Hình ảnh cuộc sống của gia đình có 199 thành viên ở Ấn Độ
Lúc sinh thời, ông Pu Ziona ở làng Baktawng (Ấn Độ) đã lấy 39 người vợ, khiến cho gia đình ông trở thành gia đình có nhiều thành viên nhất thế giới với 199 người.
Theo Straits Times, ông Ziona là người đứng đầu giáo phái đạo Cơ đốc lâu đời mang tên “Chhuan Thar Kohhran” (Nhà thờ thế hệ mới) ở Ấn Độ. Giáo phái này ủng hộ chế độ đa thê, và ông Ziona đã lấy tổng cộng 39 người vợ.
Vào năm 2021, ông Ziona qua đời ở tuổi 76 vì tiểu đường và cao huyết áp, trong khi 38 người vợ vẫn còn sống, chỉ có 1 người vợ qua đời trước ông. Ông Ziona có 89 người con, 36 người cháu và số lượng chắt sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Hiện gia đình của ông Ziona được ghi nhận có tổng cộng 199 thành viên.
Gia đình 199 người sinh sống trong căn nhà 5 tầng màu tím. Ảnh: ST
Một bữa ăn của gia đình đông người nhất thế giới. Ảnh: ST
Ông Nunparliana (60 tuổi), con trai cả của ông Ziona, hiện là người đứng đầu gia đình. “Đại gia đình của chúng tôi có nhiều thế hệ, mọi người chủ yếu làm nông nghiệp. Chúng tôi cũng có xưởng mộc và xưởng nhôm kính”, ông Nunparliana nói.
Video đang HOT
Theo ông Nunparliana, mỗi bữa ăn của gia đình ông tốn khoảng 80kg gạo, và đông đúc như một bữa tiệc ở nhà hàng. Đại gia đình này sinh sống trong một ngôi nhà 5 tầng rộng lớn, với hơn 100 phòng.
Những người đàn ông trong gia đình cùng nướng lợn. Ảnh: ST
Phụ nữ trong gia đình chia sẻ việc nhà. Ảnh: Reuters
Hai thành viên của gia đình ông Ziona làm việc tại xưởng nhôm kính. Ảnh: ST
“Chúng tôi vẫn nhớ ông ấy. Cha đã dạy tôi về giá trị của tình yêu và nghĩa vụ chăm sóc thành viên trong gia đình. Tình cảm và sự quan tâm là thứ đã giúp gia đình chúng tôi đoàn kết”, ông Nunparliana nói.
Theo Straits Times, người dân địa phương vô cùng kính trọng ông Ziona. Tuy nhiên, thế hệ trẻ hơn trong gia đình này không muốn tiếp tục chế độ đa thê. Hiện tại, ông Nunparliana là người duy nhất trong gia đình có 2 vợ, và 2 người vợ của ông là chị em.
Bà Zathiangi (ngoài cùng bên phải), người vợ đầu tiên của ông Ziona, và các con. Ảnh: ST
Bức tường của gia đình tràn ngập hình ảnh của thế hệ trước. Ảnh: ST
Thành viên mới nhất của gia đình ông Ziona chào đời vào tháng 6/2023. Ảnh: ST
Ô nhiễm không khí đe dọa sức khỏe người dân thủ đô New Delhi
Người dân thủ đô New Delhi của Ấn Độ đang phải chống chọi với bầu không khí độc hại. Hằng năm, khi mùa Đông bắt đầu, Chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở thủ đô của quốc gia Nam Á này lại giảm mạnh do không khí ô nhiễm nặng.
Khói bụi mù mịt tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ ngày 3/11/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Bụi và khói tích tụ trong không khí, làm suy giảm chất lượng không khí khiến người dân khó thở, đặc biệt là các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Tình trạng này đã kéo dài nhiều năm, mặc dù Chính phủ Ấn Độ đã nỗ lực đẩy mạnh nhiều biện pháp ngăn chặn và phòng, chống ô nhiễm.
Trong những ngày qua, chất lượng không khí ở New Delhi ở mức rất xấu. Trước đó, chỉ số này ở mức nguy hại. Tuy nhiên, Ủy ban kiểm soát ô nhiễm trung ương (CPCB) cho biết AQI tại New Delhi trong ngày 15/11 là 228, có nghĩa là chất lượng không khí ở mức xấu.
Theo giới chuyên gia, một phần nguyên nhân dẫn tới suy giảm chất lượng không khí ở New Delhi là do tốc độ gió chậm và việc đốt rơm rạ tại các bang lân cận. Hoạt động sản xuất, xây dựng và lưu thông phương tiện giao thông cơ giới cũng góp phần gây ô nhiễm không khí trong thành phố.
Các chất gây ô nhiễm không khí chủ yếu ở thủ đô của Ấn Độ là các loại bụi mịn PM 2.5 và PM 10. Các chuyên gia cho biết PM 2.5 có thể xâm nhập đường hô hấp, đến phổi và đi vào máu.
Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy gần 80% các hộ gia đình sinh sống ở New Delhi và những vùng lân cận có người mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí. Theo các báo cáo, nhiều người bị khó thở, trong đó người già và học sinh bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Trước tình hình trên, cơ quan bảo vệ quyền trẻ em của Ấn Độ, Ủy ban Quốc gia bảo vệ quyền trẻ em đã khuyến nghị đóng cửa trường học cho đến khi không khí bớt ô nhiễm. Giới chức y tế khuyến cáo người dân, đặc biệt là những người mắc bệnh về đường hô hấp, giảm thiểu thời gian ở ngoài trời cho đến khi chất lượng không khí được cải thiện.
Các bác sĩ cho biết chất lượng không khí ở mức nguy hại ảnh hưởng đến những người khỏe mạnh và tác động nghiêm trọng đến những người có bệnh nền phổi. Do đó, người dân cần sử dụng khẩu trang phòng độc N-95 hoặc P-100 khi ra ngoài. Nhóm đối tượng dễ bị tổn thương cần hạn chế làm các công việc nặng nhọc ngoài trời trong thời gian dài, giảm cường độ lao động, tăng thời gian nghỉ ngơi. Những người mắc bệnh hen suyễn cần thường xuyên mang theo thuốc.
Cựu Phó Tổng thống Mỹ Pence tranh cử Tổng thống Phó Tổng thống thứ 48 của Mỹ, Mike Pence, sẽ khởi động chiến dịch tranh cử vào ngày 7/6 ở bang Iowa, cạnh tranh trực tiếp với "sếp cũ"- cựu Tổng thống Donald Trump, trong cuộc đua giành đề cử ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa. Hôm 5/6, cựu Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã nộp hồ sơ lên...