Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm nếu học trò bị dâm ô
Để trẻ em bị xâm hại trách nhiệm không chỉ của nhà trường, gia đình mà cũng cần phải xem lại trách nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường khi để xảy ra vụ việc.
Ngày 4/3, vụ việc hàng loạt trẻ em học sinh lớp 5 tại Tiểu học Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang bị chính thầy giáo chủ nhiệm của mình dâm ô đã thu hút sự chú ý. Thông tin này gây bức xúc và hoang mang cho nhiều bậc phụ huynh.
Cũng trong ngày 5/3, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin thầy giáo chủ nhiệm của Trường Trung học phổ thông chuyên Thái Bình gạ tình nữ sinh lớp 10 bằng những tin nhắn có nội dung thiếu chuẩn mực.
Ngay lập tức những tin nhắn gây sốc và kiến dư luận phẫn nộ được chia sẻ lan truyền mức chóng mặt trên mạng xã hội.
Trước đó, trong trường học cũng đã xuất hiện nhiều trường hợp học sinh bị chính thầy giáo của mình bị xâm hại gây phẫn nộ trong dư luận.
Là chuyên gia có nhiều năm gắn bó với công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Bác sĩ Nguyễn Trọng An – nguyên Phó Cục trưởng Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), hiện nay Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD) luôn trăn trở, bức xúc trước tình trạng trẻ em bị bạo hành, bị lạm dụng và đặc biệt thời gian gần đây sự việc liên tiếp xảy ra trong trường học.
Nguyên Phó Cục trưởng Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) yêu cầu xem xét trách nhiệm của Hiệu trưởng những trường để học sinh của mình là nạn nhân của dâm ô. (Ảnh: NVCC)
Nói về trách nhiệm bảo vệ trẻ em, bác sĩ Nguyễn Trọng An cho biết:
“Như tôi đã nói rất nhiều lần trên các phương tiện thông tin đại chúng, để trẻ em bị xâm hại như vậy là một tội ác. Việc phòng tránh cho trẻ em thì trách nhiệm gia đình, các bậc cha mẹ vẫn là quan trọng nhất.
Trách nhiệm bảo vệ trẻ em trước hết phải từ gia đình. Các bậc cha mẹ phải luôn luôn để ý các con đặc biệt các biểu hiện lạ của con.
Nếu trẻ có biểu hiện lảng tránh người lớn, hay trốn vào góc tối, quần áo xộc xệch khi đi học về hoặc đầu bù tóc rối cũng cần phải quan tâm.
Hãy làm bạn với trẻ để trẻ chia sẻ và tâm sự với những biểu hiện lạ. Các bậc cha mẹ phải để ý ngay đến trong cách ứng xử, lời nói hàng ngày của con.
Video đang HOT
Đối với các trẻ lớn thì phải hỗ trợ các con các kỹ năng về phòng tránh bạo lực, phòng tránh xâm hại tình dục. Cho nên là giáo dục gia đình phải đặc biệt quan tâm thế nhưng hiện nay chúng ta đang buông lỏng vấn đế này “.
Trách nhiệm thứ hai theo Bác sĩ An chính là nhà trường: “Chính bản thân nhà trường hiện nay chỉ quá mải miết vào các kỹ năng học các kiến thức bác học mà quên mất việc học đạo đức và các kỹ năng phòng tránh cho các em học sinh. Cho nên nhiều các em không có kỹ năng khi để những kẻ lợi dụng sờ vào những chỗ cấm, chỗ nhạy cảm… mà các em không biết phản kháng, không biết làm gì.
Trong khi đó, việc đào tạo này không có giáo trình không có kỹ năng để dạy dỗ các em.
Bác sĩ Nguyễn Trọng An đặc biệt nhấn mạnh đến trách nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường khi để học sinh mình là nạn nhân của những vụ việc:
“Những ông Hiệu trưởng không thể đứng ngoài cuộc khi chính những giáo viên của mình lại thực hiện những hành vi đối với học sinh trong trường mình đang phụ trách.
Vì thế cho nên, sự giám sát của Hiệu trưởng phải có trách nhiệm rất cao trong các trường hợp trong trường mình xảy ra vụ việc.
Ông bí thư đảng ủy của trường cũng phải chịu trách nhiệm khi ông hô hào nhiều khẩu hiệu đạo đức trong các cuộc họp chi bộ… nhưng vẫn để xảy ra vụ việc.
