Hình ảnh cảm động: Đôi bàn tay đếm tiền lẻ cùng ánh mắt gửi trao hy vọng của bố ngày con nhập học
Nhìn hình ảnh người bố dáng vẻ khắc khổ đang cẩn thận đếm từng tờ tiền lẻ để nộp học phí cho con trong ngày nhập học khiến nhiều cư dân mạng nghẹn ngào.
Đại học không phải con đường duy nhất nhưng nó là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công, và với nhiều người, nó còn là cơ hội duy nhất để thay đổi cuộc đời. Chính vì vậy, dù xưa hay nay thì đỗ đại học đều xứng đáng là một việc vui lớn của không chỉ bản thân bạn mà của cả gia đình nữa.
Thế nhưng đằng sau niềm hạnh phúc và tự hào ấy còn là những lo toan ánh lên trong mắt cha mẹ. Và cứ mỗi mùa nhập học thế này, chúng ta lại được chứng kiến nhiều cảnh tượng cảm động đến cay khóe mắt khi thấy hình ảnh những người cha, người mẹ lam lũ đưa con tới trường. Mới đây trên MXH, nhiều người cũng đã truyền tay nhau một bức hình như vậy.
Hình ảnh người bố đếm từng đồng bạc lẻ nộp học phí cho con gái khiến nhiều người xúc động
Trong ảnh là một người cha với dáng vẻ khắc khổ, làn da rám nắng đang ngồi cẩn thận đếm lại từng đồng tiền đủ mệnh giá chuẩn bị nộp tiền nhập học cho cô con gái nhỏ ngồi kế bên. Không ai biết cặp cha con ấy là ai nhưng nhìn hình ảnh này, nhiều người vẫn cảm thấy vô cùng xúc động.
Theo bạn Mỹ Hạnh, người đăng tải bức ảnh thì người bố này đưa con gái từ tận trong Nam ra ngoài Bắc nhập học. Mỹ Hạnh kể:
“Ông chú trông có vẻ vất vả đưa con gái đi nhập học. Tôi thấy chú lấy từng đồng lẻ ra mà nghẹn ngào. Chỉ là vô tình thôi, nhưng tôi hiểu được ánh mắt của người cha đó. Ước mơ cho con có được con chữ, cái nghĩa, là sự hi sinh vô bờ bến của người cha. Ngày nhập học – cái ngày mà mang lại niềm vui, sự hạnh phúc của các bạn tân sinh viên. Nhà nào có điều kiện thì dăm bảy triệu nó chẳng là gì, nhưng ở trong cái hoàn cảnh nông dân chân lấm tay bùn thì vài trăm thôi cũng đủ nói lên nỗi khổ!
Chú bảo, thôi thì cố gắng cho cháu ra đây ăn học, nhà chú tận trong Nam, cũng chẳng có điều kiện gì nhiều, các cháu có gì ở đây chỉ giúp em cho chú. Thấy chú chắt bóp từng đồng tiền lẻ, một sấp một để đóng tiền học cho con mà thấy xót xa quá!”.
Video đang HOT
Câu chuyện cùng hình ảnh cảm động về cặp bố con trên đã thu về hàng nghìn lượt like và chia sẻ. Cư dân mạng ai nấy đều xúc động, bên cạnh việc động viên cô con gái nhất định phải nỗ lực thật nhiều để đền đáp công ơn của bố mẹ thì nhiều người cũng nghẹn ngào chia sẻ lại câu chuyện của riêng mình như để chứng minh trên đời này không gì vĩ đại hơn tình thương của cha mẹ dành cho con cái.
Trước đó cư dân mạng cũng từng có lần rưng rưng khi chứng kiến hình ảnh một người mẹ khác cầm nón rách và cuộn tiền lẻ đứng đợi con trai nhập học
Bạn N.R bùi ngùi: “Hôi đo hai cha con đeo nhau lên Sài Gòn tim phong tro, chay xe may gân 10 tiêng đông hô, tim được nha tro xong bô vôi va đi sơ nêu ơ lai thì 2 cha con se tôn tiên cơm nhiêu hơn. Nhin bô nhin đoi lui thui đi vê ma đau long…”.
Một tài khoản tên Đ.T thì động viên: “Hy vọng em học đúng ngành nghề để mai sau ra trường dễ xin việc, rồi gửi tiền chăm lo cho bố mẹ những tháng ngày vất vả. Đừng cái kiểu bố bán bò cho con học đại học, con học đại học xong thất nghiệp bố lại mua bò về cho chăn thì khổ bố mẹ lắm”.
“Không ai hy sinh vô điều kiện cho mình như bố mẹ cả. Vì thế phải biết trân trọng những gì mình đang có. Chúc cô gái nhỏ luôn thật bản lĩnh và cố gắng nhé!”, bạn H.P cảm khái.
Theo Tri thức trẻ
Nhiều trường đại học, cao đẳng "mỏi cổ" ngóng thí sinh nhập học
Ngày 12.8 là thời hạn cuối cùng thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 làm thủ tục xác nhận nhập học, nhưng đến nay nhiều trường đại học vẫn trong tình trạng "ngóng" thí sinh.
