Hiệu trưởng xin lỗi vì sự việc sập giàn giáo trong buổi lễ 20/11

Theo dõi VGT trên

Ngay trong ngày xảy ra sập giàn giáo làm nhiều học sinh bị thương, phải vào viện cấp cứu, lãnh đạo TPHCM vào viện thăm hỏi, chia sẻ và chỉ đạo liên quan đến sự đau lòng này. Hiệu trưởng nhà trường xin lỗi vì để xảy ra sự việc.

Chiều 20/11, ông Huỳnh Cách Mạng, Phó Chủ tịch UBND TPHCM dẫn đầu đoàn công tác của thành phố, tới bệnh viện thăm và động viên các em học sinh bị thương trong vụ sập giàn giáo xảy ra tại Trường tiểu học Huỳnh Văn Bánh, Bình Chánh vào sáng cùng ngày.

Hiệu trưởng xin lỗi vì sự việc sập giàn giáo trong buổi lễ 20/11 - Hình 1

Hình ảnh sập giàn giáo tại Trường tiểu học Huỳnh Văn Bánh, Bình Chánh, TPHCM

Sở GD-ĐT TPHCM có ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở và đại diện Phòng Tiểu học, Chính trị Tư tưởng cũng tới thăm hỏi học sinh gặp nạn và tình hình về sự việc. Lãnh đạo Sở cũng chỉ đạo nhà trường phối hợp với cơ quan có liên quan làm rõ trách nhiệm các cá nhân và xử lý nghiêm để xảy ra sự việc này.

Học sinh gặp nạn trong vụ sập giàn giáo ở trường được theo dõi điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhi Đồng thành phố. Riêng tại bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận 15 học sinh, trong đó có một em chấn thương mắt nặng, một em chấn thương sọ não phải mổ cấp cứu.

Liên quan đến sự việc, Nguyễn Ngọc Huỳnh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Huỳnh Văn Bánh cho biết, vụ sập giàn giáo xảy ra khi khoảng 1.500 học sinh của trường vừa tập trung để chuẩn bị cho lễ 20/11. Giàn giáo đổ sập vào khu vực của học sinh khối 3 và khối 5 làm nhiều học sinh bị thương.

Hiệu trưởng xin lỗi vì sự việc sập giàn giáo trong buổi lễ 20/11 - Hình 2

Nhiều học sinh bị thương vẫn đang được theo dõi ở bệnh viện

Phía nhà trường cho biết khung giàn giáo bị đổ sập trước đó được dựng lên để thi công lưới che mát cho sân trường, giúp học sinh có thêm không gian sinh hoạt cũng như tiện cho việc tổ chức các buổi lễ chào cờ đầu tuần và những hoạt động khác của toàn trường. Tại thời điểm tổ chức lễ hiến chương 20/11, công trình đã làm xong nhưng đơn vị thi công chưa tháo dỡ giàn giáo.

Là người đứng đầu nhà trường, ông Huỳnh gửi lời xin lỗi tới học sinh, phụ huynh vì để sự việc đau lòng này. Cùng các cơ quan đoàn thể, hiện trường đang tập trung để chăm lo cho sức khỏe học sinh để các em sớm bình phục trở lại.

Lê Đăng Đạt

Theo Dân trí

Phạt học sinh vi phạm: Trường học không phải là công an phường

Trường học là nơi uốn nắn, sửa lỗi cho học sinh; khi kỷ luật, xử phạt, nhà giáo phải là những kỹ sư tâm hồn đứng ở tâm thế người thầy, không nên hành xử như ở công an phường.

Phạt học sinh vi phạm: Trường học không phải là công an phường - Hình 1

Sau những sự cố về giáo dục xảy ra trong thời gian qua, nhất là chuyện một trường học ở Thanh Hóa đuổi học cùng lúc bảy học sinh (HS, sau đó rút lại quyết định), dư luận cho rằng cần phải xem lại cách giáo dục hiện nay để làm sao "thầy ra thầy, trò ra trò".

Trò chuyện với Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie, Hà Nội, khẳng định: "Thầy cô có trách nhiệm, bổn phận sửa lỗi cho trò. Khi HS vi phạm, thầy cô phải ở tâm thế bao dung, cao thượng để nhìn nhận và xem xét sự việc".

