Hiệu trưởng trường chuyên tố cáo giám đốc sở
Sau khi tố cáo giám đốc sở có nhiều sai phạm, ông Trương Văn Điềm (hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn, Nha Trang) bị điều động về làm giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên.
Sau khi UBND tỉnh Khánh Hòa kết luận nội dung tố cáo giám đốc Sở GD-ĐT Khánh Hòa là sai, người tố cáo – ông Trương Văn Điềm (hiệu trưởng trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Nha Trang) đã được luân chuyển, điều động làm phó giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên TP Nha Trang từ ngày 15/9.
Ngày 22/10, ông Điềm khẳng định: “Tôi tố cáo ông Tứ hoàn toàn đúng, còn kết luận giải quyết tố cáo của UBND tỉnh Khánh Hòa là sai, áp đặt, không khách quan”.
Ông Điềm cho biết không đồng ý với kết luận này và đã gửi đơn khiếu nại lên cơ quan có chức năng ở trung ương.
Trước đó, tháng 9/2013, ông Điềm làm đơn gửi Thanh tra tỉnh Khánh Hòa tố cáo ông Lê Tuấn Tứ – giám đốc Sở GD-ĐT Khánh Hòa có năm sai phạm.
Cuộc họp giải quyết trường hợp của nữ sinh Th. tại huyện Diên Khánh ngày 1-8-2013 có liên quan đến một trong những nội dung tố cáo của ông Điềm.
Tháng 7/2014, UBND tỉnh Khánh Hòa ra thông báo kết quả giải quyết tố cáo của ông Điềm, khẳng định tất cả nội dung ông Điềm tố cáo ông Tứ “vừa thiếu căn cứ pháp lý, vừa mang tính suy diễn”.
Cụ thể, ông Điềm tố cáo ông Tứ không thực hiện đúng trình tự giải quyết đơn cầu cứu của gia đình nữ sinh Th. (có hành vi vi phạm, phải chuyển về trường khác); không đến trường để xác minh sự việc liên quan đến xử lý của hội đồng kỷ luật nhà trường về trường hợp học sinh này.
Tuy nhiên, ông Tứ lại dùng xe của sở chở một số phóng viên đến huyện Diên Khánh dự cuộc họp giải quyết vụ việc có lãnh đạo sở và ông Điềm tham dự, để sau đó các báo viết bài bôi nhọ danh dự ông và làm ảnh hưởng đến uy tín trường THPT chuyên Lê Quý Đôn…
Về tố cáo này, kết luận của UBND tỉnh Khánh Hòa khẳng định việc ông Tứ chuyển đơn kêu cứu của phụ huynh học sinh đến trường để giải quyết là đúng thẩm quyền; không có căn cứ cho thấy ông Tứ chỉ đạo dùng xe của sở chở các phóng viên đến dự cuộc họp đã nêu.
Video đang HOT
Việc này là do tài xế tự cho các phóng viên đi theo xe. Nếu các báo đăng sai thì ông Điềm yêu cầu cải chính theo luật.
Hai, tố cáo ông Tứ không thực hiện đúng quy chế về tổ chức và hoạt động của trường chuyên khi đồng ý cho nữ sinh C. học lớp 10 trường THPT Lý Tự Trọng chuyển sang lớp không chuyên trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.
Trước đó em này thi vào trường chuyên bị trượt và có môn thi bị điểm liệt.
Về nội dung này, kết luận nêu một phó giám đốc Sở GD-ĐT có bút phê đồng ý cho chuyển trường đối với một học sinh lớp 10 Trường THPT Lý Tự Trọng sang lớp không chuyên của Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn chứ không phải ông Tứ.
Đồng thời căn cứ quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên, chương trình học lớp 10 không chuyên trong trường THPT chuyên và các trường THPT là một, hơn nữa trước đó ông Điềm đề nghị nếu học sinh này chuyển đến phải có học lực khá thì em này cũng đáp ứng. Do vậy, tố cáo này là sai.
