: CNN

Video đang HOT

Trong khi phần lớn lượng mưa rơi xuống các khu vực xa xôi thưa dân, một phần mưa trút xuống các thị trấn và làng mạc của Maroc đã gây ra lũ lụt chế.t người vào tháng trước, khiến hơn một chục người thiệ.t mạn.g.

Trận mưa này là bất ngờ và khá kỳ lạ đối với địa điểm này. Trong khi nhiều người đang kinh ngạc trước tác động của lượng mưa, ngay cả các nhà khoa học cũng chưa tìm ra nguyên nhân gây ra nó. Houssine Youabeb, giám đốc truyền thông của Tổng cục Khí tượng Morocco, tuyên bố rằng những cơn bão ngoại nhiệt đới có thể thay đổi thời tiết trong tương lai của khu vực. Do không khí giữ lại nhiều độ ẩm hơn, có khả năng sẽ có nhiều hơi nước bốc hơi hơn, sau đó sẽ biến thành nhiều cơn bão hơn.

Sa mạc Sahara là sa mạc không phân cực lớn nhất thế giới, trải dài trên diện tích hơn 9 triệu km2. Hình ảnh vệ tinh từ tháng 9 cho thấy những mảng lớn của sa mạc được phủ xanh khi các cơn bão di chuyển xa hơn về phía bắc so với bình thường, một hiện tượng mà một số nghiên cứu đã liên kết với biến đổi khí hậu do con người gây ra.

Hình ảnh kinh ngạc Sa mạc Sahara ngập lụt - Hình 4
Hình ảnh phản chiếu của những cây cọ hiện lấp lánh trên một đầm nước rộng lớn, được bao quanh bởi những cồn cát dốc. Ảnh: CNN

Hình ảnh kinh ngạc Sa mạc Sahara ngập lụt - Hình 5
Các tòa nhà dọc theo một hồ nước tràn đầy bởi mưa lớn ở thị trấn sa mạc Merzouga vào ngày 2/10. Ảnh: X

Theo nghiên cứu gần đây, có thể xảy ra nhiều sự kiện mưa cực đoan hơn ở Sahara trong tương lai, vì ô nhiễm nhiên liệu hóa thạch tiếp tục làm nóng hành tinh và phá vỡ chu trình nước.

Không có gì ngạc nhiên khi mưa lớn ở Sahara đã khiến du khách quan tâm hơn đến khu vực này. Những ốc đảo mới là một cảnh tượng thú vị.

Về mặt kỹ thuật, với lượng mưa không thường xuyên như vậy, có thể sẽ mất một thời gian dài nữa để khi du khách có thể nhìn thấy Sa mạc Sahara trong hình ảnh tương tự.

Ở địa phương, lượng mưa bổ sung có thể sẽ tác động tích cực đến các tầng chứa nước ngầm trong khu vực. Các tầng chứa nước ngầm này được sử dụng để cung cấp nước cho các cộng đồng địa phương. Nhược điểm của lượng mưa bất ngờ như vậy là đã có thiệt hại về mùa màng và t.ử von.g do lũ lụt. Theo thời gian, có thể có những thay đổi về cơ sở hạ tầng, kiến ​​trúc và thậm chí là giao thông trong khu vực do lượng mưa tăng lên.

Sahara, nơi những mảnh đời di cư chôn vùi trong cát bỏng

Mối nguy hiểm đối với những người di cư khi băng qua Địa Trung Hải đã được ghi nhận đầy đủ.Nhưng giai đoạn đầu của hành trình này, qua vùng Sahel và sa mạc Sahara, còn nguy hiểm hơn với số người chế.t cao gấp đôi so với tuyến đường biển.

Hành trình tử thần trên sa mạc

"Trên hành trình này, không ai quan tâm bạn sống hay chế.t". Đấy là tiêu đề của một báo cáo mới được Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) và Trung tâm Di cư hỗn hợp (MMC) công bố vào ngày 5/7/2024. Báo cáo cho biết, dù số người di cư t.ử von.g trên Địa Trung Hải đã thu hút sự chú ý của toàn cầu trong thập kỷ qua, nhưng "số người chế.t ở sa mạc có thể còn cao gấp đôi" so với hành trình vượt biển.