Phạt học sinh vi phạm: Trường học không phải là công an phường - Hình 2

Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie, Hà Nội, trong vòng vây học trò. Ảnh do nhân vật cung cấp

Tâm thế xử phạt của thầy cô giáo

Video đang HOT

. Phóng viên: Thưa ông, với kinh nghiệm 46 năm trong nghề, ông thấy điều gì là quan trọng nhất khi xử lý HS vi phạm?

Ông Nguyễn Xuân Khang: Cuối giờ chiều, khi trống tan trường, HS về hết, tôi mới thở phào, thanh thản bởi một ngày qua đi trọn vẹn, không xảy ra chuyện gì đáng tiếc. Đây là tâm lý chung của các hiệu trưởng.

Trường nào cũng phải giải quyết việc HS vi phạm kỷ luật, ngày nào cũng có. Khi đứng trước một hành vi vi phạm của HS, quan trọng nhất là hiệu trưởng nhìn sự việc ở tâm thế nào. Tâm thế là tâm trạng, quan điểm, tư duy đ.ánh giá vấn đề. Tâm thế rất quan trọng vì nó quyết định đến hướng xử lý và diễn biến của sự việc theo chiều hướng tốt hay xấu.

. Hẳn ông từng có kỷ niệm và kinh nghiệm liên quan đến tâm thế của người xử lý?

Cách đây 6-7 năm, trường tôi xảy ra một sự việc. HS nói xấu, xúc phạm giáo viên trên mạng xã hội. Khi đó, cô giáo bị xúc phạm rất bức xúc, muốn làm rõ sự việc. Cô giáo đó lập tức báo cáo thầy hiệu phó. Thầy hiệu phó khi đó cũng ở tâm thế giật mình. Đọc được những câu chữ mà học trò viết về giáo viên trường, thầy tức giận.

Lúc ấy, đang trên đường tới trường, tôi nghe thầy hiệu phó gọi điện thoại. Tôi bình tĩnh tiếp nhận sự việc và nhìn nhận nó ở một khía cạnh khác. Tôi nói với thầy hiệu phó ngừng ngay ý định tổ chức cuộc họp kỷ luật vào chiều nay. Sau đó, tôi gọi điện thoại trao đổi với cô giáo, an ủi và thuyết phục cô không nên làm gì mà hãy cứ im lặng, xem như không có chuyện gì xảy ra. Cô cứ dạy và đối xử với HS đó bình thường, chậm nhất một tuần con sẽ tìm đến cô xin lỗi.

Đúng như kịch bản mà tôi nghĩ, chỉ đến ngày thứ ba, HS đó gặp riêng cô giáo sà vào lòng khóc nức nở. Con nói lời xin lỗi và mong cô tha thứ. Đó là giây phút trò cảm thấy hối lỗi thật sự.

Phạt học sinh vi phạm: Trường học không phải là công an phường - Hình 3

Hiệu trưởng Trường Marie Curie Nguyễn Xuân Khang. Ảnh do nhân vật cung cấp

Hiệu quả của lòng bao dung và "án" kỷ luật

. Khi học trò vi phạm, các trường thường tiến hành kỷ luật dưới nhiều hình thức và xem nó như một biện pháp giáo dục. Còn ông thì sao?

Kỷ luật là một biện pháp giáo dục.Nhưng khi áp dụng hình thức kỷ luật nào đó thì hàm lượng giáo dục chiếm tỉ lệ rất ít, còn hàm lượng mang tính trừng trị chiếm tới 80%. Khi áp dụng hình thức kỷ luật thì nội hàm trừng trị hành vi đó là chính. Vì thế, kỷ luật không nên áp dụng ngay, áp dụng nhanh quá mà cần phải có thời gian. Bởi nhà trường không phải là cơ quan hành chính thuần túy như công an phường.

Công an phường khi tiếp nhận một sự việc, lúc có chứng cứ, tìm ra đối tượng thì họ sẽ áp dụng hình thức xử phạt theo quy định. Còn trường học là môi trường giáo dục, không thể thực hiện như vậy. Chúng ta không chỉ dựa vào chứng cứ có sẵn rồi tổ chức họp hội đồng kỷ luật để xử lý các con. Nếu như vậy, chúng ta đã bỏ qua một bước cực kỳ quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân vì sao các con lại hành động như thế. Nghĩa là phải có sự đối thoại, tương tác để hiểu được căn nguyên của vấn đề. Chỉ cần thầy cô có tâm, bao dung, rộng lượng thì học trò sẽ tin tưởng, tin cậy thổ lộ ngay. Và thầy cô phải làm sao để HS cảm thấy nhà trường không dồn mình vào chân tường, không phải truy bức để kỷ luật ở hình thức nặng thêm.

