Mỹ tăng viện trợ cho liên minh chống IS
Ngày 30/9, Mỹ cam kết viện trợ thêm 316 triệu USD để củng cố liên minh toàn cầu chống tổ chức khủn.g b.ố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng cũng như các hoạt động chống khủn.g b.ố ở khu vực châu Phi cận sa mạc Sahara và Trung Á.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: IRNA/TTXVN
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã công bố khoản viện trợ trên tại cuộc họp cấp Bộ trưởng của Liên minh toàn cầu chống IS (D-ISIS) ở Washington.
Trong số này, 148 triệu USD hỗ trợ để đảm bảo an ninh biên giới cũng như chống khủn.g b.ố ở khu vực châu Phi cận sa mạc Sahara và Trung Á; 168 triệu USD dành cho quỹ an ninh tại Iraq và Syria.
Phát biểu tại cuộc họp, Ngoại trưởng Blinken nhấn mạnh cần tăng cường hợp tác chống các nhánh của IS bên ngoài Trung Đông, đặc biệt là ở khu vực châu Phi cận sa mạc Sahara, nơi các nhóm liên kết với IS đang lộng hành. Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nêu bật sự cần thiết phải tăng cường nỗ lực củng cố an ninh và ổn định ở cả Iraq và Syria, đồng thời ngăn chặn các nhóm, các tổ chức cực đoan như IS lợi dụng tình hình căng thẳng hiện nay tại Trung Đông.
Video đang HOT
Ngoài ra, Ngoại trưởng Blinken còn đề cập thực trạng hơn 43.000 người thân của các tay sún.g IS đang sống trong các lán trại ở Đông Bắc Syria, cùng khoảng 9.000 phần tử IS vẫn bị giam giữ tại đây. Việc hồi hương những trường hợp này vẫn là một chủ đề nhạy cảm, đặc biệt tại châu Âu.
Cuộc họp nói trên diễn ra sau khi Mỹ và Iraq thông báo D-ISIS sẽ kết thúc sứ mệnh quân sự tại Iraq vào cuối tháng 9/2025, nhưng vẫn tiếp tục hoạt động ở Syria. D-ISIS được thành lập vào năm 2014 nhằm hỗ trợ các lực lượng địa phương giành lại vùng lãnh thổ rộng lớn bị tổ chức khủn.g b.ố IS chiếm đóng ở Iraq và Syria.
Phương Tây công bố thêm các gói viện trợ cho Ukraine
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 6/9, Mỹ, Đức, Đan Mạch, Hà Lan và Canada đã công bố các gói cung cấp vũ khí và thiết bị mới nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của Ukraine.
Các quân nhân Ukraine được huấn luyện sử dụng xe tăng Leopard 2 tại thao trường Zaragoza, Tây Ban Nha. Ảnh tư liệu: AFP
Cụ thể, sau cuộc họp của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine - gồm khoảng 50 nước, tại căn cứ không quân Ramstein của Mỹ ở Đức, Washington thông báo sẽ cung cấp cho Ukraine gói viện trợ quân sự trị giá 250 triệu USD, gồm nhiều loại vũ khí và thiết bị, trong đó có thể có đạn dược, hệ thống liên lạc và thiết bị bổ sung cho các tác chiến trên bộ.
Đức, Đan Mạch và Hà Lan cũng cho biết sẽ cùng chuyển giao 77 xe tăng Leopard 1A5 cho Ukraine. Những chiếc xe tăng này được thiết kế để hỗ trợ bộ binh ở các khu vực mặt trận khác nhau. Dù không phải là phương tiện hiện đại nhất, nhưng Leopard 1A5 vẫn có thể nâng cao đáng kể khả năng chiến đấu của các đơn vị thiết giáp Ukraine. Đức sẽ gửi cho Ukraine 12 hệ thống pháo tự hành Panzerhaubitze 2000.
