Hiệu trưởng phải làm gì để phát triển nhà trường
Theo TS. Ngô Thị Thùy Dương – Phó Viện trưởng Phụ trách Viện Nghiên cứu khoa học Quản lý Giáo dục ( Học viện Quản lý Giáo dục), ở Mỹ một số yếu tố trong Chuẩn Hiệu trưởng trường phổ thông là: Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi; Đạo đức và chuẩn mực nghề nghiệp; Bảo đảm sự công bằng và tôn trọng văn hóa. Theo đó, tất cả những việc hiệu trưởng phải làm là để nhà trường phát triển bền vững.
ảnh minh họa
Sứ mệnh, tằm nhìn và giá trị cốt lỗi
Các nhà lãnh đạo trường học hiệu quả phải xây dựng và ban hành một sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi gắn với giáo dục chất lượng cao và đạt được sự thành công trong quá trình học tập và sự phát triển của mỗi học sinh. Theo đó, người lãnh đạo hiệu quả phải:
Phát triển một sứ mệnh giáo dục cho trường học để thúc đẩy sự thành công trong quá trình học tập và phát triển của mỗi học sinh.
Phối hợp với các thành viên khác của nhà trường, cộng đồng và sử dụng các dữ liệu có liên quan, phát triển và thúc đẩy một tầm nhìn cho trường học dựa trên cơ sở sự thành công trong học tập và phát triển của mỗi học sinh và trên thực tiễn tổ chức và giảng dạy của trường.
Kết nối và phát triển các giá trị cốt lõi xác định văn hóa của trường và tập trung vào giáo dục lấy học sinh làm trung tâm; kỳ vọng cao và hỗ trợ học sinh; công bằng, toàn diện; có tính mở, sự chăm sóc chu đáo, sự tin tưởng; và liên tục cài tiến.
Xây dựng chiến lược phát triển, thực hiện và đánh giá các hoạt động để đạt được tầm nhìn trường học.
Xem xét và điều chỉnh sứ mệnh và tầm nhìn của nhà trường đề có sự thay đổi phù hợp với các kỳ vọng và cơ hội cho trường học, với nhu cầu và hoàn cành của học sinh.
Xây dựng sự hiểu biết chung về sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi trong nhà trường và cộng đồng và cam kết thực hiện.
Xây dựng các mô hình và theo đuổi sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi cùa nhà trường trong tất cả các khía cạnh.
Đạo đức và chuẩn mực nghề nghiệp
Các nhà lãnh đạo trường học hiệu quả phải hành động có đạo đức và tuân theo chuẩn mực nghề nghiệp để thúc đẩy sự thành công học tập và sự phát triển của mỗi học sinh.
Những việc hiệu trưởng phải làm là:
Video đang HOT
Hành động có đạo đức và chuyên nghiệp trong các ứng xử cá nhân, các mối quan hệ với những người khác, ra quyết định, quản lý các nguồn lực của trường, và tất cả các khía cạnh về lãnh đạo nhà trường.
Hành động tuân thủ và thúc đẩy các chuẩn mực chuyên nghiệp một cách toàn diện, công bằng, minh bạch, tin tưởng, hợp tác, kiên trì, học hỏi và liên tục cải tiến.
Lãnh đạo với sự xác định giáo dục lấy học sinh làm trung tâm và có trách nhiệm với sự thành công trong học tập và hạnh phúc của mỗi học sinh.
Bảo vệ và phát huy các giá trị về dân chủ, trách nhiệm và tự do cá nhân, bình đẳng, công bằng xã hội, cộng đồng và tính đa dạng.
Lãnh đạo nhà trường với kỹ năng giao tiếp tốt, hiểu biết các vấn đề xã hội, về nền văn hóa và lý lịch của tất cả các giáo viên, nhân viên và học sinh.
Đưa ra các nguyên tắc, các định hướng về đạo đức cho nhà trường và đẩy mạnh cách ứng xử tốt đẹp về mặt đạo đức và nghề nghiệp giữa các giảng viên và nhân viên.
Bảo đảm sự công bằng và tôn trọng văn hóa
Các nhà lãnh đạo trường học hiệu quả phải phấn đấu vì sự bình đẳng về cơ hội giáo dục và thực hiện tôn trọng văn hóa để thúc đẩy thành công học tập và sự phát triển của mỗi học sinh. Cụ thể, người lãnh đạo hiệu quả phải:
Đảm bảo rằng mỗi học sinh được đối xử công bằng, tôn trọng và với một sự hiểu biết về văn hóa và bối cảnh của mỗi học sinh.
