Hiệu trưởng trường Việt Đức: Sẽ kỷ luật học sinh văng tục
“Chưa biết là học sinh của ai, của trường nào nói tục, chửi bậy thì đều là những điều đáng buồn cho những ai có mong muốn hướng tới một xã hội văn minh”, hiệu trưởng THPT Việt Đức cho biết.
Sau khi xem đoạn clip học sinh Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) văng tục, chửi bậy ngay tại cổng trường, ông Nguyễn Quốc Bình – hiệu trưởng nhà trường cho biết, mỗi khi chứng kiến cảnh học sinh nói tục chửi bậy, mặc dù không biết là học sinh trường nào, còn đi học nữa hay không thì đều cảm thấy không thể chấp nhận được, thấy đau xót và buồn cho cả một thế hệ.
Ông Bình cho biết, ngay sau khi biết tin, trường THPT Việt Đức đã tìm ra nhóm học sinh trong đoạn clip. Biện pháp trước mắt là nhà trường đã cho những em đó viết bản tường trình, sau đó làm bản kiểm điểm.
“Tiếp theo chúng tôi sẽ mời giáo viên chủ nhiệm lớp đó lên làm việc, sắp tới sẽ thông báo và nêu đích danh những học sinh đó trước toàn trường về hiện tượng này. Chúng tôi sẽ họp Hội đồng kỷ luật để xem xét đúng mức độ về quy định kỷ luật của học sinh”, ông Bình khẳng định.
Ông Nguyễn Quốc Bình – Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức cho rằng, hiện tượng văng tục, chửi bậy trong học sinh chỉ là nhóm nhỏ nhưng không thể không quan tâm.
Vị hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức cho biết, trong nhà trường không ai dạy học sinh theo cách để các em ra ngoài có những hành vi ngôn ngữ thiếu văn hóa như vậy.
“Tất cả hệ thống giáo dục của chúng ta đều hướng tới việc không chỉ dạy chữ mà còn dạy người, trong đó có các hoạt động giáo dục đạo đức. Đó là hệ thống dạy từ mầm non, tiểu học cho đến hết bậc THPT. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng bạo lực học đường, học sinh nói tục chửi bậy vẫn diễn ra phổ biến trong xã hội.
Việc để học sinh nói tục chửi bậy ngoài nhà trường như vừa qua có nhiều nguyên nhân, nguyên nhân trước hết là những bài dạy về giáo dục đạo đức trong nhà trường chưa gắn liền với thực tiễn, chưa gắn với hoạt động giáo dục đích thực và những yêu cầu cụ thể của học sinh. Ngoài ra, bộ môn giáo dục đạo đức trong nhà trường vẫn chưa được đánh giá cao mặc dù đây là môn học hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người”.
Việc học sinh trường mình văng tục, nói bậy ngoài trường còn liên quan đến yếu tố gia đình. Bởi theo ông thì gia đình có tầm ảnh hưởng nhất định đến quá trình hình thành nhân cách học sinh. Ông Bình nhận định, nhiều gia đình cha mẹ không gương mẫu, thậm chí cha mẹ là những người đã nói tục, chửi bậy và coi đó là việc bình thường.
“Sống trong môi trường đó các em có thể “nhiễm” là chuyện đương nhiên. Ngoài ra một số cha mẹ học sinh mải mê kiếm sống không chú ý tới việc uốn nắn, rèn giũa con cái từ lời ăn tiếng nói. Nhiều gia đình chiều chuộng con một cách thái quá. Có những bậc cha mẹ ông bà, nhiều khi thấy cháu nói tục chửi bậy lại cho là chuyện bình thường và lâu dần thì thành thói quen”, ông Bình chia sẻ.
Hiện tượng học sinh nói tục chửi bậy như hiện nay một phần do ảnh hưởng của những người đi trước. Những bậc cha chú, người lớn tuổi nói tục chửi bậy nơi công cộng đã ảnh hưởng không nhỏ tới các em.
“Tất cả những cái đó làm cho công tác giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách học sinh bị lệch sang một hướng khác. Tôi nghĩ đây là một sự lệch chuẩn về hành vi. Các em tưởng rằng khi mình phát ngôn một câu tục tĩu thì mình là người “anh hùng”, là người có “đẳng cấp” hơn người. Trong mắt một số học sinh coi những “bậc” như thế là hơn mình. Chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, không chỉ nhà trường mà toàn xã hội”, ông Bình nhấn mạnh.
Nhiều người cho rằng vấn đề này đã quá phổ biến trong xã hội và hãy để nó tồn tại như một hiện tượng tự nhiên, không cần quan tâm. Tuy nhiên, ông Bình thẳng thắn cho biết không đồng ý với quan điểm này.