Sahara, nơi những mảnh đời di cư chôn vùi trong cát bỏng - Hình 1
Một điểm tập kết ở Agadez (Niger). Có hàng nghìn người di cư đi từ Agadez đến Bắc Phi mỗi tuần để sau đó vượt Địa Trung Hải tới châu Âu. Ảnh: New York Times.

UNHCR ước tính chỉ tính riêng năm 2024 đã có hơn 72.400 người di cư vượt Địa Trung Hải và ít nhất 785 trong số đó đã chế.t hoặc mất tích. Theo các tác giả của báo cáo, việc theo dõi các chuyến vượt biển đã khó, nhưng việc ước tính số lượng người cố gắng đến bờ biển bắc Phi sau khi băng qua những vùng sa mạc xa xôi, thưa dân và thường không có luật pháp còn khó hơn nữa - và không thể biết chính xác bao nhiêu người biến mất trên đường đi.

Số liệu mà các tổ chức nhân đạo của Liên hợp quốc thống kê được cho thấy, tổng cộng 1.180 người di cư đã chế.t khi băng qua sa mạc để đến bờ biển Bắc Phi trong khoảng thời gian từ tháng 1/2020 đến tháng 5/2024, nhưng con số thực tế được cho là cao hơn nhiều. "Do tuyến đường xa xôi, khó tiếp cận hoặc không thể tiếp cận các cơ sở giam giữ chính thức và không chính thức, ghi nhận từ chính quyền hoặc phương tiện truyền thông không thường xuyên hoặc không có, việc thu thập thông tin về số người t.ử von.g là vô cùng khó khăn và số liệu có thể không phản ánh đúng tình hình", báo cáo của Liên hợp quốc cho hay.

Bức tranh về thảm cảnh của người di cư trên tuyến đường bộ vượt qua vùng Sahel và sa mạc Sahara được thực hiện dựa trên giai đoạn thu thập dữ liệu kéo dài 3 năm (tháng 1/2020 đến tháng 3/2023) với 31.542 cuộc phỏng vấn người di cư và người tị nạn tại 217 địa điểm khác nhau trên khắp châu Phi và châu Âu.

Sahara, nơi những mảnh đời di cư chôn vùi trong cát bỏng - Hình 2
Những người di cư bị mắc kẹt ở sa mạc tại Lybia hồi tháng 7/2023. Ảnh: New York Times.

Và những gì các tổ chức nhân đạo của Liên hợp quốc ghi nhận được đều giống nhau: Có quá nhiều nguy hiểm đ.e dọ.a những người di cư trên tuyến đường từ vùng Sahel (dải đất vắt ngang châu Phi, nằm phía dưới sa mạc Sahara) xuyên qua sa mạc Sahara. "Nếu không bị bỏ mặc cho chế.t vì mất nước hoặc bệnh tật, những người di cư trên tuyến đường bộ nguy hiểm qua Bắc Phi tới Địa Trung Hải và châu Âu lại đối mặt với nguy cơ bị hã.m hiế.p, tr.a tấ.n, buôn bán tìn.h dụ.c và thậm chí là mổ trộm nội tạng", báo cáo nhấn mạnh.

Những câu chuyện đau lòng

Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) và Trung tâm Di cư hỗn hợp (MMC) - những cơ quan đồng thực hiện báo cáo, cho biết bạo lực thường đến từ các băng nhóm tội phạm có tổ chức và lực lượng phiến quân cát cứ, đặc biệt là từ những kẻ buôn người được trả tiề.n để đưa người đến châu Âu.