HS nhạy cảm lắm, các con hiểu tâm lý, trạng thái thầy cô tiếp cận mình. Nếu thầy cô thân thiện, bao dung, rộng lượng, HS cảm thấy yên tâm thì chúng sẽ tin tưởng giãi bày. Khi đó không cần phân tích, học trò cũng sẽ thấy lỗi của mình. Từ chỗ thấy lỗi, các con sẽ cảm thấy ân hận và tự biết sửa lỗi như thế nào.

Không có kỷ luật nào hiệu quả bằng lương tâm, lẽ phải và sự cao thượng của giáo viên. Sự cao thượng của giáo viên có tác dụng hơn các hình thức kỷ luật HS phải chịu. Đuổi học 5-10 ngày, một tháng, một năm các con cũng phải chịu nhưng đầy ấm ức; còn sự bao dung, cao thượng của thầy cô sẽ khiến trò biết ăn năn, hối lỗi. Dù HS có mắc lỗi thế nào thì thầy cô vẫn nên dang rộng vòng tay giúp các con nhận ra lỗi lầm để sửa sai.

Phạt học sinh vi phạm: Trường học không phải là công an phường - Hình 4

Học sinh trường THPT Linh Trung rạng rõ trong ngày khai giảng năm học 2018-2019. ẢNH THỦY TRÚC

Trọng trách của kỹ sư tâm hồn

. Thưa ông, ngày nay HS thường sử dụng mạng xã hội để bàn luận, thậm chí nói xấu thầy cô. Ông đối phó sao với chuyện này?

Việc HS nói xấu thầy cô thời nào cũng có. Thời chúng tôi cũng vậy, sau lưng cô thầy, chúng tôi cũng bàn tán về cách dạy, hình thức của mỗi người. Chỉ có điều thời chúng tôi không có mạng xã hội nên chỉ có truyền miệng. Còn bây giờ, với thời đại của công nghệ, với sự phát triển của mạng xã hội, khi bàn luận về ai đó sự việc sẽ bị lan truyền, lưu dấu.

Vậy phải làm sao để xử lý những tình huống "nhất quỷ, nhì ma..." này? Trước tình huống trên, giáo viên, nhà trường cần phải xem lại mình, phải kiểm điểm bản thân. Thầy cô giáo cũng là con người, cũng có lúc sai lầm, mắc lỗi. Nếu thật sự chúng ta chưa đúng điều gì thì khi tiếp xúc với HS chúng ta phải dũng cảm thừa nhận chứ không cố tình che giấu hoặc áp đặt, đối phó kiểu bề trên. Đồng thời chúng ta cũng trao đổi với HS rằng góp ý với thầy cô thì có nơi, có chỗ, không nên dùng những lời lẽ thiếu chuẩn mực, dễ gây tổn thương cô thầy. Thầy cô phải làm sao để gần gũi trò, nắm bắt suy nghĩ, nội tâm của trò để chinh phục chứ không phải ở tâm thế trừng trị.

. Là một hiệu trưởng lâu năm, ông đã bao giờ phải ký quyết định kỷ luật học trò bằng hình thức đuổi học chưa?

Tôi vào ngành giáo dục năm 1972, đến nay đã 46 năm. Từ giáo viên cho đến khi làm hiệu trưởng, chưa bao giờ tôi phải ký văn bản đuổi học HS. Thực tế tôi đã gặp rất nhiều tình huống vi phạm của HS đáng bị đuổi học nhưng tôi luôn tìm biện pháp mềm để giải quyết. Mỗi khi rơi vào tình huống đó, tôi tự hỏi mình đã bất lực chưa, nếu chưa thì còn nước còn tát, bởi một khi đưa ra quyết định đuổi học HS có nghĩa là nhà trường đã bất lực.

Tôi luôn tâm niệm phải làm sao để học trò vi phạm dù ở mức độ nào thì các con cũng cảm thấy sẽ được tha thứ chứ không phải sẽ bị trừng trị. Các con cần cơ hội sửa chữa sai lầm hơn là bị bỏ rơi.

. Được biết HS Trường Marie Curie thường gọi ông là "ông nội" một cách trìu mến, thân thương. Ông có "bửu bối" gì để HS yêu thương, kính trọng như thế?

