Hiệu ứng đám đông
Mới đây, một clip được đưa lên YouTube với tiêu đề “Cô giáo hướng dẫn cách đánh vần tiếng Việt lạ và độc” được lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội. Một số báo lập tức khai thác nội dung này, nhân thêm rất nhiều tranh luận, dù trên thực tế, đây là nội dung không mới.
Phản ứng tích cực của xã hội sẽ giúp giáo dục phát triển đúng hướng
Đúng theo chia sẻ của người đăng tải clip, cách đánh vần trên được giáo viên dạy theo sách “ Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại.
Nếu thực hiện tìm kiếm trên Google với từ khóa “Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục” có thể ngay lập tức ra hàng chục triệu kết quả. Với một người chưa hề từng được nghe đến mô hình này, chỉ bằng thao tác tìm kiếm đơn giản cũng có thể lấy được thông tin trên Internet, rằng GS Hồ Ngọc Đại là người đưa ra khái niệm “công nghệ giáo dục” và triển khai ở Việt Nam với mô hình thực nghiệm ra đời từ năm 1978 (Trường Thực nghiệm) tại Giảng Võ, Hà Nội. Đến năm 1985, Trường Thực nghiệm được phép mở rộng ra các tỉnh đăng ký triển khai. Năm 1986, bộ sách Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại ra đời, hiện nay được áp dụng đại trà với hơn 40 tỉnh, thành lựa chọn.
Năm học 2016 – 2017, cả nước có 48 tỉnh, thành phố đã triển khai dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục theo Quyết định số 2222/QĐ-BGDĐT ngày 1/7/2016 của Bộ GD&ĐT. Dù còn những khó khăn, hạn chế, nhưng dạy và học Tiếng Việt lớp 1 theo tài liệu Công nghệ giáo dục được đánh giá đã làm thay đổi phương pháp dạy của giáo viên và phương pháp học của học sinh và là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cho học sinh, nhất là học sinh vùng dân tộc thiểu số. Hội đồng thẩm định quốc gia cũng đã thẩm định và chấp nhận cho phép địa phương nào muốn thì tổ chức dạy học theo tài liệu của chương trình này.
Năm 2016, GS Hồ Ngọc Đại chia sẻ trên báo chí: Sau gần 40 năm nhìn lại mô hình này, công nghệ giáo dục dựa trên 3 nguyên tắc: Ai cũng học được; học gì được nấy; học đâu chắc đó. Do vậy giúp học sinh đọc thông viết thạo, đúng chính tả, không thể tái mù chữ. Bất kỳ tiếng nào miễn là nghe được, nhắc lại được thì viết được.
Điều mà nhiều người “hoang mang”, cho là “lạ” và là trọng tâm của tranh luận khi video nói trên được chia sẻ chính là cách đánh vần theo bộ sách Công nghệ giáo dục. Nguyên tắc đánh vần trong Công nghệ giáo dục là theo âm, không đánh vần theo chữ. Do đánh vần theo âm nên khi viết phải theo luật chính tả: Âm /cờ/ đứng trước âm /e/, /ê/, /i/ phải viết bằng chữ k (ca); âm /cờ/ đứng trước âm đệm phải viết bằng chữ q (cu), âm đệm viết bằng chữ u… Tất cả các nguyên tắc này cũng được các chuyên gia chia sẻ công khai và có thể dễ dàng tìm thấy chỉ bằng một click chuột.
Video đang HOT
Có thể khẳng định rằng, nội dung clip tạo làn sóng tranh luận trong những ngày cuối tuần vừa qua không hề “lạ” với nhiều người, đặc biệt những người lựa chọn cho con theo học chương trình Công nghệ giáo dục. Với những người chưa từng biết đến mô hình nói trên, quen với cách đánh vần theo mô hình đại trà, thiết nghĩ, chỉ cần ít phút tìm hiểu trên mạng cũng có thể tránh được hoang mang không cần thiết, nhất là thời điểm đầu năm học mới.
Hiện nay, vẫn rất nhiều người thường có phản ứng ít tích cực với cái mới, cái “phi truyền thống”, trong đó có vấn đề giáo dục. Người ta thường chạy theo những cái mà đám đông cho là hay, là đúng, nhưng bản thân lại không thực sự suy nghĩ về ý nghĩa của sự việc.
Một phụ huynh khi nói về những tranh luận xung quanh clip cô giáo hướng dẫn cách đánh vần theo công nghệ giáo dục đã thở dài rằng: “Ở nhiều nước, trước cái mới, phụ huynh thường chủ động tìm hiểu để về dạy con thì chúng ta hoặc phản ứng, hoặc trăm sự nhờ thầy cô”. Muốn giáo dục tốt hơn lên, rất nhiều thứ cần thay đổi; thay đổi ngay từ việc nhỏ như nói không với việc đưa ra những nhận định khi bản thân chưa tìm hiểu kĩ và thói quen phản ứng tức thì, cảm tính, theo đám đông trước mỗi thông tin về giáo dục.