Sahara, nơi những mảnh đời di cư chôn vùi trong cát bỏng - Hình 3
Trong năm nay, 785 người di cư đã chế.t hoặc mất tích ở Biển Địa Trung Hải, nhưng số người chế.t trên tuyến đường bộ có thể còn lớn hơn nhiều.

Những kẻ buôn người thường xuyên nói dối người di cư về những nguy hiểm mà họ sẽ phải đối mặt. Chúng cũng trở mặt đòi thêm tiề.n từ khi họ đã xa nhà, và cung cấp rất ít thức ăn, nước uống cũng như các nhu yếu phẩm khác trên đường đi cho người di cư.

Trong khi đó, trên hành trình từ Sahel băng qua sa mạc để tới bờ biển Bắc Phi, người tị nạn và người di cư đi qua các khu vực nơi các nhóm phiến quân, những tổ chức khủn.g b.ố Hồi giáo và các tác nhân tội phạm khác hoạt động mạnh. Đây là khu vực không có luật pháp, nơi nạn buôn người, bắ.t có.c đòi tiề.n chuộc, lao động cưỡn.g bứ.c và bóc lột tìn.h dụ.c hoành hành dữ dội.

Một số băng nhóm buôn lậu người hiện đang chuyển hướng đến các khu vực xa xôi hơn để tránh các khu vực xung đột đang diễn ra hoặc né tránh hoạt động kiểm soát biên giới của các tác nhân nhà nước và phi nhà nước. Nhưng điều này cũng khiến những người di cư cũng phải chịu nhiều rủi ro hơn.

Sahara, nơi những mảnh đời di cư chôn vùi trong cát bỏng - Hình 4
Nhân viên Liên Hợp quốc tiếp cận một xe tải chở người di cư băng qua sa mạc Sahara.

"Mọi người thường nghĩ rằng tất cả các vụ ta.i nạ.n đều xảy ra trên biển," Teklebrhan Tefamariam Tekle, một người tị nạn Eritrea hiện đang ở Thụy Điển, nói với người phỏng vấn của Liên hợp quốc. "Nhưng có vô số vụ ta.i nạ.n xảy ra ở đó, tại sa mạc Sahara. Nơi đó đầy rẫy xá.c ngườ.i di cư. Ở đó, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy xương và hộp sọ của những người đã chế.t".

Những người khác được phỏng vấn cũng cho biết, việc ai đó bị bỏ rơi rồi chế.t trên sa mạc vì khát hoặc bị thương là chuyện ngày nào cũng xảy ra. "Khi thấy có người trong đoàn ngã xuống, bạn cũng chỉ có cách cắm đầu tiếp tục đi", một người đàn ông tự giới thiệu tên là Abraham nói. "Tốt nhất là đừng bao giờ ngoảnh lại phía sau".

Khoảng một phần ba số người lớn được phỏng vấn là phụ nữ, những người phải đối mặt với những nguy hiểm đặc biệt. Theo một nghiên cứu của Liên hợp quốc năm 2020, ước tính có tới 90% phụ nữ và tr.ẻ e.m gái đi dọc theo tuyến đường di cư Địa Trung Hải đã bị cưỡn.g hiế.p, và một số người đã bị ép làm gái mại dâm để trả tiề.n cho chuyến đi của họ. Có những báo cáo về việc phụ nữ bị ép kết hôn với những kẻ bắ.t có.c và sinh con, và những báo cáo khác về việc phụ nữ phải trả tiề.n cho những ân huệ tìn.h dụ.c để một nhóm người có thể đi qua an toàn.

"Những câu chuyện thực sự kinh hoàng", nữ Tiến sĩ Judith Sunderland, người không tham gia biên soạn báo cáo nhưng là phó giám đốc bộ phận Châu Âu và Trung Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, đã phỏng vấn hàng trăm người châu Phi sống sót sau hành trình đến Châu Âu, cho biết. Bà nói rằng những lời kể trong báo cáo của Liên hợp quốc hoàn toàn trùng khớp với những mảnh đời bi thảm mà bà đã được nghe kể.