Ngày 12.8 là hạn cuối cùng để thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 làm thủ tục xác nhận nhập học. Ảnh minh họa: HN
Không ít trường phải lên kế hoạch tuyển nguyện vọng bổ sung, chỉ mong tuyển đủ sinh viên để duy trì hoạt động giảng dạy.
"Mong mỏi mắt" vẫn không tuyển được sinh viên nào
Giống như năm 2017, "điểm nóng" của mùa tuyển sinh năm 2018 vẫn là các trường sư phạm. Nhiều trường cao đẳng sư phạm lâm vào cảnh "tồn tại như không tồn tại" vì không tuyển được sinh viên.
Năm ngoái, không ít trường sư phạm hạ điểm chuẩn, ở mức 10 điểm/3 môn, nhưng thí sinh vẫn không mặn mà. Năm nay, các trường sư phạm ở địa phương tiếp tục lâm cảnh khó khăn, khi hôm nay là hạn cuối cùng thí sinh xác nhận nguyện vọng học tại trường, nhưng không ít trường có ngành chưa tuyển được thí sinh nào.
Theo thống kê của Trường Đại học Đồng Nai, đến ngày 11.8 vẫn còn 640 thí sinh trúng tuyển vào trường chưa xác nhận nhập học. Đến 17h ngày 12.8, nếu thí sinh này vẫn chưa nộp bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia 2018 về trường, các em sẽ bị loại khỏi danh sách trúng tuyển.
Cũng theo công bố kết quả tuyển sinh đợt 1 của Trường Đại học Đồng Nai, có 2 ngành bậc Đại học (Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Vật lý) và 4 ngành bậc cao đẳng đào tạo sư phạm không có thí sinh nào trúng tuyển.
Nhiều ngành khác của trường dù chỉ lấy chỉ tiêu 20 thí sinh nhưng số người trúng tuyển chưa được một nửa.
Đại học Đồng Nai có nhiều ngành không tuyển được thí sinh nào.
Tương tự, Trường Đại học Tây Nguyên cũng có nhiều ngành chưa tuyển đủ chỉ tiêu, trường vẫn đang mong những thí sinh trúng tuyển làm thủ tục xác nhận nhập học.
Trường đại học tuyển sinh còn "èo uột", các trường cao đẳng sư phạm ở địa phương càng lâm vào thế khó.
Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận, năm 2018 chỉ tuyển sinh 3 ngành, nhưng đến nay ngành Sư phạm tin học không có thí sinh trúng tuyển, Sư phạm tiếng Anh chỉ tuyển được 10 thí sinh.
Trường Cao đẳng sư phạm Đắk Lắk hiện có nhiều ngành mới chỉ tuyển được từ 1-3 sinh viên. Với tình hình tuyển mãi không được sinh viên, nhiều trường đại học, cao đẳng ở địa phương đang lâm vào khó khăn, thiếu kinh phí để trả lương đội ngũ giảng viên và duy trì các hoạt động giảng dạy.
Hạ điểm chuẩn chạm sàn để "vét" thí sinh
Cùng với việc nhiều trường đại học có các ngành không tuyển được thí sinh nào, năm nay cũng diễn ra tình trạng không ít trường hạ điểm chuẩn xuống rất thấp để mong tuyển đủ thí sinh.
Hàng loạt trường có điểm trúng tuyển ở mức 13-14 như Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội; Đại học Kinh tế, Đại học Nông Lâm (Đại học Huế)... Những ngày qua dư luận đã có nhiều tranh cãi về việc lấy điểm chuẩn thấp có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, đầu ra của trường?
Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, ông Trần Anh Tuấn - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) - thừa nhận năm nay có nhiều trường lấy điểm tiếp nhận hồ sơ là 13.
Tuy nhiên ông Anh Tuấn cảnh báo: Khả năng do số lượng thí sinh đăng ký vào ngành ít, nên các trường lấy điểm chuẩn thấp để tuyển đủ chỉ tiêu. Nhưng về nguyên tắc điểm chuẩn không thấp hơn điểm sàn mà các trường đã công bố trước đó. Nếu phát hiện trường nào hạ điểm chuẩn xuống dưới điểm sàn để tuyển sinh bằng mọi giá, Bộ GDĐT sẽ kiểm tra và xử lý nghiêm.
ĐẶNG CHUNG
Theo laodong.vn
Gập ghềnh đường đến trường của tân sinh viên không có cha, mẹ tàn tật Sinh ra không biết cha mình là ai, Nguyễn Công Anh lớn lên trong tình yêu thương, bao bọc của ông bà ngoại và người mẹ tàn tật. Vượt qua nghịch cảnh, Công Anh giành được nhiều thành tích trong học tập và vừa trở thành sinh viên đại học. Vừa hoàn tất thủ tục nhập học, trong lòng cậu học trò này...