T rường Tiểu học Tiên Sơn, nơi xảy ra vụ việc 10 học sinh lớp 5 bị thầy giáo dâm ô. (Ảnh: Công Tiến)
Bên cạnh đó, Bác sĩ Nguyễn Trọng An cũng đặt câu hỏi về việc bồi dưỡng đạo đức cho giáo viên. Ngay từ khi tuyển đầu vào từ các cấp học từ nhỏ nhất là Mầm non với các cấp cao hơn phải đặc biệt chú ý đến đạo đức, tư cách, sức khỏe giáo viên…
“Chúng ta chưa coi trọng đúng mức vấn đề này nên mới xảy ra những vụ việc đau lòng. Cần chấn chỉnh ngay những giáo viên có lối sống buông thả như uống rượu hay có những hạnh động không chuẩn mực…”, Bác sĩ An nêu.
“Với các tổ chức xã hội đoàn thể của địa phương cũng phải vào cuộc chung tay lên tiếng bảo vệ trẻ em. Các đoàn thể xã hội đó phải có tiếng nói bài trừ những hành động, những cá nhân ở trọng cộng đồng, địa phương mình.
Và cuối cùng, pháp luật phải xử nghiêm minh những hành động xâm hại trẻ em như vậy. Pháp luật phải xử đúng, không bao che, cả nể cho những hành động tội ác với trẻ em như vây. Các hành động phải có tính chất răn đe, giáo dục làm gương cho những kẻ có ý định xâm hại trẻ em phải thức tỉnh và dừng ngay những hành động đó lại”, Bác sĩ An kết luận.
Theo thống kê của Bộ Công an, năm 2018, toàn quốc xảy ra trên 1.500 vụ xâm hại trẻ em (giảm 2,8% so với năm 2017). Cơ quan chức năng đã xử lý gần 1.700 người phạm tội có hành vi xâm hại trên 1.500 em.
Trong đó, hơn 1.200 vụ án xâm hại tình dục trẻ em (chiếm 82% so với tổng số vụ xâm hại trẻ em) với 1.230 người phạm tội có hành vi xâm hại tình dục trên 1.100 em.
Trong năm, Cơ quan điều tra đã xử lý hình sự 1.360 người phạm tội; xử phạt hành chính 160 người và đang trong quá trình xác minh đối với 58 người khác.
Trần Phương
Theo giaoduc.net.vn
Phụ huynh cũng là thủ phạm dẫn đến trẻ em bị xâm hại!
Sau liên tiếp những vụ xâm hại xảy ra đối với trẻ em thời gian qua, trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, TS Vũ Thu Hương - chuyên gia giáo dục khẳng định đã có lỗ hổng trong bảo vệ trẻ em.
TS Vũ Thu Hương.
Lỗ hổng bảo vệ bắt nguồn từ... quan niệm
Thưa bà, bà có nhìn nhận gì từ các vụ thầy giáo dâm ô học sinh trong thời gian qua, phải chăng đang có lỗ hổng trong môi trường giáo dục?
- Điều này xuất phát từ quan niệm của người Việt Nam. Những người Việt thường xuyên coi trẻ em là đồ chơi của người lớn. Chúng ta thấy, trong rất nhiều gia đình, ông bà yêu cầu con phải sinh con trai hay con gái theo ý họ, đặc biệt là con trai. Những phụ nữ không sinh được con trai thì thường được đánh giá là không biết đẻ.
Thậm chí phụ nữ không sinh được con thì coi như có tội. Rõ ràng người lớn coi việc sinh em bé như quyền lợi, thứ đồ chơi của mình. Thể hiện rõ ở việc, họ rất thích tụt quần em bé ra để cấu vào bộ phận sinh dục và chụp ảnh khoe với mọi người. Người lớn coi hành động đó là thể hiện tình yêu thương hết sức bình thường, nhưng thực ra những tấm ảnh như thế đó là hành vi dâm ô. Do vậy, những câu chuyện xâm hại trẻ em đã xảy ra.
Bản thân những thầy cô giáo kia là người Việt và cũng có suy nghĩ coi đứa trẻ như thứ đồ chơi của họ. Chính vì vậy, họ dễ dàng sàm sỡ trẻ em. Khi sự việc xảy ra rồi, họ lại bao biện là tôi say rượu, tôi không cố tình....
Sự việc xảy ra ở Bắc Giang, khi phụ huynh phản ánh thì nhà trường tổ chức họp kín để thỏa thuận; vụ ở Thái Bình, nữ sinh không dám nêu tên thầy giáo. Có phải để nói ra những chuyện thế này vẫn là điều nhạy cảm, cơ chế bảo vệ trẻ em đang có lỗ hổng?
