Hiệu trưởng trường nội trú bớt xén khẩu phần ăn học sinh: Tại sao chưa công bố kết quả?
Đã gần 1 tháng kể từ khi Kiến Thức phản ánh sự việc “Hiệu trưởng trường nội trú bớt xén khẩu phần ăn học sinh ở Phù Yên, Sơn La”, dù các cơ quan ban ngành của huyện đã vào cuộc nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả?
Tiếp tục cung cấp thêm chứng cứ lên Ban thanh tra huyện ủy Phù Yên
Cuối tháng 5, Chủ tịch công đoàn Trường Nội trú huyện Phù Yên Nguyễn Thị Nghĩa đã tiếp tục cung cấp thêm một số chứng cứ đề nghị Ban thanh tra huyện ủy Phù Yên, Sơn La làm rõ thêm về việc số tiền hỗ trợ ăn sáng cho các em học sinh trong nhà trường trong vụ việc “Hiệu trưởng trường nội trú bớt xén khẩu phần ăn học sinh ở Phù Yên” mà Kiến Thức đã phản ánh.
Bữa ăn của các học sinh rất sơ sài.
Trao đổi với PV Kiến Thức, cô Nguyễn Thị Nghĩa khẳng định: “Trước nhiều thông tin cần xác minh như tiền thu đầu vào, việc bớt xén khẩu phần ăn… hiện nay, còn nội dung cần kiểm tra, xem xét đó là chế độ tiền ăn sáng của các cháu học sinh liệu có đảm bảo về số lượng, chất lượng cũng như đảm bảo đúng với số tiền chi hằng ngày là 7.000đ/em hay không?
“Tiếp tục so sánh số tiền các em được hưởng với số liệu mà thủ kho cung cấp là quá chênh lệch. Vì vậy tôi đã tiếp tục cung cấp minh chứng đề nghị Ban thanh tra huyện ủy Phù Yên vào cuộc làm rõ số tiền chênh lệch trên đi đâu?” – cô Nghĩa đặt câu hỏi.
Đơn của cô Nguyễn Thị Nghĩa.
Công an vào cuộc?
Cô giáo Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, trong ngày 24/5, Cơ quan an ninh – Công an tỉnh Sơn La đã gặp cô để xác minh và yêu cầu cung cấp những thông tin, chứng cứ mà cô Nghĩa đã nêu trong đơn tố cáo, để làm rõ các nội dung tố cáo.
Một giáo viên (xin được giấu tên) cũng chia sẻ: “Vừa qua cũng đã có cơ quan chức năng đến nhà trường và làm việc với thầy hiệu Lò Xuân Dừa trong 2 ngày 23 và 24/5. Nội dung làm việc như thế nào thì chúng tôi cũng không được biết, vì đang trong thời gian làm sổ điểm”.
Video đang HOT
Cô Nguyễn Thị Nghĩa, Chủ tịch Công đoàn trường PTDT Nội trú huyện Phù Yên, người công khai tố cáo.
Cháu hiệu trưởng ép học sinh ký văn bản “lạ”
Tiếp tục thông tin xoay quanh việc bà Nguyễn Thị Thanh Bình (cháu ông Dừa) ép học sinh ký vào văn bản lạ, phía nhà trường chưa có câu trả lời nào đối với phụ huynh khiến cho các bậc phụ huynh càng thêm bức xúc.
Chị Đinh Thị Hưởng, xã Mường Thải là phụ huynh học sinh trao đổi với PV: “Đã 2 tuần trôi qua, sau khi cô Bình triệu tập và bắt các cháu ký vào văn bản mà không có sự giám hộ của gia đình và giáo viên chủ nhiệm. Chúng tôi đã yêu cầu Ban giám hiệu nhà trường giải trình sự việc, yêu cầu gặp cô Bình để đối chất, thế nhưng đến nay, vẫn chưa nhận được câu trả lời nào từ phía nhà trường. Chúng tôi thất vọng về cách hành xử của BGH.