"Bạn không thể tin rằng mọi người có thể tàn nhẫn với nhau như vậy", bà Sunderland nói thêm. "Và, bạn cũng không thể hiểu nổi tại sao mọi người vẫn thực hiện những chuyến đi này, dù phần nhiều trong số họ biết rõ những rủi ro".

Vì sao dòng người di cư vẫn tăng lên?

Thực ra câu hỏi của bà Sunderland không khó trả lời. Số lượng người cố gắng vượt qua những hành trình tử thần trên lục địa châu Phi rồi sau đó là vượt Địa Trung Hải tới châu Âu ngày càng tăng một phần là do tình hình xấu đi ở các quốc gia xuất phát và cả quốc gia tiếp nhận.

Những điều này bao gồm sự bùng nổ của các cuộc xung đột mới ở vùng Sahel, đặc biệt là Sudan, tác động tàn phá của biến đổi khí hậu, tình trạng mất an ninh tại các khu vực bất ổn mới và kéo dài ở phía Đông và Sừng châu Phi, cũng như biểu hiện của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và bài ngoại ảnh hưởng đến người tị nạn, người di cư tại những quốc gia châu Âu.

Việc nhiều chính phủ cực hữu hoặc các đảng cực hữu ngày càng có ảnh hưởng trên chính trường châu Âu khiến một số nước thay đổi quan điểm về người nhập cư, đưa ra một loạt biện pháp kiểm soát biên giới chặt chẽ, sẵn sàng mạnh tay gửi trả người di cư bất hợp pháp về nơi xuất phát.

Chính sách cứng rắn này vô hình trung tạo thêm cơ hội làm ăn cho các băng đảng buôn người bất hợp pháp. Với lời hứa đưa người di cư tới châu Âu trót lọt, những kẻ bất lương trên khắp vùng Sahel và Bắc Phi mỗi năm tổ chức hàng nghìn chuyến vượt biên và dĩ nhiên, như báo cáo của Liên hợp quốc chỉ ra, "trên hành trình này, chẳng ai quan tâm người di cư sống hay chế.t".

Các nước châu Âu, ở nhiều mức độ khác nhau, cũng cố gắng ngăn cản người di cư và đã trả tiề.n cho các quốc gia ở Bắc Phi để ngăn chặn mọi người vượt biển. Một cuộc điều tra gần đây của một nhóm các hãng tin được tờ New York Times công bố còn phát hiện ra rằng trong một số trường hợp, các chính phủ châu Âu đang trả tiề.n để đào tạo và trang bị cho lực lượng an ninh Bắc Phi, những lực lượng này buộc người di cư phải rời xa bờ biển và quay trở lại sa mạc mà không có đồ tiếp tế, khiến tính mạng của họ gặp nguy hiểm.

Sahara, nơi những mảnh đời di cư chôn vùi trong cát bỏng - Hình 5
Một nhóm phiến quân khủn.g b.ố Hồi giáo tại Mali, quốc gia vùng Sahel và là nơi xuất phát của nhiều người di cư. Ảnh: ACSS.

Do đó, ba tổ chức thực hiện báo cáo về người di cư châu Phi - UNHCR, IOM và MMC kêu gọi cộng đồng quốc tế phải sớm có "những nỗ lực liên tục nhằm cung cấp thông tin đáng tin cậy cho những người có kế hoạch di chuyển, vạc.h trầ.n "tin giả" do những kẻ buôn người đăng tải, phản đối vai trò của phương tiện truyền thông xã hội trong việc lý tưởng hóa các hoạt động di cư bất hợp pháp hoặc cuộc sống ở các quốc gia đích đến". Họ cũng đề nghị nhà chức trách các nước trên hành trình từ châu Phi tới châu Âu mạnh tay điều tra và truy tố những kẻ chịu trách nhiệm về tội ác chống lại người tị nạn và người di cư, bao gồm cả những kẻ buôn người".