“Chúng ta giáo dục học sinh là giáo dục thế hệ trẻ để hướng tới một đất nước văn minh, chúng ta phải có định hướng về hành vi, định hướng về nhân cách của học sinh. Trong đó cần phải loại dần những hiện tượng, hành vi lệch chuẩn của học sinh để hướng tới một cái chuẩn tốt đẹp. Chúng ta phải có trách nhiệm, nhà trường, cộng đồng, cha mẹ học sinh, đặc biệt là những người hoạch định chính sách về giáo dục phải kiên quyết hơn nữa trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Chúng ta không chấp nhận hiện tượng này trong nhà trường, công sở hay nơi công cộng”, ông Bình nói.
Video đang HOT
Trước thực trạng học sinh nói tục, chửi bậy tràn lan, nhiều người cho rằng, lâu nay khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” đã bị lãng quên?
Theo Giáo Dục Việt Nam
Teen lớp 12 chia tay xúc động ngày ra trường
Hàng trăm học sinh các khối 10, 11, 12 trường THPT Việt Đức, Hà Nội đã tham gia Lễ bế giảng và chia tay lớp 12 sáng nay 22/5.
Dù trời mưa dày hạt, các bạn học sinh Việt Đức đều có mặt từ 7h sáng. Nam sinh chỉnh tề đồng phục, nữ sinh tinh khôi tà áo dài trắng.
Học sinh các lớp xếp thành những hàng dài san sát nhau, lắng nghe bài phát biểu của thầy cô giáo. Buổi lễ bế giảng diễn ra trong không khí trang nghiêm và bùi ngùi những kỷ niệm. Các thầy cô đã thay phiên nhau lên sân khấu chia sẻ sự xúc động trong giờ phút tiễn các học sinh lớp 12 ra trường. Cô Hiệu phó trường THPT Việt Đức đã không giấu được những giọt nước mắt khi phải nói lời chia tay với các học sinh yêu quý sau 3 năm gắn bó. Trong khi cô giáo dặn dò con trẻ, thầy Hiệu trưởng đã gióng lên những tiếng trống tan trường, báo hiệu một năm học đã kết thúc. Tiếng trống của thầy cũng là tiếng trống trường cuối cùng mà học sinh lớp 12 còn được nghe.
Clip bài phát biểu của cô Hiệu phó và tiếng trống bế giảng của thầy Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức
"Ngưỡng cửa tương lai đang chờ đón các em, hãy nén những giọt nước mắt tiếc nuối để hướng về ngày mai" - lời của cô giáo với các em học sinh còn đâu đây nhưng không ai kìm được nước mắt trong giờ phút chia ly. Dẫu biết rằng chia tay sẽ còn gặp lại nhưng khi những kỷ niệm ùa về, đôi bạn thân chỉ biết lau nước mắt cho nhau. Thầy trò, bè bạn ôm chặt lấy nhau nghẹn ngào, nức nở.
Hình ảnh teen lớp 12 Việt Đức khóc "như mưa" ngày ra trường:
Thầy Hiệu trưởng gióng trống bế giảng.
Cả trường cùng hát vang ca khúc Mong ước kỷ niệm xưa.
Tiếng nức nở xen lẫn lời bài hát
"Đặt bàn tay lên môi giữ chặt tiếng nấc nghẹn ngào"
"Thời gian sao đi mau xin hãy ngừng trôi"
Nước mắt tuôn rơi trên vai bạn bè.
Nhiều bạn không thể kìm nén được cảm xúc.
Giọt nước mắt nam nhi.
Dẫu mím chặt môi cũng không thể làm nước mắt ngừng tuôn
Cái ôm thay lời tạm biệt
Cùng khoác vai nhau và khóc
Tiếng khóc hoà cùng tiếng mưa rơi
Lời cô dặn ngày chia tay
Cô trò bịn rịn
Đâu đó vẫn có những bạn trẻ kiên cường, nở nụ cười bên người bạn thân
Khoảnh khắc nhí nhảnh với áo dài
Lớp chúng mình mãi bên nhau
Kỷ niệm một thời áo trắng không dễ quên
Học sinh lớp 12 Việt Đức hô vang tên mái trường thân thương
MAI CHÂM
Theo Infonet.vn
Đình chỉ vô thời hạn học viên say rượu cãi thầy Chiều 23/4, phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Nguyễn Cảnh Lương cho biết: "Hội đồng kỷ luật của nhà trường đã có quyết định đình chỉ học tập vô thời hạn với học viên Lê Trần Công". Học viên Lê Trần Công đã có những lời nói, thái độ thiếu tôn trọng giảng viên trong lớp học. (Ảnh cắt từ...