Hiệu trưởng thấy may mắn khi tiến sĩ xưng “mày tao” với dân không học trường này
Nhiều người dân, bạn đọc bày tỏ sự bức xúc trước hành vi hống hách, coi thường người dân của Tiến sĩ, Bí thư chi bộ, Trưởng phòng TN&MT Đàm Thị Hệ, người xưng mày tao và có thái độ coi thường, xúc phạm người dân.
Vừa qua, Infonet có loạt bài về phát ngôn “mày – tao” với người dân của Tiến sĩ Đàm Thị Hệ, Trưởng phòng TN&MT TX. Gia Nghĩa (Đắk Nông). Dư luận rất bức xúc, phẫn nộ trước hành vi và phát ngôn thiếu chuẩn mực của nữ trưởng phòng này.
Trụ sở UBND thị xã Gia Nghĩa, nơi Tiến sĩ Đàm Thị Hệ đang công tác.
Ngay khi loạt bài được đăng tải, đã có hàng trăm ngàn lượt đọc, hàng ngàn lượt bình luận và chia sẻ. Tất cả đều chung một thái độ bức xúc trước hành vi hống hách, coi thường người dân của Tiến sĩ, Bí thư chi bộ, Trưởng phòng TN&MT Đàm Thị Hệ.
Facebooker Anh V. chia sẻ: “Vấn đề chúng ta đang nói đến văn hóa công sở, đạo đức cán bộ. Lời nói thường đi đôi với việc làm, bản chất thường được bộc lộ thông qua hành vi. Với một con người có trình độ về bằng cấp, học vị “tiến sĩ” như bà Hệ trong câu chuyện này thì tôi thấy bà Hệ là người không xứng đáng với vị trí, học vị mà bà đang có”.
Về thái độ quan liêu, trịch thượng, đe nẹt nhân viên của Tiến sĩ Hệ, nick name Thu Hiền bức xúc: “Ngày xưa anh chị em trong cơ quan thấp cổ bé họng nên chịu nhẫn nhục không làm được gì”.
Ngoài ra, dư luận cũng không đồng tình với sự “đổi trắng thay đen” của Tiến sĩ Hệ. Trả lời một số tờ báo, bà Hệ cho rằng do ông B. đến muộn, bị đánh nên mới bức xúc và phát ngôn như vậy. Tuy nhiên, thực tế thì hoàn toàn ngược lại, bà Hệ là người đến muộn, lại còn chửi mắng nhân viên, và lôi chuyện thời xưa của người dân ra để sỉ nhục.
Nick name Khoai Luong nhận xét: “Tôi thấy bà này quá lật lọng. Bà đến muộn mà lại bảo người dân đến muộn hơn nữa còn có thái độ nói năng kiểu chợ búa, khinh miệt người dân”.
Bà Hệ vừa nói vừa chỉ tay vào mặt người dân (Ảnh cắt từ clip).
Video đang HOT
Facebooker Hoa Vàng… nêu quan điểm: “Đây là một bài học về việc sắp xếp con người không đúng với chuyên môn vào những vị trí quan trọng”.
Còn nick nam Thảo Nguyên Xanh thắc mắc: “ Sao vị lãnh đạo đứng đầu tỉnh nghe cán bộ cấp dưới làm việc với dân như thế mà ông bình thản trả lời chuyện đó có gì đâu? Không nhẽ cán bộ làm việc có thái độ lời nói với dân như thế là bình thường?”.
Hiệu trưởng một trường Đại học danh tiếng chia sẻ: “May mà bà Hệ không bảo vệ Tiến sĩ ở trường này, nếu không thì… mất hết thương hiệu”.
Đặc biệt, dư luận còn đề nghị các cơ quan hữu quan thanh tra về Luận án Tiến sĩ của bà Đàm Thị Hệ, Trưởng phòng TN&MT thị xã Gia Nghĩa.