Công nhận, tôn trọng và quan tâm đến sự đa dạng, văn hóa và điểm mạnh của mỗi học sinh được coi như là tài sản phục vụ giảng dạy và học tập.
Đảm bảo rằng mỗi học sinh đều được tiếp cận công bằng trong học tập với các giáo viên có trình độ, với các cơ hội học tập, các hỗ trợ học tập và vấn đề xã hội và các nguồn lực khác cần thiết cho sự thành công.
Xây dựng các chính sách với học sinh, quy định hành vi của học sinh một cách tích cực, công bằng, và không thiên vị.
Biết xử lý và làm thay đổi những thành kiến của học sinh, tình trạng thâm hụt ngân sách trong nhà trường, kết quả thấp gắn với các yếu tố về chủng tộc, giai cấp, văn hóa và ngôn ngữ, giới tính và khuynh hướng tình dục, tình trạng đặc biệt hay khuyết tật.
Thúc đẩy ý thức chuẩn bị sớm của học sinh để bước vào cuộc sống tự tin và có thể đóng góp vào các bối cảnh văn hóa đa dạng của một xã hội toàn cầu.
Hoạt động với sự tôn trọng văn hóa trong các mối quan hệ tương tác, trong quá trình ra quyết định và thực hiện.
Biết giải quyết các vấn đề về công bằng và đáp ứng văn hóa trong tất cả các khía cạnh của lãnh đạo.
TS. Ngô Thị Thùy Dương
Theo Giaoducthoidai.vn
Xây dựng văn hoá quản lý trong nhà trường
Theo PGS.TS Trần Thị Minh Hằng - Học viện Quản lý giáo dục, xây dựng văn hoá quản lý trong nhà trường phải bắt đầu từ xây dựng văn hoá quản lý của hiệu trưởng. Văn hoá quản lý của hiệu trưởng biểu hiện văn hoá nhà trường, các thành viên trong nhà trường sẽ học tập và làm theo hiệu trưởng từ tác phong làm việc đến ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử với mọi người.
Xây dựng văn hoá nhà trường phải bắt đầu từ xây dựng văn hoá quản lý của hiệu trưởng. Ảnh minh họa/internet
Nâng cao năng lực quản lý nhà trường cho hiệu trưởng
Thực tế cho thấy, việc sử dụng phương pháp quản lý, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, lấy đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh làm trung tâm là động lực phát triển mạnh mẽ các trường học. Song trong quá trình đổi mới cũng bộc lộ những khó khăn nhất định; việc làm này cần phải tiến hành đồng bộ giữa các tổ chức, đơn vị, toàn đội ngũ, đến học sinh toàn trường.
PGS.TS Trần Thị Minh Hằng
PGS.TS Trần Thị Minh Hằng cho rằng, hoạt động quản lý là hoạt động giáo dục quan trọng nhất, trong đó điều hành hoạt động là người đứng đầu nhà trường. Tuy nhiên hiện nay phần lớn hoạt động này còn mang tính kinh nghiệm và "linh hoạt" theo phương pháp quản lý của người đứng đầu.
Theo PGS.TS Trần Thị Minh Hằng, cần xây dựng văn hoá quản lý trong nhà trường. Đó cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các nhà trường hiện nay.
Trong nhiều năm qua, phong trào đổi mới phương pháp dạy học gắn liền đổi mới công tác quản lý đã được triển khai rộng khắp trong toàn ngành Giáo dục.
Nếu chỉ tập trung đến đổi mới phương pháp dạy học mà không chú ý đến đổi mới phương pháp quản lý, đó là nâng cao năng lực quản lý thể hiện trong quản lý, chỉ đạo điều hành - kiểm tra đánh giá, làm đòn bẩy thì việc đổi mới phương pháp dạy học khó mang lại hiệu quả cao về sản phẩm là chất lượng giáo dục.
"Chất lượng quản lý được hình thành từ trách nhiệm, trí tuệ, bản lĩnh của người cán bộ quản lý. Sản phấm của đổi mới công tác quản lý là chất lượng văn hoá, chất lượng hạnh kiểm, chất lượng các phong trào thi đua" - PGS.TS Trần Thị Minh Hằng nhấn mạnh.
Dẫn lại câu danh ngôn nổi tiếng về người thầy của Warrd: "Người thầy trung bình chỉ biết nói. Người thầy giỏi biết giải thích. Người thầy xuất chúng biết minh họa. Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng"; PGS.TS Trần Thị Minh Hằng : Câu nói này không chỉ đúng cho người thầy mà còn đúng cho người quản lý giỏi vừa nói hay, giải thích giỏi, minh chứng đúng, khơi dậy niềm say mê, nhiệt thành của đội ngũ.