- Chúng ta hoàn toàn dễ hiểu khi trẻ em không dám tố cáo. Bởi khi đứng ra tố cáo, các cháu chính là nạn nhân của việc bị trêu ghẹo. Đã có những cháu, sau khi bị xâm hại đã bị bạn bè chỉ mặt nói "con này bị hiếp dâm" khiến rất sợ không dám nói ra. Đôi khi trẻ nghĩ rằng mình là người sai trái vì đã để xảy ra chuyện như này.
Lỗ hổng trong bảo vệ trẻ em chắc chắn có. Ngoài việc quan niệm trẻ em là thứ đồ chơi, chúng ta thấy khi xảy ra sự vụ, từ phía bố mẹ đến thầy cô giáo không ai đứng về phía trẻ. Thầy giáo - người phạm tội ra sức bao biện cho hành vi mình, cấp trên lại biện hộ và bao che cho anh ta. Trong khi không hề ai nghĩ đến tổn thương mà đứa trẻ chịu đựng và không có động thái chia sẻ hay bảo vệ đứa trẻ. Ví dụ, chúng ta không thấy có cuộc họp để ban giám hiệu nói với học sinh toàn trường không được trêu bạn vì đã vừa trải qua giờ phút rất đau khổ. Ngược lại, chúng ta thấy những cuộc họp dàn xếp để bảo vệ kẻ xâm hại trẻ em. Trong khi ấy, người làm cha làm mẹ thay vì cần bảo vệ con mình thì đôi khi họ ra giá để dàn xếp hai bên. Việc phụ huynh không tố cáo chính là chống lại con mình.
Đôi khi mến khách lại làm hại con
Theo bà, cần có những giải pháp gì để lấp lỗ hổng trong bảo vệ trẻ em cũng như ngăn bị xâm hại?
- Tôi đề nghị Quốc hội có những hình thức tăng nặng nếu như hành vi dâm ô và xâm hại trẻ em diễn ra với những người rất thân thiết có trách nhiệm bảo vệ các em (ví dụ thầy cô giáo, cha mẹ đẻ), để có tính chất răn đe. Trong các cơ quan bảo vệ trẻ em cần xây dựng lộ trình khi xảy ra sự việc thì xử lý thế nào, tránh tình trạng có những buổi gặp mặt phụ huynh để dàn xếp cho qua. Cũng cần có càng nhiều càng tốt những buổi giáo dục giới tính, kỹ năng phòng tránh xâm hại cho trẻ em.
Cùng với đó là cung cấp số điện thoại đường dây nóng để các em có thể kêu cứu với người thân, nhà trường và những cơ quan cao cấp hơn để có biện pháp bảo vệ. Khi những số điện thoại này được phổ biến thì đôi khi những kẻ có ý định xâm hại lo sợ không dám hành động nữa.
Về phía phụ huynh, họ phải làm gì để bảo vệ con tốt nhất?
- Các phụ huynh cũng là một trong những thủ phạm dẫn đến trẻ bị xâm hại. Thứ nhất các phụ huynh dễ dàng cho người thân quen gần, xa, lạ vào nhà ngủ qua đêm. Nhiều người cho rằng đây là sự mến khách nhưng đôi khi lại làm hại con mình.
Điều thứ hai, người lớn việt Nam thường không tin trẻ em. Mỗi khi trẻ đưa ra những nhận xét hay chia sẻ với bố mẹ về những nguy cơ thì bị gạt đi. Ví dụ: Con không thích ông này, chú kia thì bị bố mẹ mắng, cho rằng lắm chuyện, gây sự, không ngoan cũng là lý do khiến các con rất dễ bị xâm hại.
Thứ ba, bố mẹ dạy các con phải nghe lời người lớn 100%. Và điều này rất dễ dẫn đến chuyện khi các con mới chớm bị xâm hại thì đứng yên để kẻ đó muốn làm gì thì làm, nếu phản kháng thì bị cho là không ngoan. Đôi khi bố mẹ quá tự nhiên trong việc đưa ảnh con dễ thương lên mạng xã hội, đây lại là mầm mống để cho kẻ xâm hại thèm khát.... Cho nên bây giờ để bảo vệ trẻ em thì chính phụ huynh phải thay đổi, biết hiểm họa và có cơ chế bảo vệ con em mình.
Xin cảm ơn bà!
Theo kinhtedothi
Thái Bình: Vụ thầy giáo bị tố "gạ tình" nữ sinh: Tạm dừng phụ trách chủ nhiệm với thầy giáo Để tránh ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh lớp thầy T. làm chủ nhiệm, Ban giám hiệu nhà trường nơi thầy T. công tác đã quyết định tạm dừng việc phụ trách chủ nhiệm. Thầy T. cũng tạm dừng không dạy lớp mình chủ nhiệm nữa mà sẽ thay bằng giáo viên khác. Mới đậy, dư luận xôn xao trước một...