Ngày 4/4, trao đổi với Infonet, bà Nguyễn Thị Lưu, Phó Chủ tịch UBND thị xã Gia Nghĩa cho biết: “Hiện phòng Nội vụ đang họp để thống nhất biên bản kết quả điều tra nên chưa trình lên ủy ban. Sau khi có kết quả, UBND thị xã Gia Nghĩa sẽ tổ chức một cuộc họp rồi báo cáo kết quả về UBND tỉnh trước ngày 12/4. Khi nào có kết quả thì sẽ thông báo công khai”.
Theo infonet
Chuyện những bà mẹ nuôi con đỗ Harvard: Điều phi thường được tạo nên nhờ phương pháp giáo dục lạ kỳ đi ngược thế giới
Nhờ phương pháp giáo dục đầy sáng tạo, những bà mẹ này đã nuôi con mình thành Tiến sĩ, Thạc sĩ Harvard mặc dù trước đó ai cũng khuyên ngăn và bảo không thể.
Người mẹ nuôi con bại não đỗ đại học Harvard
Ding sinh năm 1988, nhưng từ khi sinh ra cậu đã gần như ngộp thở do biến chứng khi sinh và bị bại não. Các bác sĩ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc thậm chí cả cha Dinh, người thân đều gợi ý bà Hongyan là mẹ của Ding nên từ bỏ đứa trẻ. Họ nói rằng nếu sống sót, Ding chắc chắn sẽ lớn lên với những khuyết tật, trí tuệ kém và trở thành gánh nặng cho gia đình suốt cuộc đời. Nhưng bà Hongyan vẫn kiên quyết cứu sống đứa con của mình mặc dù phải ly hôn.
Bà Hongyan đã làm thêm rất nhiều để nuôi gia đình cũng như nuôi Ding. Ngoài công việc toàn thời gian ở trường cao đẳng Vũ Hán, bà còn làm các công việc bán thời gian như lễ tân, đào tạo, bán bảo hiểm.
Bà Hongyan cũng sắp xếp thời gian để đưa con trai tới các buổi trị liệu, phục hồi chức năng bất kể thời tiết mưa hay nắng, hướng dẫn con chơi các trò giải câu đố để nâng cao trí thông minh.
Câu chuyện của mẹ con Ding chứng minh rằng chẳng ai có thể ngăn cản được ước mơ của bạn nếu bạn quyết tâm thực hiện nó
Bà Hongyan tâm sự: "Nếu Ding là người duy nhất không thể dùng đũa trên bàn ăn, những người khác sẽ tò mò và rồi Ding sẽ phải giải thích về tình trạng bại não, khuyết tật của bản thân. Tôi không muốn Ding xấu hổ vì những vấn đề thể chất này. Vì vậy tôi đặt tiêu chuẩn cho con trai cao hơn, tôi đã rất nghiêm khắc rèn luyện để Ding khắc phục khó khăn và bắt kịp người khác".
Ding cũng nói rằng chưa bao giờ dám nộp đơn vào Đại học Harvard, nhưng mẹ đã khuyến khích cậu thử sức. Bất cứ khi nào Ding do dự, mẹ luôn là người động viên, hướng dẫn.
Năm 2011, Ding tốt nghiệp cử nhân trường Đại học Khoa học môi trường và kỹ thuật Bắc Kin. Sau đó, anh đăng ký học Thạc sĩ tại trường Luật Quốc tế và tốt nghiệp năm 2015. Dinh bắt đầu chương trình học nâng cao hơn tại Đại học Harvard vào năm 2017.
Bà mẹ có 6 con thành tiến sĩ Đại học Harvard và Đại học Yale
Gần đây, xuất hiện một bà mẹ Hàn được New York Times so sánh là "một gia đình xứng tầm với gia đình nổi tiếng của tổng thống Kennedy trong lịch sử Mỹ".
Phương pháp giáo dục 6 người con của bà mẹ Hàn Quốc Hesung Chun Koh đã khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ. Gia đình của họ cũng được Bộ giáo dục Mỹ bầu chọn là "Đối tượng nghiên cứu giáo dục gia đình người Mỹ gốc Á".
6 người con của bà Hesung Chun Koh đều là tiến sĩ tại Đại học Harvard và Đại học Yale, trở thành giảng viên, hiệu trưởng và chủ tịch của các trường đại học danh tiếng.