Ba, ông Điềm tố cáo ông Tứ thiếu trách nhiệm trong việc để nữ sinh H. vào học lớp 10 không chuyên trường THPT chuyên Lê Quý Đôn năm học 2012-2013 dù học sinh này không đăng ký vào lớp không chuyên, gây bất công với những học sinh khác.
Kết luận của UBND tỉnh Khánh Hòa cho rằng tuy học sinh trên không đỗ vào lớp chuyên của trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, nhưng đủ điểm đỗ vào lớp không chuyên của trường, chỉ có sơ suất là quên đánh dấu vào ô nguyện vọng lớp không chuyên.
Thực tế, Sở GD-ĐT đã giải quyết cho một trường hợp khác vào lớp không chuyên trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, nên không thể nói là gây bất công cho những học sinh khác.
Đồng thời, việc bổ sung các học sinh này không làm vượt quá số học sinh lớp không chuyên theo quy định.
Bốn, tố cáo ông Tứ ban hành công văn chỉ đạo chuyển học sinh sai quy định của Bộ GD-ĐT, làm ba học sinh lớp không chuyên phải chuyển trường đầu học kỳ 2 năm học 2012-2013.
Về tố cáo này, UBND tỉnh Khánh Hòa kết luận chính hiệu trưởng trường THPT chuyên Lê Quý Đôn đầu năm 2013 ký tờ trình cho Sở GD-ĐT đề nghị chuyển học sinh không đạt yêu cầu ra khỏi trường chuyên, sau đó có tiếp tờ trình xin thực hiện việc chuyển học sinh này từ học kỳ 2 năm học 2012-2013.
Việc ông Tứ ký văn bản chuyển học sinh có nhu cầu xin chuyển trường hoặc không hội đủ điều kiện học ở trường chuyên là phúc đáp các tờ trình trên của trường nên không sai.
Năm, ông Tứ cho phép tuyển học sinh vào lớp 10 không chuyên của trường THPT chuyên Lê Quý Đôn hai năm học 2012-2013 và 2013-2014 vượt so với chỉ tiêu đã được duyệt từ đầu năm.
Kết luận của UBND tỉnh Khánh Hòa cho rằng năm học 2012-2013, cả lớp chuyên và không chuyên tăng tổng cộng 27 chỉ tiêu, còn năm học 2013-2014 thì lớp chuyên giảm 20 chỉ tiêu, lớp không chuyên tăng 9 chỉ tiêu.
Theo kết luận, trong các cuộc họp của Sở GD-ĐT để quyết điểm chuẩn vào lớp 10 cho trường THPT chuyên Lê Quý Đôn đều có sự tham gia và thống nhất của ông Điềm, việc tăng hay giảm học sinh ở các lớp là số liệu thực tế sau khi tuyển hết các học sinh đạt điểm đồng hạng về điểm chuẩn tuyển sinh, xem xét kết quả phúc khảo.
Theo Duy Thanh/Báo Tuổi trẻ
Môn chuyên - phải là yêu thích thật sự
Trường chuyên - niềm mơ ước của hầu hết các bạn học sinh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có được cơ hội đạt được mong muốn ấy. Nhưng rồi đối với những ai đã đặt chân vào được môi trường này, hãy thử suy nghĩ rằng, liệu bạn có thật sự yêu thích môn chuyên của mình hay không?
1. Không phải tình yêu
Rất nhiều dân chuyên không hề mảy may có tí cảm xúc nào với người "bạn đồng hành" luôn luôn kề cận mình trong suốt những năm học phổ thông, đặc biệt đối với những khối xã hội.
M.T - học sinh lớp 10V trường THPT chuyên LK cho biết: "Môn Văn vốn không phải niềm đam mê của tớ. Lúc đầu tớ chỉ thi thử vô thôi, không ngờ may mắn lại đậu. Tội gì không học? Học rồi mới thấy đúng là không yêu nổi".
