Hiệu trưởng xấu hổ khi nhắc tới thưởng Tết giáo viên
“Giáo viên làm gì có thưởng Tết? Nhắc tới từ thưởng, tôi thấy xấu hổ” – Hiệu trưởng THPT Cẩm Giàng II chia sẻ.
Mọi người hay nói: “Đi làm cả năm chỉ trông chờ vào thưởng Tết”. Điều đó cũng không hề quá chút nào khi tới gần Tết, nhiều nhân viên được thưởng vài chục triệu tới hàng trăm triệu nếu cả năm doanh số bán hàng của họ luôn “cán mốc” đặt ra.
Thế nhưng, với giáo viên, hầu như họ đều ngậm ngùi, chạnh lòng mỗi khi ai đó nhắc tới hai từ “thưởng Tết”. Thậm chí, có những giáo viên bao năm tận tụy với nghề còn chưa biết đến “thưởng Tết” là gì. Bởi, ngành giáo dục suốt bao năm nay đều không có “lệ” thưởng Tết cho giáo viên tháng lương thứ 13 như các ngành khác.
Thời gian gần đây, nhờ tiết kiệm những khoản chi như hoạt động đoàn, đội, quỹ lương… nếu còn dư thì cuối năm, trường sẽ chia đều cho giáo viên coi như động viên tinh thần.
Thầy Nguyễn Chí Dương, Hiệu trưởng trường THPT Cẩm Giàng II (Hải Dương). Ảnh: Infonet.
Thầy Nguyễn Chí Dương cho hay: “Để động viên anh em trong một năm họ đã tận tụy cống hiến, nhà trường cũng có món quà nhỏ cho các giáo viên 2,5 triệu/người. Ngành giáo dục nói chung không có thưởng. Bởi vì, món quà động viên cuối năm cho anh em là do tiết kiệm từ các khoản cho của công đoàn, quỹ công đoàn do anh em đóng.
Video đang HOT
Một năm mà ma chay, hiếu hỷ ít, quỹ sẽ còn dư ra. Trước Tết, trường sẽ công khai số tiền ấy và chia đều làm quà cho các giáo viên trong trường. Chỉ dám nói là quà Tết chứ không gọi thưởng Tết, thưởng mà như thế thì mình tự thấy xấu hổ với các anh em”.
Theo như quy định, 80% ngân sách nhà nước cấp cho giáo dục để trả lương giáo viên, còn 20% là dành cho các hoạt động giáo dục. Tuy nhiên, hầu hết số tiền ngân sách cấp chỉ đủ để trả lương cho cán bộ. Vì thế, nhiều trường ngay cả tiền mua văn phòng phẩm cũng khó khăn.
Khi nói tới hai từ “thưởng Tết” cô Nguyễn Thị Bích Mai, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đông Tân (Đông Hưng, Thái Bình) nói: “Giáo viên làm gì có thưởng Tết? Trừ tiền ngân sách cấp trả lương cho giáo viên gần như không còn khoản nào khác, ngoài tiền công đoàn do các giáo viên trong trường.
Mỗi tháng trích quỹ lương hàng tháng 1% sẽ được giữ lại một chút cho công đoàn chi cho hoạt động ma chay, hỏi thăm, ốm đau. Tài chính của nhà trường hết sức khó khăn, dường như không có khoản thu nào.
Vì vậy, Tết đến động viên tinh thần anh em mỗi người một thùng bia là nhà trường cũng đã cố gắng hết sức. Thực ra, nói là dùng tiền quỹ của công đoàn để mua quà cho giáo viên nhưng quỹ đó lại do giáo viên trích lương ra để nộp thì có khác gì gửi tiết kiệm mỗi tháng và cuối năm nhận về. Thế nhưng, nhận về lại chẳng đáng bao nhiêu”.
Thầy Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội, cho hay: “Là trường dân lập nên nhà trường phải tự thu, chi, hàng tháng trả đủ lương cho giáo viên chứ không có tiền ngân sách nên tài chính của nhà trường khó khăn.