Bà Hesung Chun Koh và 6 người con thạc sĩ, tiến sĩ Harvard, Yale của mình
Bà Hesung Chun là cựu sinh viên khoa tiếng Anh, Đại học nữ sinh Ewha tại Hàn Quốc. Sau đó bà nhận được học bổng sang Mỹ học tiến sĩ chuyên ngành Nhân học xã hội tại Đại học Boston khi là sinh viên năm 2. Trong thời gian giảng dạy tại Đại học Yale, bà đã gặp và kết hôn với chồng mình là tiến sĩ Kwang Lim Koh. Cặp vợ chồng này được xác nhận là những giáo sư châu Á đầu tiên giảng dạy tại Đại học Yale. Sau này, chồng bà đã có cơ hội trở thành đại sứ Hàn Quốc tại Mỹ trong những năm 1960.
Chân dung người phụ nữ phi thường Hesung Chun Koh
Dưới đây là những triết lý giáo dục của bà Hesung Chun Koh:
- Khi mang thai con đầu lòng, tôi không biết mình sẽ phải chăm sóc và nuôi dạy con như thế nào cho đúng cách và có ích cho xã hội. Tôi đã nghĩ về cách bố mẹ mình đã dạy mình. Họ là tấm gương tiêu biểu cho việc bố mẹ không nhất thiết hi sinh vô điều kiện vì con cái nhưng con cái vẫn luôn đạt được những thành tựu và sống có ích.
Bố mẹ tôi luôn cố gắng học tập, mở rộng con đường sự nghiệp, làm giàu vốn sống của bản thân dù ở độ tuổi nào. Chính điều này đã thúc đẩy chúng tôi rất nhiều sau này. Tôi cũng đã áp dụng cách giáo dục này khi dạy các con mình. Tôi không cho chúng tất cả mà chỉ cho những gì thuộc khả năng của mình.
- Khi con vào trung học, tôi phải đối mặt với lựa chọn hoặc tiếp tục đi làm hoặc ở nhà làm nội trợ. Cuối cùng, tôi vẫn chọn công việc. Nhưng, ở thời điểm đó, lựa chọn công việc đồng nghĩa với việc tôi phải cố gắng 200%. Tôi luôn phải sắp xếp thời gian khéo léo để không vì công việc mà bỏ quên con cái. Ở độ tuổi ấy, con trẻ cần tới những lời khuyên của bố mẹ hơn cả. Vì thế, khi con gặp các vấn đề ở trường và cần trò chuyện, tôi chọn ở bên cạnh con.
- Khi chúng tôi mới cưới, gia đình chỉ có duy nhất một chiếc bàn học nhưng kích thước quá nhỏ, chỉ đủ cho một người làm việc trên đó. Vì điều kiện kinh tế lúc đó vẫn còn khó khăn, căn hộ chúng tôi còn đi thuê nên chưa có điều kiện mua thêm bàn học. Bất cứ khi nào rảnh, chồng tôi lại tới cửa hàng đồ cũ để tìm và sau cùng, anh ấy cũng mua được một chiếc vừa ý. Bàn học có ý nghĩa quan trọng trong gia đình tôi. Chúng tôi luôn đặt học tập là một ưu tiên lớn trong cuộc sống nên nếu bố mẹ ngồi vào học, con cái cũng sẽ có thói quen đó.
Bà Hesung Chun Koh rất tự hào vì con cái bà sau này ngoài thành đạt trong công việc thì đều tham gia rất nhiều hoạt động vì cộng đồng: gây quỹ cho các gia đình là nạn nhân sóng thần, hỗ trợ bệnh nhân AIDS, xây nhà cho người nghèo, tư vấn pháp lý cho những nhóm yếu thế...
Nguồn tham khảo: New York Times, SCMP
Nói không với lề thói xấu Liên tiếp những vụ việc liên quan đến hành vi thiếu chuẩn mực của nhà giáo thời gian vừa qua đã gây bức xúc trong công luận. Có những vụ việc cơ quan điều tra đã kết luận, pháp luật đã nghiêm trị, răn đe cái ác, góp phần xoa dịu nỗi đau của nạn nhân và bức xúc của xã hội. Nhưng...