"Theo tôi, để thực hiện nâng cao năng lực quản lý nhà trường, trước hết phải đi từ đổi mới tư duy. Tư duy là cơ sở hình thành năng lực trí tuệ, là một trong những điều kiện để đạt tới các phẩm chất trí tuệ khác.
Trong công tác quản lý, tư duy sáng tạo có vai trò đặc biệt quan trọng, là một dạng tư duy độc lập tạo ra ý tưởng mới độc đáo và có hiệu quả giải quyết vấn đề cao"- PGS.TS Trần Thị Minh Hằng trao đổi, đồng thời cho rằng, những yếu tố của tư duy cần được bồi dưỡng là: Bồi dưỡng nhân cách sáng tạo; bồi dưỡng lòng nhiệt tình say mê, lòng tin; Bồi dưỡng tinh thần dám nghĩ, dám làm, chịu đựng gian khó; Bồi dưỡng tính khiêm tốn học hỏi vươn lên.
Cần xây dựng văn hoá quản lý trong nhà trường. Ảnh minh họa/internet
Hiệu trưởng - trung tâm tạo nên uy tín của nhà trường
Văn hoá quản lý của hiệu trưởng thể hiện trong quan hệ với công việc như: Nhiệt tình tận tâm trong công việc; có kiến thức về khoa học quản lý; luôn đổi mới và sáng tạo trong công việc.
PGS.TS Trần Thị Minh Hằng
Theo PGS.TS Trần Thị Minh Hằng, bồi dưỡng năng lực tự quản lý cho người cán bộ quản lý cũng là công việc cần phải làm. Bởi tự mình quản lý chính bản thân mình để lãnh đạo, điều hành đơn vị hoàn thành mọi nhiệm vụ. Tự quản lý cũng đồng nghĩa với tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Cần bồi dưỡng năng lực cán bộ quản lý cho cán bộ các cấp từ tổ trưởng, tổ phó trở lên đối. Phân cấp, giao quyền, chế độ cho cán bộ các cấp. Hay nói cách khác là phải xây dựng văn hoá quản lý trong nhà trường.
Văn hoá quản lý trong giáo dục biểu hiện trước hết trong các mối quan hệ của cán bộ quản lý bao gồm: quan hệ với người khác; quan hệ với công việc và quan hệ với bản thân.
PGS.TS Trần Thị Minh Hằng phân tích, văn hoá quản lý thể hiện trong quan hệ với người khác như: Quan hệ với cấp trên; quan hệ với đồng cấp; quan hệ với học sinh; quan hệ với phụ huynh học sinh và quan hệ với đối tác khi hợp tác,...
Tất cả các mối quan hệ này được thực hiện có hiệu quả khi hiệu trưởng giao tiếp với mọi người trên nguyên tắc tôn trọng, động viên khuyên khích, sự cảm thông và tình yêu thương và đảm bảo lợi ích của các bên tham gia. Văn hoá thể hiện ở hiệu trưởng trong cách ra quyết định, cách xử lý các tình huống và cách duy trì được các mối quan hệ xã hội.
Văn hoá thể hiện đối với bản thân. Tức là hiệu trưởng luôn thể hiện khiêm tốn; tự giác, tích cực học tập để nâng cao năng lực; luôn xây dựng đoàn kết trong tập thể; sống hoà đồng, vui vẻ với mọi người, luôn tạo được bầu không khí trong tập thể.
"Như vậy văn hoá quản lý của hiệu trưởng luôn thể hiện hiệu trưởng là trung tâm tạo nên uy tín và xây dựng được bầu không khí tâm lý trong tập thể, luôn biểu hiện trong các mối quan hệ với vai trò là thủ lĩnh, là người đi đầu dẫn dắt mọi người cùng phát triển theo mục tiêu chung của tập thể" - PGS.TS Trần Thị Minh Hằng nhấn mạnh.
Theo Giaoducthoidai.vn
10 tiêu chuẩn nghề nghiệp mới cho các nhà lãnh đạo trường học ở Mỹ Theo TS. Ngô Thị Thùy Dương - Phó Viện trưởng Phụ trách Viện Nghiên cứu Khoa học Quản lý Giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục), ở Mỹ các nhà lãnh đạo trường học phải đáp ứng 10 tiêu chuẩn nghề nghiệp. Việt Nam có thể học hoir kinh nghiệm từ các nước trên thế giới về Chuẩn hiệu trưởng các trường...