46 năm trong ngành giáo dục, gia tài lớn nhất của tôi chính là niềm tin của mọi người, mọi thế hệ HS. Bởi tất cả điều tôi làm đều vì HS thân yêu.

Hồi đầu khi mới dựng trường, có một thầy giáo đề xuất viết câu khẩu hiệu "Tất cả vì HS thân yêu!" ở vị trí trang trọng trong phòng hội đồng giáo viên. Tôi nói không nên, "tất cả vì HS thân yêu" phải ở trong tim của chúng ta chứ không phải ở trên tường.

Trường tôi không dùng khẩu hiệu mà giáo dục các con bằng cái đẹp về không gian, đẹp về nhân cách, hành vi, cử chỉ và bằng thực tiễn. Một thí dụ thật sự vì HS mà chúng tôi đã làm và có hiệu quả đó là nhà vệ sinh. Nhà vệ sinh của trường rất sạch và rất đẹp, thuận tiện cho HS sử dụng. Các cô lao công cọ rửa thường xuyên. Khi đó, HS đã có được tâm lý không muốn làm bẩn. Cái sạch, cái đẹp đã thay cho những lời giáo huấn suông, những quy định cứng nhắc, những khẩu hiệu hình thức, sáo rỗng.

. Cám ơn ông về cuộc trò chuyện thú vị này.

Sau ba ngày, học sinh đã đến ôm tôi và khóc

Tôi là giáo viên trong câu chuyện mà thầy hiệu trưởng Trường Marie Curie đã chia sẻ. Chuyện xảy ra cách đây bảy năm nhưng với tôi đó là một kỷ niệm đẹp trong quãng đời làm nghề giáo.

Năm đó tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp 7. Buổi sáng hôm đó, khi bước vào lớp, tôi được học trò trao một tờ giấy A4 với đầy chữ. Đọc những dòng chữ viết trên đó, tôi sốc và cảm thấy tức giận. Bởi nội dung của nó là những lời xúc phạm tôi rất nặng nề. Điều đáng nói, học trò đó luôn được tôi quan tâm, nhắc nhở về chuyện học cũng như trong cuộc sống. Trong tờ giấy đó, em gọi tôi là mụ, bà, giống phù thủy, thậm chí em còn nói tục, c.hửi bậy...

Tại sao em lại hành động như vậy? Tôi bắt đầu suy nghĩ... Trường tôi cuối học kỳ luôn có học bổng trị giá 1 triệu đồng dành cho những HS có học lực xuất sắc và đạo đức tốt (G1,T1). Em đó học rất tốt nhưng ý thức kỷ luật vẫn còn vi phạm (như nói chuyện riêng, trao đổi bài trong giờ kiểm tra...). Vì thế, tôi đã cho em hạnh kiểm T2 với hy vọng sang học kỳ mới em sẽ cố gắng hơn, hoàn thiện bản thân mình. Có lẽ vì thế mà em ghét tôi chăng...

Tôi buồn và suy nghĩ rất nhiều, tôi đem câu chuyện của mình chia sẻ với đồng nghiệp mong tìm được hướng giải quyết. Tôi cũng nói chuyện này với thầy hiệu phó. Ngay sau đó, thầy hiệu phó đã gọi điện thoại cho hiệu trưởng để xin ý kiến. Thầy hiệu trưởng đã gọi ngay cho tôi. Thầy nói tôi cần bình tĩnh, nên tìm hiểu mọi chuyện, tìm xem nguyên nhân vì sao em lại làm như thế. Thầy khuyên tôi nên im lặng, xem như không có chuyện gì xảy ra.

Ý thầy hiệu trưởng cũng giống với ý định ban đầu của tôi, vì thế tôi quyết định im lặng. Ngày thứ nhất, tôi vẫn cư xử với HS đó bình thường, vẫn kiểm tra bài của em như chưa có chuyện gì xảy ra. Ngày thứ hai cũng như thế, tôi không mắng hay gọi em lên phòng hội đồng để truy xét về việc kia. Bên cạnh đó, tôi cũng đ.ánh tiếng với những người bạn thân của em rằng tôi đã biết những gì em làm nhưng tôi tin em sẽ tự biết nhận ra lỗi của mình.

