Hình ảnh bay huấn luyện Su-22 tại Trung đoàn không quân 937
Sau đây là một số hình ảnh của ban bay huấn luyện Su-22 ở Trung đoàn Không quân 937
Đội ngũ thợ kỹ thuật chuẩn bị máy bay từ rất sớm. Lắp dù hãm cho máy bay.
Chuyến bay khí tượng đầu tiên do cán bộ chỉ huy thực hiện từ rất sớm.
Phi công lên buồng lái chuẩn bị bay.
Máy bay di chuyển ra đường băng.
Cất cánh.
Video đang HOT
Biên đội hiệp đồng cất cánh.
Bay lên làm chủ bầu trời.
Hạ độ cao chuẩn bị tiếp đất.
Tiếp đất an toàn.
Bung dù đuôi giảm tốc độ máy bay sau khi tiếp đất.
Phi công điều khiển máy bay về sân đỗ.
Niềm vui của phi công sau chuyến bay an toàn thắng lợi.
Trung đoàn trưởng chỉ huy bay.
Ra đa phục vụ huấn luyện bay.
Máy bay trực thăng trực sẵn sàng làm nhiệm vụ.
Thu hồi và đưa máy bay về vị trí.
Trực sẵn sàng cất cánh làm nhiệm vụ.
Theo QĐND Online
Khát vọng làm chủ bầu trời
...Từng tốp máy bay MiG-21, Su-22 vút lên nền trời, tiếng động cơ phản lực ầm ào át mọi tiếng động khác.
Đã vào chính đông, nhưng khí hậu miền Trung vẫn oi nồng. Sau cơn mưa, nắng đã rát rạt, chói chang. Sân bay quân sự Đà Nẵng cách biển không xa, vậy mà vẫn thấy ngột ngạt.
Từng tốp máy bay MiG-21, Su-22 vút lên nền trời, tiếng động cơ phản lực ầm ào át mọi tiếng động khác.
Phi công trẻ Sư đoàn 372 trao đổi kinh nghiệm.
Đại tá Nguyễn Xuân Vọng, Chính ủy Sư đoàn 372, mắt dõi theo đường bay, nói với tôi:
"Nếu máy bay cất cánh trong mùa mưa vô cùng phức tạp, đòi hỏi yêu cầu rất cao. Nhiều khi bộ đội đã chuẩn bị kỹ lưỡng cả ngày, nhưng vẫn phải hoãn bay vì không đủ điều kiện. Vì thế, chúng tôi phải tranh thủ thời gian luyện tập thêm nhiều phương án để chinh phục bầu trời".
Được biết, nhiệm vụ trọng tâm của sư đoàn hiện nay là cùng lúc huấn luyện máy bay MiG-21 và huấn luyện chuyển loại máy bay Su-22 để nhanh chóng đưa toàn bộ máy bay Su-22 vào trực chiến.
Tuy nhiên, để hoàn thành được chỉ tiêu, đơn vị phải "vượt lên chính mình", một số phi công trước đây lái máy bay MiG-21, nay chuyển sang Su-22 là cả một vấn đề.
Vì vậy, đội ngũ phi công cần phải được huấn luyện một cách bài bản, tỉ mỉ thì mới có thể hoàn thành nhiệm vụ.
Trao đổi về công tác huấn luyện, Đại tá Ngô Vĩnh Phúc, Phó sư đoàn trưởng, cho biết:
"Su-22 có sự khác biệt với MiG-21 cả về khí động lực và tính năng. Thời gian làm việc của phi công trên máy bay Su-22 cũng dài hơn MiG-21. Do vậy, đòi hỏi người phi công phải rèn luyện, đáp ứng yêu cầu cao cả về trình độ chuyên môn, bản lĩnh và thể lực.
Anh em cần phải được huấn luyện kỹ các khoa mục như: Động cơ, thiết bị hàng không, vô tuyến điện tử, nguyên lý máy bay, dẫn đường, khí tượng...".
Từ yêu cầu nhiệm vụ, các cơ quan, đơn vị đã chủ động xây dựng kế hoạch huấn luyện sát thực tế chiến đấu. Các phi đội luôn vận dụng sáng tạo cách đánh và nghệ thuật quân sự độc đáo của Không quân nhân dân Việt Nam.
Những kinh nghiệm từ thực tiễn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được nghiên cứu, áp dụng vào điều kiện tác chiến hiện nay. Anh em phi công còn tích cực nghiên cứu các phương án tác chiến mới để tìm ra cách đánh thích hợp.
Sự nỗ lực của tập thể cán bộ, chiến sĩ sư đoàn đã khiến cho việc tiếp nhận, huấn luyện chuyển loại máy bay Su-22 trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.
Họ đã "vượt lên chính mình" để làm chủ trang bị, góp phần quan trọng vào việc nâng cao sức mạnh chiến đấu của Bộ đội Không quân.
Theo Quân đội nhân dân
Trung đoàn đặc biệt với nhiệm vụ giải cứu con tin Mỹ Trung đoàn không vận đặc biệt 160 với mật danh Biệt Kích Đêm, thường đảm trách nhiệm vụ đưa Biệt kích Hải quân Mỹ (SEAL) hoặc các lực lượng chiến đấu tinh nhuệ khác luồn sâu trong lòng địch. Một toán biệt kích Mỹ đổ bộ xuống tàu chở hàng bị hải tặc kiểm soát. Trung đoàn ra đời năm 1981 khi quân...