Quan trọng hơn, cả ba tổ chức nhân đạo đều chung nhận định rằng, cộng đồng quốc tế cần thúc đẩy giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của tình trạng di cư - thông qua hành động tích cực về xây dựng hòa bình ở vùng Sahel, giải quyết bất bình đẳng xã hội, khôi phục sinh kế cũng như giảm thiểu các hệ lụy của biến đổi khí hậu.

Điều này cũng được Ủy viên phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell chia sẻ. Nhà ngoại giao này nhận định, để giải quyết tình trạng di cư trái phép, các nước thành viên EU cần đóng vai trò lớn hơn trong nỗ lực trợ giúp các nước châu Phi và Trung Đông phát triển kinh tế-xã hội ổn định, khôi phục niềm tin vào tương lai tươi sáng ở quê nhà. "Nguyên nhân sâu xa của tình trạng di cư ở châu Phi là do thiếu sự phát triển, thiếu tăng trưởng kinh tế và quản lý kém", ông Borrell nhấn mạnh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bầu cử Mỹ 2024: Bộ đôi chiến dịch tranh cử Trump - Musk báo hiệu điều gì?
18:11:04 13/10/2024
Ông Trump bị "mư.u sá.t lần 3"?
09:22:42 14/10/2024
Dân Tây Ban Nha đuổi khách du lịch, người đến lại càng đông hơn
22:23:47 14/10/2024
'Quả bom nổi' đậu không xa 'xác tàu tận thế', truyền thông Anh lo ngại
19:30:41 13/10/2024
Campuchia truy tố 13 bà bầu Philippines trong đường dây đẻ mướn
21:50:18 14/10/2024
Quân đội Hàn Quốc nghi ngờ Triều Tiên chuẩn bị phá nổ các đường kết nối hai miền
11:03:16 14/10/2024
Căng thẳng Hàn Quốc - Triều Tiên tăng nhiệt
22:19:09 14/10/2024
Đức bình luận khả năng phản công của Ukraine, phớt lờ các đề xuất của Tổng thống Zelensky
09:30:27 14/10/2024

Tin đang nóng

Xuất hiện 2 tấm ảnh thá.c loạ.n cực chấn động của Jennifer Lopez, Leonardo Dircapio... trong bữa tiệc của "ông trùm" Diddy?
12:54:47 15/10/2024
Người phụ nữ đi xe máy gặp họa vì một khúc gỗ rơi trên đường
12:57:30 15/10/2024
Tài xế ném tiề.n qua cửa kính ô tô khi đổ xăng gây bất bình ở Long An
15:17:50 15/10/2024
Vợ nam diễn viên nổi tiếng vướng tin ngoạ.i tìn.h với con rể chủ tịch tập đoàn LG
14:34:00 15/10/2024
Diễn viên Tuấn Mõ - 'em trai' Thanh Hương lấy vợ
13:06:10 15/10/2024
Fan bức xúc vì dàn sao Việt cười cợt chuyện tế nhị của HIEUTHUHAI
12:47:35 15/10/2024
Sao Hoa ngữ 15/10: Châu Kiệt Luân b.ị t.ố cờ bạc, sao TVB bỏ nghề chăm con tự kỷ
13:01:57 15/10/2024
Con trai Cát Phượng - Thái Hoà: Đỗ thủ khoa trường quốc tế, là 'bản sao' của bố
14:20:44 15/10/2024

Tin mới nhất

Ý nghĩa của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 đối với Ukraine

15:11:25 15/10/2024
Các ứng cử viên chính trong cuộc bầu cử này, Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump, đã đưa ra những quan điểm đối lập về chính sách đối ngoại, đặc biệt là về cuộc chiến tại Ukraine.

Tình bạn khăng khít ở 'quốc gia cô đơn', từng chuộng ăn thịt chó

15:09:26 15/10/2024
Những đám tang thú cưng cầu kỳ như của Dalkong không bắt đầu cho đến khoảng năm 2017, khi Pet Forest, một công ty dịch vụ tang lễ thú cưng, mở dịch vụ này như một cách giúp mọi người giải tỏa hội chứng mất thú cưng của họ.