Sang ngày thứ ba, đầu giờ tự học, em tới tìm tôi xin cuối giờ được gặp riêng để nói chuyện. Cuối buổi học, khi các bạn đã về hết, em đến gặp tôi, ôm lấy tôi và khóc nức nở. Em thổ lộ chính sự im lặng của tôi khiến em sợ, chính cách đối xử của tôi khiến lương tâm em cắn rứt và em nghĩ mình phải xin lỗi tôi...

Sau sự việc đó, em luôn nỗ lực trong học tập và thay đổi theo chiều hướng tích cực. Cuối năm đó, với những gì mà em đã cố gắng, tôi đã cho em hạnh kiểm tốt, đ.ánh giá em đạt hạnh kiểm T1. Và em đã giành được học bổng.

Từ đó về sau, mối quan hệ giữa tôi và em càng trở nên bền chặt. Kết thúc lớp 9, em đậu vào một trường chuyên của Hà Nội. Sau đó, em là thủ khoa đầu vào của một trường đại học có tiếng. Hiện nay em và tôi vẫn luôn liên lạc với nhau...

LÊ THANH THÚY, giáo viên Trường Marie Curie, Hà Nội

Ba bước "rút thẻ vàng" với học sinh vi phạm

Kỷ luật, xử phạt là để HS ý thức được sai lầm của mình chứ không phải để làm các em phải sợ hãi. Phạt nhưng phải kèm theo lời chỉ bảo tận tình để HS không thấy mình bị đẩy vào đường cùng. Thầy cô phải khơi dậy ở các em mầm thiện, phải biết quên lỗi lầm của các em ngày hôm qua và nhớ sự tiến bộ của các em hôm nay. Có như vậy HS mới cảm thấy được yêu thương, được tôn trọng và được đ.ánh giá đúng sự nỗ lực của mình.

Trong suốt cuộc đời đi dạy và làm công tác quản lý, tôi chưa bao giờ phải đuổi một HS nào. Không đuổi nhưng dọa đuổi thì có kha khá. Dọa đuổi như một thẻ vàng để HS biết rằng em cần thay đổi, sửa sai. "Quy trình dọa đuổi" cũng khá nhiêu khê.

Thứ nhất, giáo viên chủ nhiệm nói chuyện với HS; HS gặp hiệu trưởng để trò chuyện thẳng thắn về những điều em thấy chưa hài lòng về trường và ngược lại; tạm cách ly HS khỏi các hoạt động chung của nhà trường nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi học tập của em đó.

Thứ hai, mời phụ huynh gặp hiệu trưởng để trò chuyện, chia sẻ và tìm hiểu về những sinh hoạt ngoài nhà trường của HS. Lưu ý: Chia sẻ chứ không phải là mách tội. Từ đó, nhà trường cùng gia đình bàn bạc cách giúp đỡ và biện pháp "bảo lãnh" cho HS.

Cuối cùng, trường ra thông báo về thời gian tự thay đổi bản thân, cùng giáo viên chủ nhiệm động viên, khuyến khích những thay đổi, dù nhỏ, hằng ngày của các em.

Tôi làm điều đó vì muốn HS của mình hiểu em ấy không hề bị ruồng bỏ mà luôn được mọi người yêu thương, đ.ánh giá cao, qua đó khơi dậy sự tự tin để các em tự hoàn thiện mình.

Giáo dục HS bằng kỷ luật, bằng trừng phạt, bằng "quyền của người lớn"... thì không cần học sư phạm ai cũng có thể làm được. Nhưng giáo dục bằng niềm tin, bằng sự tôn trọng và bằng sự yêu thương thật sự với HS của mình thì chỉ có NHÀ GIÁO mới có thể làm và làm tốt. Điều gì xuất phát từ trái tim sẽ đến với trái tim.

Ông PHẠM PHÚC THỊNH, Hiệu trưởng hệ thống
Trường Quốc tế Việt Mỹ

Cần sửa đổi, bổ sung thông tư "già cỗi"

Xung quanh vụ đuổi bảy HS ở Thanh Hóa (sau đó trường đã thu hồi quyết định đuổi này), ngoài tính bất hợp lý của quyết định rất vội vàng với lý do gây nhiều tranh cãi thì căn cứ pháp lý để đuổi học cũng cần được lưu tâm.