Một học sinh đến từ lớp chuyên Địa lại có lý do khác: "Nhà mình vốn ở ngoại thành, nên không thể nào đăng kí học vào trường nội thành được. Nhưng trường chuyên là sự lựa chọn duy nhất nếu mong muốn học ở môi trường tốt. Sức học của mình lại đều đều, chứ không nổi bật ở bộ môn nào, nên đành phải chọn những môn có tỉ lệ chọi thấp mới mong có 1 vé vào trường chuyên".
2. Học chuyên là để "lấy tiếng"
Tâm lí trường chuyên, lớp chọn được thể hiện ngay từ những ngày đầu đăng kí hồ sơ. "Bạn bè ai cũng đăng kí trường chuyên, mình mà không đăng kí thì mất mặt lắm". Bên cạnh những niềm yêu thích thật sự, không ít những lí do thi vào trường chuyên là vì bề mặt, sĩ diện. Việc thi cử một cách miễn cưỡng như thế không những mang đến kết quả xấu cho các bạn mà còn là những hệ quả dài lâu âm ỉ về sau.
Cùng với sự ganh đua của con cái, các bậc phụ huynh cũng đóng góp một phần không nhỏ. Ngoài việc muốn con cái có một môi trường học tập tốt, một số phụ huynh lại thêm ước mong con mình được trở thành học sinh lớp chọn trường chuyên để "cha mẹ nở mày nở mặt". Vô hình chung, việc này gây ra cho các bạn không ít áp lực cứ mỗi mùa thi chuyển cấp đến.
3. Môn chuyên trở thành gánh nặng
Chỉ khi bước vào trường chuyên, các bạn mới thấy hết được những gánh nặng mà trước giờ mình không nghĩ đến. Hầu hết các môn chuyên đều được học với một lượng nhiều hơn rất nhiều so với các môn còn lại. Những sự miễn cưỡng, thi cho có thi dần dà trở thành rào cản, khiến tinh thần cảm thấy chán nản khi hầu như ngày nào cũng phải đối mặt với môn chuyên mà mình "đã từng không thích, nay còn chán ghét hơn".
Nhưng không thích không có nghĩa là bỏ dở, môn chuyên luôn chiếm phần trăm cao trong bảng điểm với việc được nhân hệ số cao hơn so với các môn khác.
"Việc học ngày càng căng thẳng, nhưng đã phóng lao thì phải theo lao. Nếu bây giờ từ bỏ chẳng khác nào tự đá mình ra khỏi trường. Vì trường mình có quy định, trong một học kì nếu như điểm các môn, đặc biệt môn chuyên không trên trung bình thì học sinh sẽ phải chuyển trường" - B.L, 1 dân chuyên trường L.Q.D tâm sự.
Ngoài ra, còn có một số bạn, vì ngay ban đầu thi vào đã chọn môn chuyên lệch đi so với định hướng đại học của mình, nên bắt buộc giờ phải cày môn chuyên cho theo kịp trường lớp, vừa phải gồng mình ôn luyện những môn thi đại học khác "một trời một vực".
Tạm kết
Trường chuyên chưa bao giờ là hết đắt hàng đối với ước mơ của những cô cậu học sinh trung học. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc kĩ lưỡng, cùng với sự tư vấn cặn kẽ từ gia đình, thầy cô trước khi quyết định "bám dính" vào một môn học mà mình không thích trong suốt ba năm. Sự yêu thích sẽ dẫn đến đam mê. Chỉ một khi đam mê thì chúng ta mới có tinh thần làm tốt. Trung học phổ thông tuy không quan trọng như kì thi đại học "cá chép hóa rồng" của các sĩ tử, nhưng nó chính là bước đệm cơ bản giúp các bạn vững chắc từng bước trên con đường tiến đến giảng đường đại học tương lai của mình.
TheoMASK Online
Tuyển sinh vào trường chuyên phải qua hai vòng Từ năm nay, học sinh thi vào trường THPT chuyên sẽ phải trải qua hai vòng thay vì chỉ một vòng thi tuyển như hiện nay. Bộ Giáo dục - Đào tạo vừa ban hành Thông tư Sửa đổi bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên. Theo đó, việc tuyển sinh đầu cấp của trường chuyên sẽ...