Tâm An
Theo giaoducthoidai.vn
Đánh vần "lạ" theo sách công nghệ giáo dục: Không nên cho phép song hành 2 cách phát âm
Nhiều chuyên gia cho rằng không nên cho phép song hành 2 cách phát âm, cần có sự thông nhât trong ca nươc va phai co môt hôi đông đê thông nhât.
Cách đánh vần "lạ" đang được nhiều trường áp dụng theo sách "Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục" của GS Hồ Ngọc Đại đang khiến nhiều phụ huynh, học sinh hoang mang. Đơn cử các chữ "k", "q", "c" đều đọc là "cờ"; đánh vần theo âm, không đánh vần theo chữ...
Tại Việt Nam, hiện đang song hành hai cách phát âm, một là theo bộ sách hiện hành và hai là theo bộ sách Công nghệ giáo dục.
Chương trình đã được nghiệm thu
GS Hồ Ngọc Đại - người sáng lập chương trình Công nghệ giáo dục (CNGD) - cho biết: Năm học 2018 - 2019, đã có gần 50 tỉnh, thành phố với hơn 800.000 học sinh học chương trình này, tức khoảng một nửa số học sinh lớp 1 trên toàn quốc. Nếu giáo viên không được đào tạo bài bản sẽ không thể dạy đúng được. Sách đã 2 lần được Hội đồng Quốc gia nghiệm thu.
Bộ sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục có cách đánh vần khác hẳn chương trình hiện hành. Ảnh: Nguyễn Hà
Ông Nguyễn Văn Luỹ - Giám đốc Trung tâm Công nghệ Giáo dục cho biết: Hiện nay, sách đã được dạy phổ biến tại nhiều trường trên cả nước. Tuy nhiên, một số nơi vẫn chưa hiểu rõ về bộ sách CNGD nên còn thấy khó khăn. Nhiều phụ huynh thấy rằng việc dạy theo phương pháp mới không quen. "Vì thế, chúng tôi đã xuất bản cả những cuốn sách dành cho phụ huynh để họ nắm được chương trình và phương pháp học" - ông Lũy cho biết.
Không nên song hành cả hai chương trình
Bà Lê Thị Loan - nguyên Phó trưởng Khoa Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục cho rằng: "Tiêng Viêt vốn đã rất ổn định nên việc thay đôi se lam cho đai bô phân dân chung, đặc biệt là cac bâc phu huynh hoang mang. Tiêng Viêt trươc nay vân thê thi nên giư sư trong sang ây. Tôi cho rằng, Bộ Giáo dục đào tạo (GDĐT) không nên cho phép song hành 2 cách phát âm như vậy, cần có sự thông nhât trong ca nươc va phai co môt hôi đông đê thông nhât.
Một khi có sự thông nhât, Bộ GDĐT cung cân phai giai thich rõ ràng tại sao lại như vậy và cần tuyên truyền đầy đủ tới người dân, đặc biệt là phụ huynh học sinh phải nắm chắc để có thể theo dõi con học tập.
Những khác biệt trong cách đánh vần theo sách Công nghệ giáo dục.
Về điều này, PGS.TS Phạm Ngọc Trung - giảng viên cao cấp Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng, ngôn ngữ là thói quen, trở thành tập tục nếu thay đổi phải có những bước chuẩn bị, có truyền thông cho học sinh, phụ huynh, xã hội hiểu rõ chứ không phải cứ nói là làm ngay. Cải cách phải có lộ trình, phải nghiên cứu kỹ, thí nghiệm ở một vài điểm trường rồi mới nhân rộng ra.
Theo PGS.TS Phạm Ngọc Trung, có sự thiếu thống nhất, thậm chí có thể nói là bất cập khi lớp 1 học theo sách CNGD, lớp 2 lại học theo sách đại trà với những phương pháp tiếp cận và cách dạy khác nhau.
"Trong giáo dục, phải có tính thống nhất, tính đồng bộ và hệ thống. Không thể lớp 1 học một kiểu, lên lớp 2 lại học kiểu khác, cải cách như vậy là loạn. Cải cách phải đảm bảo ngắn gọn, dễ sử dụng và đặc biệt là tính thống nhất, tính hệ thống thì mới được xem là cải cách thành công" - ông Trung nói.
NGUYỄN HÀ - NGUYỄN HUYÊN
Theo laodong.vn
Cách đánh vần lạ cho học sinh lớp 1: Chuyên gia ngôn ngữ học cũng băn khoăn Theo GS-TS Nguyễn Văn Lợi - nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, cách đánh vần tiếng Việt trong sách "Công nghệ giáo dục" của GS Hồ Ngọc Đại đã dạy nhiều khái niệm chuyên sâu về ngữ âm học. Điều này khiến phụ huynh thấy lạ, dẫn đến tâm lý lo lắng, hoang mang. Cách đánh vần tiếng Việt...