Hình thức xử phạt và mức phạt cho các HS được Trường THPT Nguyễn Trãi (Thanh Hóa) áp dụng dựa vào Thông tư 08 (về việc khen thưởng và thi hành kỷ luật HS phổ thông) của Bộ GD&ĐT từ năm 1988. Với vòng đời thông thường của văn bản pháp luật ở nước ta thì có thể xếp thông tư này vào một trong những văn bản "cao tuổi" bất ngờ đối với một lĩnh vực phức tạp và cần cập nhật như giáo dục.

Chúng ta có Luật Giáo dục năm 1998 và năm 2005, sửa đổi năm 2009 và đang dự thảo sửa đổi lần nữa nhưng thông tư này lại là văn bản có cách đây 30 năm, trước cả khi có luật.

Chính vì "tuổi thọ" vượt thời gian của Thông tư 08, có thể dễ dàng nhận ra những lạc hậu và bất cập của nó. Thông tư đưa ra năm hình thức kỷ luật: Khiển trách trước lớp, khiển trách trước hội đồng kỷ luật của nhà trường, cảnh cáo trước toàn trường, đuổi học một tuần và nặng nhất là đuổi học một năm. Trong đó, hình thức khiển trách trước hội đồng kỷ luật hay cảnh cáo trước trường hoàn toàn có thể gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của trẻ, những người chưa có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình.

Nghiêm trọng hơn là nó trái với Luật T.rẻ e.m 2016: "Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, thông tin riêng tư khác". Đồng thời theo Điều 33 Nghị định 56/2017 (hướng dẫn thi hành Luật T.rẻ e.m) thì tên, t.uổi, hình ảnh, kết quả học tập đều là thông tin riêng tư của trẻ, cũng cần phải giữ bí mật và không được tùy tiện công bố. Hình thức đuổi học lại càng không thể chấp nhận được ở góc độ bảo vệ quyền t.rẻ e.m. Việc đuổi học xâm phạm trực tiếp quyền được giáo dục học tập để phát triển toàn diện, được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục tại Điều 16 Luật T.rẻ e.m.

Cạnh đó, Thông tư 08 còn kèm theo những quy định lỗi thời và bất hợp lý khác. Chẳng hạn, nếu không thuộc bài từ ba lần trở lên trong thời gian một tháng thì bị khiển trách trước lớp; nếu HS bị công an tạm giam giữ hoặc thông báo cho nhà trường biết thì bị cảnh cáo trước toàn trường. Theo luật, bị tạm giữ hoặc tạm giam chưa thể được xem là có tội, còn nếu chỉ cần được công an thông báo cho trường mà áp dụng cảnh cáo lại càng tùy tiện hơn nữa... Không những thế, Thông tư 08 không có dòng nào cho phép các em được bày tỏ ý kiến của mình khi bị kỷ luật.

Thật đáng lo ngại cho sự nghiệp trồng người nếu những quy định thiếu nhân văn, bất công, bất cập và trái luật của Thông tư 08 không nhanh chóng được xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp thực tế. Qua sự việc này, mong rằng các nhà lập pháp và các nhà quản lý chú ý hơn đến tinh thần của Luật Giáo dục, Luật T.rẻ e.m khi quyết định các biện pháp chế tài với HS. Hãy luôn cẩn trọng vì lợi ích trăm năm. Hãy đừng vì vài chiếc gai mà biến cành hồng thành khô héo và tước mất cơ hội nhìn ngắm những bông hoa rực rỡ trong tương lai.

TS ĐINH THỊ THANH NGA, giảng viên khoa Luật,
Học viện Cán bộ TP.HCM

NGUYỄN QUYÊN

Theo plo.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Diễn viên Thanh Trúc đã sinh con gái đầu lòng
11:37:16 02/07/2024
Sự hết thời của một sao hạng A: Phim không bán được vé nào, bị tẩy chay vì thái độ xấc xược
12:37:33 02/07/2024
Nghệ sĩ Tô Kim Hồng t.uổi 74: Từng bán phở mưu sinh, ẩn dật khi chồng mất
14:12:49 02/07/2024
Chuyện gì đang xảy ra giữa Midu và Harry Lu?
14:42:38 02/07/2024
Phản ứng gây chú ý của Mỹ nhân Việt bị hỏi câu "khó đỡ" sau khi dự đám cưới Midu
11:33:20 02/07/2024
Chồng Midu diện hai bộ trang phục cưới có chi tiết đặc biệt
13:36:02 02/07/2024
Sếp nhờ đến nhà lấy tài liệu, vừa đến cửa tôi c.hết sững khi thấy con sếp y đúc con mình, biết được sự thật phía sau mà ngã ngửa
16:30:40 02/07/2024
Diễn viên Bảo Thanh: Vắng bóng phim 'giờ vàng', sống kín tiếng
15:19:46 02/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tài xế điều khiển xe buýt 2 tầng vượt đèn đỏ bị tước quyền sử dụng GPLX