Giữa tháng 6 sẽ có kết quả thanh tra các nội dung tố cáo ông Dừa.
Quá bức xúc tôi đã gọi điện trực tiếp cho đồng chí Lò Văn Vượng, Bí thư chi bộ, Phó hiệu trưởng nhà trường, trao đổi về nội dung chúng tôi yêu cầu việc cô Bình ép các cháu ký vào văn bản mà không có sự đồng ý của gia đình chúng tôi.
Lúc này thầy Lò Văn Vượng có nói rằng ‘thời gian vừa qua nhà trường cuối năm bận nhiều việc quá chưa làm việc được, thầy hiệu trưởng (thầy Dừa) lại chỉ đạo không cho gặp cô Bình vì đến tháng 6/2019, có kết quả thanh tra của huyện thì sẽ trả lời luôn một thể. Thầy hiệu trưởng không muốn cho gặp.
Tôi cũng có gặp cô Bình để trao đổi, thì cô Bình nói thầy Dừa chỉ đạo không được gặp trực tiếp phụ huynh, bảo mọi người thông cảm. Trong thời gian này cô cũng căng thẳng quá vì đang làm việc với Ủy ban kiểm tra huyện ủy’ – thầy Vượng nói như vậy”.
Cô Nghĩa cùng các phụ huynh trong buổi trao đổi với PV .
Dư luận đang mong chờ kết quả
Những gì đang diễn ra khiến cho nhiều phụ huynh cảm thấy rất khó hiểu. Theo ý kiến của họ, nếu không có khuất tất thì tại sao đến nay nhà trường vẫn không có câu trả lời. Phụ huynh muốn gặp cô Bình để làm rõ vấn đề tại sao lại triệu tập các cháu, bắt các cháu ký vào văn bản mà không có sự giám hộ của gia đình. Việc Hiệu trưởng Lò Xuân Dừa giải trình không cho gặp cô Bình vì áp lực làm việc với thanh tra là không thỏa đáng, không khách quan.
Thậm chí có người còn cho rằng, liệu có phải vì cô Bình là cháu của hiệu trưởng nên cố tình kéo dài thời gian gây áp lực cho họ hay không?
Vụ việc ông Lò Xuân Dừa, Hiệu trưởng trường PTDT Nội trú huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La bị tố cáo có nhiều sai phạm trong công tác quản lý và điều hành nhà trường, đặc biệt là việc chỉ đạo cắt xén khẩu phần ăn của các học sinh con em dân tộc, cũng như việc nguồn thực phẩm nấu ăn hàng ngày có nguồn gốc không rõ ràng, dẫn đến tình trạng các cháu bị đói, phải cắm quán và nợ nần… đang khiến dư luận xôn xao và mong chờ có câu trả lời.
Cho đến hiện tại, đã một tháng trôi qua kể từ khi PV Kiến Thức đặt lịch làm việc chính thức với nhà trường cụ thể là ông Lò Xuân Dừa để lắng nghe thông tin từ chính người bị tố cáo. Thế nhưng, ông Lò Xuân Dừa vẫn không có bất cứ động thái phản hồi thông tin nào.
Trước đó, trong buổi làm việc với PV, ông Nguyễn Quang Vinh, Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy Phù Yên đã cho biết, chậm nhất giữa tháng 6 sẽ có kết quả kiểm tra đối với sự việc ông Lò Xuân Dừa bị tố cáo, quan điểm của UBKT Huyện ủy Phù Yên là công minh, chính xác, kịp thời, vi phạm đến đâu thì xử lý đến đó. Không có biểu hiện thái độ bao che hay dung túng…
Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin vụ việc “Hiệu trưởng trường nội trú bớt xén khẩu phần ăn học sinh ở Phù Yên”
Mùi Sơn – Minh Hải
Theo kienthuc
Việt Nam có 8.000 người tử vong do TNGT, 40% từ 15-27 tuổi
Ngày 25/5, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (ATGTQG) phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và Công ty cổ phần Tập đoàn Giáo duc Egroup tổ chức vòng thi chung kết cuộc thi "Giao thông học đường" lần thứ IV năm học 2018-2019 tại Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng).