Bộ trưởng Quốc phòng Canada Bill Blair tuyên bố nước này có kế hoạch chuyển cho Ukraine 80.840 quả rocket không đối đất cỡ nhỏ, cùng 1.300 đầu đạn và một loạt động cơ cho tên lửa không điều khiển lắp trên máy bay trong những tháng tới.
Những bộ phận này có thể được sử dụng cho máy bay không người lái (UAV), cho phép quân đội Ukraine mở rộng việc sử dụng UAV tác chiến. Ngoài ra, Canada sẽ cung cấp các bộ khung gầm tháo từ 29 xe bọc thép chở quân M113 và 64 xe bọc thép Coyote - những loại xe mà lực lượng vũ trang Canada không còn sử dụng nữa.
Về phần mình, Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha thông báo sẽ chuyển giao cho Ukraine các khẩu đội tên lửa phòng không HAWK, gồm 6 bệ phóng nhằm giúp nước này tăng cường hệ thống phòng không.
Trong khi đó, theo Bộ Quốc phòng Pháp, nước này sẽ sử dụng một phần trong số 1,4 tỷ euro (1,5 tỷ USD) doanh thu từ các tài sản bị đóng băng của Nga để tài trợ việc mua thiết bị quân sự cho Ukraine.
Thông báo nêu rõ: "Cùng với các quốc gia thành viên khác (EU), Bộ Quốc phòng... sẽ tham gia triển khai biện pháp hỗ trợ mới cho Ukraine từ Cơ chế Hòa bình châu Âu". Theo thông báo, Ủy ban châu Âu đã cho phép nhanh chóng mua sắm các vật liệu ưu tiên của ngành công nghiệp quốc phòng Pháp, gồm đạn dược, pháo binh và phòng không.
Khoảng 200 tỷ euro tài sản của Nga bị đóng băng ở 27 nước thành viên EU kể từ khi Moskva triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại nước láng giềng Ukraine vào năm 2022. Gần 90% số tài sản này được lưu giữ tại Bỉ, nơi đặt trụ sở chính của trung tâm thanh toán và lưu ký chứng khoán quốc tế Euroclear.
Tháng 5 vừa qua, các quốc gia thành viên EU đã nhất trí sử dụng tiề.n lãi thu được từ các tài sản bị tịch thu thuộc sở hữu ngân hàng trung ương Nga để hỗ trợ Kiev. Khoản đầu tiên trị giá 1,5 tỷ euro đã được "bật đèn xanh" vào tháng 7. Tiề.n lãi thu được, dự kiến lên tới 2,5-3 tỷ euro/năm, dùng để trang bị vũ khí cho Ukraine và trang trải chi phí tái thiết sau chiến tranh.
Nga đã chỉ trích quyết định trên của EU, coi đây là hành động "bất hợp pháp".
Đề cập tới việc giải quyết xung đột ở Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết vấn đề này sẽ được thực hiện trên bàn đàm phán. Ông Austin nêu rõ: "Rốt cuộc, xung đột này sẽ được giải quyết trên bàn đàm phán, nhưng rất khó dự đoán chính xác khi nào thời điểm đó sẽ đến". Trước đó, tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông ở Vladivostok, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lưu ý tại phiên họp toàn thể ngày 5/9 rằng Moskva chưa bao giờ từ chối các cuộc đàm phán với Ukraine.
Cũng trong ngày 6/9, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thảo luận với Thủ tướng Đức Olaf Scholz về cuộc xung đột hiện nay ở Ukraine. Theo đó, hai bên đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục ủng hộ Ukraine.
Washington Post: Mỹ chần chừ hỗ trợ Ukraine trong chiến dịch Kursk Theo tờ Washington Post, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn chưa nắm rõ được mục tiêu của Kiev trong chiến dịch tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ Nga. Lô tên lửa do Mỹ viện trợ được chuyển tới sân bay ở Kiev, Ukraine. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Dẫn các nguồn tin thân cận với chính quyền, tờ báo trên cho...