Tuy nhiên, để động viên tinh thần các giáo viên nhân dịp Tết đến nhà trường vẫn gửi tới các thầy cô chút quà nhỏ (2 triệu/người). Hy vọng sang năm khi tài chính khá hơn, các thầy cô sẽ có cái Tết “ấm” hơn”.
Theo Hoàng Thanh/Infonet
Nữ hiệu trưởng xả thân cứu học trò khỏi tai nạn xe buýt
Một hiệu trưởng trường tiểu học ở Mỹ thiệt mạng sau khi cố cứu các học sinh khỏi vụ tai nạn xe buýt. Hành động của bà khiến nhiều người cảm phục.
Ngày 26/1, một chiếc xe buýt chở 25 học sinh ở bang Indiana, Mỹ, mất kiểm soát, lao lên lề đường. Bà Susan Jordan, Hiệu trưởng Trường tiểu học Amy Beverland nhanh chóng đẩy các học sinh thoát khỏi khu vực nguy hiểm. Sau đó, chiếc xe đâm vào bà cùng hai đứa trẻ khác, Pepple cho hay.
Vụ tai nạn khiến nữ giáo viên thiệt mạng tại chỗ. Hai nạn nhân khác được đưa đến bệnh viện. Vết thương của họ rất nghiêm trọng nhưng không đe dọa đến tính mạng. Những người có mặt trên xe đều an toàn, theo Cbs News.
Nữ hiệu trưởng chấp nhận hy sinh mạng sống để bảo vệ học sinh. Ảnh: AP.
Sáng 27/1, trang Facebook của trường chính thức xác nhận cái chết của vị hiệu trưởng đáng kính: "Chúng ta vừa mất một nhà giáo tuyệt vời. Hiệu trưởng Susan Jordan đã thiệt mạng trong vụ tai nạn xe buýt. Chúng ta hãy tưởng niệm bà và cầu nguyện cho những nạn nhân liên quan đến thảm kịch này".
Cảnh sát bang Indiana điều tra nguyên nhân xe buýt mất kiểm soát. Họ phát hiện chiếc xe không gặp trục trặc kỹ thuật. Tài xế Rita Reith cũng trong tình trạng hoàn toàn tỉnh táo và không xuất hiện dấu hiệu bất thường trước khi xe lao lên lề đường.
Bà Jordan, 69 tuổi, giữ chức hiệu trưởng tại Amy Beverland trong 22 năm qua. Bà được học trò và đồng nghiệp yêu mến và coi như một huyền thoại. Năm 2015, học sinh, giáo viên và nhân viên trường cùng thực hiện một video nhằm bày tỏ lòng tri ơn và tình cảm chân thành đến nữ hiệu trưởng.
Hành động dũng cảm của bà khiến người khác cảm phục. Họ gọi bà là anh hùng. Nhiều người nhớ lại quãng thời gian bà cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và hạnh phúc của học sinh.
Phụ huynh đến đón con sau khi vụ tai nạn xảy ra. Ảnh: AP.
Theresa Benz, một phụ huynh, cho biết, khi con trai bị bạn học bắt nạt, cô trực tiếp phản ánh vụ việc lên hiệu trường. Bà nhanh chóng đưa ra giải pháp, cam đoan sẽ không để tình trạng tương tự tái diễn.
Benz và những phụ huynh khác không ngạc nhiên trước hành động xả thân cứu học trò của bà Jordan. "Đến tận cuối đời, bà ấy vẫn thực hiện công việc làm mỗi ngày - bảo vệ những đứa trẻ. Bà ấy thực sự là một anh hùng", Reith nói.
Theo Zing
Hiệu trưởng bắt học viên đóng 300 triệu đồng trả phí taxi Nhiều học viên bất bình vì hiệu trưởng trường Chính trị tỉnh Đắk Nông yêu cầu 90 người lớp lý luận chính trị cao cấp nộp hơn 300 triệu đồng trả chi phí taxi đưa đón giảng viên. Lớp cao cấp lý luận chính trị khóa 6 của trường Chính trị tỉnh Đắk Nông đào tạo cán bộ nguồn cho các đơn vị...