Sau vòng loại, 12 thí sinh ở 2 bảng THCS, THPT lọt vào vòng chung kết cuộc thi.
Tham dự cuộc thi có bà Nguyễn Thị Nghĩa - Thứ trưởng Bộ GDĐT, ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGTQG; đại diện lãnh đạo Cục cảnh sát giao thông - Bộ Công An, Tổng Cục Đường bộ Việt Nam, Hội An toàn giao thông Việt Nam, cùng đại diện Ban ATGT của 63 tỉnh, thành phố và 136 em học sinh đã xuất sắc vượt qua hơn 784.507 thí sinh trên cả nước.
"Giao thông học đường" là cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật an toàn giao thông, kỹ năng tham gia giao thông và văn hóa giao thông dành cho đối tượng là các em học sinh bậc Trung học phổ thông và Trung học cơ sở. Bộ đề thi của cuộc thi được xây dựng bởi các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng pháp luật an toàn giao thông và được thẩm định bởi các cơ quan chức năng như Tổng Cục đường bộ Việt Nam và Cục Cảnh sát giao thông. Ngân hàng câu hỏi là những kiến thức và tình huống tương ứng phần thi lý thuyết giấy phép lái xe hạng A1, A2.
Cuộc thi được duy trì tổ chức nhằm hạn chế những nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông và hậu quả của tai nạn giao thông đối với đối tượng là học sinh, sinh viên nói riêng, trẻ em nói chung và trên hết góp phần giảm tai nạn giao thông tại nước ta.
Ngoài những kiến thức bổ ích về ATGT, cuộc thi cũng là một môi trường lành mạnh để các thí sinh trên cả nước giao lưu, kết bạn.
Cuộc thi thu hút nhiều em học sinh tham gia.
Phát biểu tại cuộc thi, bà Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, mỗi năm có trên 8.000 người tử vong do tai nạn giao thông do nhiều nguyên nhân như quản lý Nhà nước, hạ tầng, tuy nhiên chủ yếu vẫn là do ý thức, nhận thức, khả năng nhận biết pháp luật về tham gia giao thông.
Cả nước có 8 triệu học sinh THCS, THPT. "Đây là lực lượng đông đảo tham gia giao thông. Việc giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức tham gia giao thông luôn được Bộ GDĐT xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu các của nhà trường. Cuộc thi là hoạt động bổ ích để tuyên truyền giáo dục trong nhà trường, cộng đồng, xã hội về các kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông và văn hóa tham gia giao thông", bà Nghĩa phát biểu.
Ông Khuất Việt Hùng cũng cho biết, mỗi năm, trên toàn thế giới có 1,3 triệu người chết, trong đó có hơn 350.000 nạn nhân tử vong là những người trẻ từ 15-27 tuổi. Còn tại Việt Nam mỗi năm, TNGT cướp đi 8.000 người, chiếm 40% là những người trẻ cũng từ độ tuổi 15-27 tuổi.
"Các em là tương lai của các gia đình, dòng họ và xã hội. Việc bảo vệ các em trước bất kỳ các thương tích là trách nhiệm của toàn xã hội, các bậc cha mẹ. Vì vậy, các kỹ năng tham gia cuộc thi này, giúp các em tham gia giao thông an toàn hơn, trở thành đại sứ về ATGT trong lớp, trong gia đình và trong xã hội", ông Hùng nói thêm.
Theo Danviet
Cách chức hiệu trưởng bớt xén tiền hỗ trợ học sinh nghèo Vị hiệu trưởng đã bớt xén 135 triệu đồng tiền nhà nước hỗ trợ cho học sinh nghèo rồi chia cho mình và gần 40 giáo viên trong trường Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, sáng 29-4, một lãnh đạo UBND huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, cho biết hội đồng kỷ luật đã họp và thống nhất cách chức...