Ukraine gặp bất lợi ở Kursk

15:07:48 15/10/2024
Thời tiết xấu ảnh hưởng đến các kế hoạch tiến công của Ukraine ở Kursk, trong khi cho phép Nga giành lại lãnh thổ.

Nỗ lực của Iran nhằm duy trì vị thế tại Liban

15:06:48 15/10/2024
Những mất mát về nhân sự, bao gồm cả tướng Nilfaroshan, Phó chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, đã làm giảm khả năng kiểm soát và quản lý mối quan hệ với Hezbollah.

Căng thẳng tại Trung Đông: HĐBA phản đối các cuộc tấ.n côn.g nhằm vào UNIFIL

15:05:19 15/10/2024
Trong một tuyên bố, hội đồng gồm 15 thành viên cũng kêu gọi tất cả các bên tôn trọng sự an toàn và an ninh của nhân viên và cơ sở của Lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ tại Liban (UNIFIL).

Ai Cập: Lật xe buýt chở sinh viên khiến ít nhất 12 người t.ử von.g

15:00:20 15/10/2024
Chính quyền địa phương đang tiếp tục đán.h giá tình hình, trong khi Cơ quan công tố đã bắt đầu mở cuộc điều tra để làm rõ nguyên nhân vụ tại nạn.

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris và ông Trump tìm kiếm lợi thế trong cuộc đua khốc liệt

14:57:56 15/10/2024
Trong khi bà Harris đang gặp thách thức lớn trong việc duy trì sự ủng hộ từ các cử tri truyền thống của đảng Dân chủ, ông Trump lại nỗ lực thu hút cử tri nhờ quan điểm cứng rắn về nhập cư và an ninh.

Ai Cập: Nỗ lực ngăn chặn nạn buôn bán cổ vật

14:56:22 15/10/2024
Cuộc điều tra tiết lộ rằng những cá nhân bị bắt giữ đã sở hữu những cổ vật này thông qua các cuộc khai quật mà họ thực hiện ở một vùng núi của Ai Cập.

Nghị sĩ Slovakia cảnh báo kịch bản "t.ự sá.t" nếu NATO kết nạp Ukraine

14:54:39 15/10/2024
Nghị sĩ Blaha, một thành viên của đảng Dân chủ Xã hội SMER-SD của Thủ tướng Slovakia Robert Fico, đã đến thăm Moscow vào cuối tuần trước.

EU thúc đẩy hành động khắc phục sa mạc hóa để đảm bảo tương lai bền vững

14:53:21 15/10/2024
Điều này bao gồm việc áp dụng các phương pháp quản lý đất tái sinh và tăng cường quản lý đất đai trong mọi hoạt động, đặc biệt là ở những dự án ngoài EU.

Trí tuệ nhân tạo: Google mua điện hạt nhân phục vụ AI

14:47:38 15/10/2024
Thỏa thuận này được công bố chỉ vài tuần sau thông tin nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island, nơi từng xảy ra thảm họa hạt nhân nghiêm trọng nhất nước Mỹ, sẽ hoạt động trở lại để cung cấp năng lượng cho Microsoft.

Tình trạng mất an ninh lương thực 'không chừa' các nền kinh tế lớn

14:45:57 15/10/2024
Các tổ chức từ thiện ở Australia đang tiếp tục tìm cách viện trợ thực phẩm cho những người rơi vào tình trạng mất an ninh lương thực, vốn đã lên tới con số cao kỷ lục.

Có thể bạn quan tâm

Những điều cần biết về Avatar: Frontiers of Pandora, game bom tấn đỉnh cao sắp ra mắt

Mọt game

17:24:17 15/10/2024
Phát triển và Xuất bản: Trò chơi được phát triển bởi Massive Entertainment, một đội ngũ phát triển thuộc sở hữu của Ubisoft. Ubisoft cũng là nhà xuất bản của trò chơi.

