Hiệu trưởng sính ngoại, thiệt hại học trò
Để tăng cường kỹ năng nghe, nói cho học trò trong học tiếng Anh, rất nhiều trường phổ thông đã chọn phương án mời giáo viên người nước ngoài về dạy.
Chủ trương mời giáo viên người nước ngoài dạy được các sở giáo dục ra văn bản, các trường có đầy đủ cơ sở pháp lý thực hiện, chỉ cần phụ huynh đồng ý đóng tiền là tiến hành.
Thường, các trường tăng cường 02 tiết/tuần, học sinh đóng 200.000 đồng/tháng, trung bình 25.000 đồng/tiết.
Trong khi giáo viên của trường dạy thêm do nhà trường tổ chức, học sinh đóng 5.000 đồng/tiết. So với các trường “quốc tế”, học phí này chẳng bõ bèn gì. So với giáo viên trong trường, số tiền học sinh phải “mua” quả là quá đắt!
Hình ảnh một buổi học với giáo viên nước ngoài. (Ảnh minh họa: Baoquangninh.com.vn)
Đắt có xắt ra miếng?
Có phải cứ là người nước ngoài, “mắt xanh, mũi lõ” là dạy tiếng Anh được không? Xin thưa, hoàn toàn không phải. Không phải người nước ngoài cứ đứng trên bục giảng là làm được giáo viên.
Con gái người viết, học lớp 11 đã có Ielts 7.0, nhận xét “Nhiều thầy cô Việt Nam nói chẳng thua kém gì giáo viên bản ngữ. Có người nước ngoài vào dạy, còn nói sai những câu cơ bản, họ nói theo kiểu địa phương họ sống.
Con góp ý, họ xin lỗi, xin đừng nói cho nhà trường, té ra họ thất nghiệp, đi du lịch, được mai mối dạy học.
Một tiết học, với lớp 35 học sinh, giáo viên chỉ tương tác được hơn chục bạn, chỉ vài câu giao tiếp đơn giản, mà trả 25.000 đồng, đúng là quá đắt”.
Người Việt ta có câu “đắt xắt ra miếng”, thế nhưng ở đây chúng ta là “người tiêu dùng không thông thái”.
Video đang HOT
Sính ngoại, bệnh của người Việt?
Việc mời người nước ngoài giảng dạy, họ cần phải có giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề sư phạm; thế nhưng vì lý do nào đó, hiệu trưởng bỏ qua những yêu cầu này!Thực tế, không ít “giáo viên nước ngoài” không hề có một chút nghiệp vụ sư phạm. Học trò, phụ huynh cứ thấy ngoại hình “thầy tây” là đồng ý.
Thầy P., một giáo viên tiếng Anh, đã từng tu nghiệp tại Úc, dạy tự do, nổi tiếng đào tạo Ielts, tâm sự:
“Mình cũng được mời, mình yêu cầu học sinh 10.000 đồng/tiết, lớp ít nhất là 30 em, không chi “hoa hồng”, sau không thấy hiệu trưởng trao đổi lại”.
Sính ngoại, hay sính “hoa hồng” chắc bạn đọc tự lý giải, nhưng thiệt hại học sinh, phụ huynh gánh chịu.
Có giải pháp nào học sinh được giao tiếp với người bản địa trong dạy, học ngoại ngữ rẻ hơn không?
Theo các thầy cô có kinh nghiệm, việc giáo viên nước ngoài không biết tiếng Việt, dạy tiếng Anh cho học sinh còn yếu, khó mà đạt yêu cầu.
Một số giáo viên dạy tiếng Anh trong trường đề nghị, dành tiết tăng cường dạy nghe, nói, cứ để họ dạy, nhưng không được hiệu trưởng chấp nhận; cái này chắc chắn đúng bệnh “sính ngoại”.
Không ít giáo viên áp dụng phương pháp đưa lớp học ra thế giới, bằng cách kết nối Skype với các lớp học khác ở nước ngoài. Hay mời các thầy giáo bản địa, nói chuyện với học sinh lớp mình đang học qua Skype.
Cô giáo Trần Thị Thúy hiện là giáo viên dạy môn tiếng Anh, Trường trung học phổ thông Đức Hợp, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
Cô là người nổi tiếng trong việc ứng dụng Skype vào giảng dạy, để học sinh của mình được giao lưu với học sinh, giáo viên và người dân các quốc gia khác nhằm nâng cao khả năng giao tiếp cũng như hiểu hơn về văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới.
Phần lớn các trường phổ thông đều có máy tính nối mạng, đèn chiếu, bảng thông minh; chỉ cần giáo viên có nhiệt huyết, đam mê, việc áp dụng Skype vào giảng dạy là không khó.
Vì học sinh thân yêu, vì vị thế của chính giáo viên ngôn ngữ; hiệu trưởng hãy động viên, khuyến khích đồng nghiệp đổi mới phương pháp dạy học, tin tưởng họ, trao cho họ cơ hội được cống hiến; tin rằng học trò sẽ được hưởng lợi từ sự phát huy nội lực của chính người thầy Việt.