Pháp luật

17:40:55 02/07/2024
Trong lúc chở khách du lịch tham quan TP Hồ Chí Minh bằng xe buýt 2 tầng, tài xế H. đã cho xe vượt đèn đỏ khiến người dân và cả du khách trên xe bức xúc...

Việc cần làm để bệnh quai bị nhanh khỏi

Sức khỏe

17:15:07 02/07/2024
Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ. Quai bị có thể gây nhiều biến chứng như viêm t.inh h.oàn, viêm buồng trứng, viêm não - màng não, viêm tụy, điếc tai.

BabyMonster lột xác trong MV mới 'FOREVER'

Nhạc quốc tế

17:02:38 02/07/2024
MV FOREVER được xem là cuộc thử nghiệm của BabyMonster với tạo hình cùng dòng nhạc mới lạ. Ca khúc nhanh chóng thu hút sự bàn tán từ fan Kpop.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 87: Hân ngượng chín mặt vì bị trêu 'muỗi đốt' cả đêm

Phim việt

17:02:12 02/07/2024
Đức Anh biết bị Quân trêu nhưng trước mặt bà nội không thể làm gì. Cậu cũng thể hiện rõ sự ngượng ngùng không kém gì Hân.

Chồng đại gia của Minh Hằng là ai và tại sao được vợ giấu kín?

Sao việt

16:57:21 02/07/2024
Minh Hằng và chồng có 6 năm bên nhau trước khi quyết định về chung nhà, thời gian đầu cả hai đối mặt với không ít tranh cãi, sóng gió.

Phim rạp tháng 7/2024: Lần xuất hiện cuối cùng của Lee Sun Kyun trên màn ảnh rộng

Phim âu mỹ

16:56:36 02/07/2024
Sau scandal và cái c.hết làm chấn động dư luận, người hâm mộ sẽ gặp ảnh đế Lee Sun Kyun lần cuối cùng trên màn ảnh rộng qua Dự Án Mật: Thảm Họa Trên Cầu.

Tìm thấy 2 cháu bé bị lạc hơn 3 ngày ở Sa Pa

Thế giới

16:56:16 02/07/2024
Tuy nhiên rất may, hai cháu bé không ra suối bắt cá mà rủ nhau đến Trường Tiểu học Lao Chải chơi, sau đó trèo lên trần tầng 3 và bị mắc kẹt, không xuống được.

Hôm nay nấu gì: Thực đơn cơm tối dễ nấu, ngon miệng

Ẩm thực

16:44:43 02/07/2024
Thực đơn cơm tối dễ nấu, bữa tối không hề có món ăn nào cầu kỳ, thậm chí đơn giản lại gần gũi nhưng rất ngon miệng.

Trước ngày ra tòa ly hôn, tôi đang đau khổ khóc ướt gối thì chồng ôm ghì từ sau lưng, thì thầm vào tai một câu khiến tôi nức nở

Góc tâm tình

16:22:17 02/07/2024
Từ sau khi sinh con, tôi thường xuyên nổi giận với chồng. Chắc vì tôi nhỏ hơn chồng nhiều t.uổi, lại chưa chuẩn bị sẵn sàng để làm vợ, làm vợ.

Free Fire Đại Chiến Quân Đoàn Mùa Hè 2024: Bình Dương Đại Hải lên ngôi

Mọt game

16:15:17 02/07/2024
Chủ đề 7 năm - Tự Hào Free Fire sẽ kỷ niệm cột mốc bảy năm của trò chơi, tôn vinh sự phổ biến và ảnh hưởng bền vững của nó trong thể loại game sinh tồn.

Xem ngày lành tháng tốt 3/7/2024: Đây là ngày tốt thực hiện các công việc như cưới hỏi, xây dựng, chuyển nhà, khai trương, cầu phúc, mai táng, cải mộ.

Trắc nghiệm

15:45:07 02/07/2024
Xem ngày lành tháng tốt 3/7/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình.Ngày 3/7/2024 là ngày tốt thực hiện các công v