Nữ ca sĩ 9x công khai bị ung thư cổ tử cung, thái độ của chồng doanh nhân gây chú ý

Sao châu á

17:23:06 15/10/2024
ChoA chia sẻ rằng cô không thể chấp nhận bệnh tình và đi đến 5 bệnh viện hàng đầu khác nhau để kiểm tra với hy vọng chẩn đoán ban đầu đã sai.

Trường Giang giảm 11kg, ngoại hình khác lạ khiến đàn chị thốt lên hoảng hốt

Sao việt

17:15:21 15/10/2024
Xuất hiện ở thảm đỏ ra mắt phim điện ảnh Cô dâu hào môn, Trường Giang gây bất ngờ cho khán giả khi chia sẻ thông tin sụt đến 11kg trong thời gian ngắn.

"Đi giữa trời rực rỡ" sẽ kết thúc ở tập 58 và có phần 2

Hậu trường phim

16:55:22 15/10/2024
Nhà sản xuất bộ phim truyền hình Đi giữa trời rực rỡ vừa đưa ra thông báo, bộ phim sẽ kết thúc ở tập 58 và có phần 2.

Á hậu Thảo Nhi Lê lên Shark Tank gọi vốn, có được đầu tư?

Tv show

16:50:25 15/10/2024
Á hậu Thảo Nhi Lê đem sản phẩm độc đáo làm từ loài hoa hồng đắt nhất trong giới nước hoa lên gọi vốn trên Shark Tank.

'Đi giữa trời rực rỡ' tập 55: Chải đau đầu vì Tả gây chuyện

Phim việt

16:45:04 15/10/2024
Trong Đi giữa trời rực rỡ tập 55, dù rất nỗ lực tập luyện livestream bán hàng ngay ngày đầu đi làm nhưng Tả đã vô tình gây ra họa lớn cho shop.

Xôn xao chi phí tháo lắp điều hòa cũ lớp học hết hơn 3,8 triệu đồng

Netizen

16:22:41 15/10/2024
Trong buổi họp phụ huynh, nhà trường thông tin chi phí tháo, lắp điều hòa cũ ở một lớp học hết 3,8 triệu đồng đã khiến phụ huynh trường Tiểu học Nghi Đức xôn xao bàn tán.

Công an yêu cầu định giá tài sản dự án Sài Gòn One Tower ở TPHCM

Pháp luật

16:01:09 15/10/2024
Cơ quan CSĐT - Bộ Công an yêu cầu định giá tài sản quyền sử dụng đất và giá trị dự án Sài Gòn One Tower tại khu đất số 34 Tôn Đức Thắng, quận 1, TPHCM.

Loại cá được khen "tốt hơn cá hồi" rất phổ biến ở Việt Nam

Sức khỏe

15:53:49 15/10/2024
Cá vược, hay còn gọi là cá chẽm, là một trong những loài cá ít xương, giàu dinh dưỡng được nhiều chuyên gia dinh dưỡng đán.h giá cao nhờ khả năng hỗ trợ bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Một nhân viên Văn phòng đăng ký đất đai Bà Rịa-Vũng Tàu nghi t.ự vẫ.n trên núi

Tin nổi bật

15:48:09 15/10/2024
Ngày 15/10, Công an thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết vẫn đang phối hợp cùng các cơ quan chức năng liên quan để tiến hành điều tra, làm rõ nguyên nhân cái chế.t của ông L.Đ.T. (46 tuổ.i, trú tại phường 4, TP Vũng Tàu).

Jin (BTS) sẽ phát hành sản phẩm âm nhạc mới vào tháng 11

Nhạc quốc tế

15:46:02 15/10/2024
Tin vui này đã được anh cả của BTS thông báo vào rạng sáng nay (15/10). Với sản phẩm âm nhạc sắp phát hành, Jin sẽ chính thức trở lại với sự nghiệp solo sau khi xuất ngũ.