Lê Mai
Theo giaoduc.net
Nghệ An: Hiệu trưởng bị "tố" 10 năm không ký nhận xét sổ lý lịch CCVC: Từ chối cung cấp thông tin
Liên quan đến vụ việc hiệu trưởng bị "tố" 10 năm không ký nhận xét sổ lý lịch công chức, viên chức, để làm rõ hơn những vấn đề liên quan, phóng viên đã liên hệ và xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan, tuy nhiên vị hiệu trưởng này đã đưa ra những yêu cầu "lạ" mới làm việc.
Sáng 6/9, để rộng đường dư luận, PV Dân trí đã trực tiếp đến Trường Mầm non Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương (Nghệ An) để làm việc trực tiếp với bà Nguyễn Thị Thẩn (nguyên Hiệu trưởng trường Mầm non Thanh Mỹ, hiện hay là Hiệu trưởng trường Mầm non Hạnh Lâm).
Bà Thẩn là người bị cán cán bộ, giáo viên trường Mầm non Thanh Mỹ "tố" liên quan đến sự việc 10 năm không ký nhận xét sổ lý lịch công chức, viên chức (CCVC), lập Facebook nói xấu, gọi điện thoại đe dọa người tố cáo..., gây xôn xao dư luận trên địa bàn.
Sổ lý lịch CCVC của các giáo viên 10 năm không được ký nhận xét.
Tại phòng làm việc của bà Nguyễn Thị Thẩn sáng 6/9, PV đã cung cấp Giấy giới thiệu, cùng các giấy tờ liên quan để tiến hành làm rõ những nội dung phản ánh, nhưng bất ngờ bị nữ Hiệu trưởng này từ chối hoàn toàn.
Điều đáng nói, bà Thẩn còn yêu cầu để được làm việc với bà thì PV phải có Thẻ nhà báo, Giấy giới thiệu của các phòng, ban liên quan của UBND huyện Thanh Chương; cụ thể là của Phòng Giáo dục và Đào tạo và UBND huyện Thanh Chương.
"Nếu các anh muốn làm việc với tôi thì để lại số điện thoại và cần những giấy tờ gì liên quan thì tôi sẽ báo lại sau", bà Thẩn nói.
Để làm rõ vấn đề từ chối cung cấp thông tin cho báo chí của bà Thẩn, PV đã liên hệ với ông Đặng Văn Hóa, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thanh Chương, thì được ông Hóa cho biết: "PV đi làm việc là theo Luật Báo chí, còn việc cô Thẩn đòi giấy giới thiệu của Phòng Giáo dục về làm việc là không đúng vì PV không phải là người của Phòng mà Phòng phải giới thiệu".
"Cô Thẩn là Thủ trưởng của một đơn vị sự nghiệp công lập nên có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tất cả hoạt động của đơn vị", ông Hóa nhấn mạnh.
Tờ trình báo cáo về việc mất hồ sơ công chức của các giáo viên.
Trước sự việc trên, phóng viên đã liên hệ và được ông Võ Văn Hải, Chánh văn phòng UBND huyện Thanh Chương cho biết: "UBND huyện chưa bao giờ có quy định này cả, tất cả các phóng viên, nhà báo về địa phương tác nghiệp chỉ tuân thủ đầy đủ thủ tục hành chính là được".
"UBND huyện Thanh Chương không được phép cấp giấy giới thiệu về cơ sở cho phóng viên, nhà báo bởi vì không phải là cơ quan chủ quản. Nếu mọi việc liên quan tới ủy ban huyện thì chúng tôi sẽ trả lời tất cả và không bao giờ làm khó tới sự tác nghiệp của PV", ông Hải khẳng định.
Trước đó như Dân trí đã phản ánh trong bài: "Hiệu trưởng bị "tố" 10 năm không ký nhận xét sổ lý lịch công chức, viên chức" phản ánh về việc bà Nguyễn Thị Thẩn, nguyên Hiệu trưởng Trường Mầm non Thanh Mỹ (huyện Thanh Chương, Nghệ An) trong thời gian từ 1999-2009 đã không ký nhận xét vào sổ lý lịch công chức, viên chức (CCVC) theo đúng quy định của ngành giáo dục, ảnh hưởng đến quyền lợi của các giáo viên, gây bức xúc trong dư luận.
Đơn kiến nghị của các giáo viên gửi đến cơ quan chức năng yêu cầu làm rõ sự việc.
Bên cạnh đó, thông tin từ các cô giáo trường Mầm non Thanh Mỹ cho biết, thời gian gần đây, bà Thẩn còn lập Facebook nói xấu, gọi điện thoại đe dọa người tố cáo...; nếu bà Nguyễn Thị Thẩn vẫn được UBND huyện Thanh Chương luân chuyển về trường Mầm non Thanh Mỹ, chắc chắn nội bộ trường sẽ mất đoàn kết, khiếu kiện kéo dài.
Báo Dân trí tiếp tục thông tin liên quan vụ việc này đến bạn đọc.
Nguyễn Tú
Theo Dân trí
Bài phát biểu đặc biệt của hiệu trưởng ở Mỹ trước thềm năm học mới, cha mẹ Việt đọc xong gật gù tâm đắc Thay vì cho trẻ làm quen với lớp học mới, gặp gỡ giáo viên và bạn bè thì hiệu trưởng một trường học tại Mỹ đã là một việc hết sức bất ngờ thu hút được sự chú ý đặc biệt của chính các vị phụ huynh. Tại Mỹ, theo thông lệ, trước khi bắt đầu năm học mới, các trường sẽ cho...