Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra lạm thu
Hiệu trưởng phải chiu trach nhiêm nêu đê xay ra tinh trang lam thu va thu dôn cac khoan ngay tư đâu năm hoc gây bưc xuc cho phu huynh.
Ngày 27/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cho hay, vừa có văn bản gửi các trưởng phòng Giáo dục, Hiệu trưởng các trường phổ thông về việc thực hiện các khoản thu, giá dịch vụ năm học 2019-2020.
Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra lạm thu. Ảnh minh họa trên giaoduc.net
Thông báo này quy định rõ mức thu học phí giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập phân chia theo từng vùng.
Đối với cac khoan thu về giá dịch vụ giáo dục và các khoản được thu ngoài học phí theo quy định, sở yêu cầu phải thực hiện theo đúng quy định của Ủy ban nhân dân thành phố và sở đã ban hành.
Đối với trang phục thể dục của học sinh: các đơn vi, trường hoc thông tin các đơn vị cung ứng để học sinh, phu huynh học sinh tham khảo, lựa chọn kích cỡ phù hợp và phu huynh hoc sinh tự mua sắm ơ bên ngoai nha trương.
Về thu bảo hiểm y tê học sinh, sở Giáo dục cho biết, tiếp thu kiến nghị của cử tri đối với Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng, Sở lưu ý.Riêng kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh thì tuyệt đôi không vân đông thu đôi vơi gia đinh hoc sinh thuôc trương hơp đươc miên, giam hoc phi va hô trơ chi phi hoc tâp theo quy đinh.
Ngoài việc vận động toàn thể học sinh mua bảo hiểm y tế; các đơn vị, trường học không được khuyến khích, động viên học sinh mua bảo hiểm về chăm sóc sức khỏe mang tính chất thương mại trong nhà trường như: bảo hiểm tai nạn…
Video đang HOT
Ngoài các khoản thu nêu rõ trong công văn của Sở, các đơn vị, trương hoc không được tự đặt ra các khoản thu trái quy định khác để thu tiền của học sinh và phụ huynh học sinh.
Thủ trưởng các đơn vị, trường học chiu trach nhiêm nêu đê xay ra tinh trang lam thu va thu dôn cac khoan ngay tư đâu năm hoc gây bưc xuc cho phu huynh hoc sinh tai cac đơn vi, trương hoc do minh quan ly.
Trương phong Giáo dục quân, huyên thương xuyên kiêm tra, giam sat va chân chinh kip thơi tinh trang lam thu va thu trai quy đinh tai cac đơn vi, trương hoc trưc thuôc.
TẤN TÀI
Theo giaoduc.net
Trao quyền nhiều hơn cho hiệu trưởng
Quốc tế hóa giáo dục là mối quan tâm lớn ở cấp quốc gia. Đây là xu hướng tất yếu và đang phát triển, thể hiện trong các văn bản của Đảng, Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH.
Báo GD&TĐ có cuộc trao đổi với GS Nguyễn Trọng Hoài, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TPHCM về vấn đề này.
GS Nguyễn Trọng Hoài.
* Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy thực hiện tự chủ, nâng cao chất lượng GDĐH. Quá trình quốc tế hóa có ý nghĩa như thế nào đối với vấn đề tự chủ đại học, thưa GS?
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Giáo dục đại học có nhiều điểm tiến bộ cho hệ thống các trường đại học, đặc biệt là vấn đề tự chủ. Trong quá trình quốc tế hóa tại các trường đại học có các lĩnh vực tự chủ như: Con người, tài chính, đào tạo và hợp tác quốc tế.
Theo quan điểm chung của nhiều nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách giáo dục, trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam, các hoạt động quốc tế hóa sẽ chủ yếu hướng đến nâng cao chất lượng GD, đặc biệt chất lượng GDĐH để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời nâng cao khả năng nghiên cứu công bố quốc tế và nghiên cứu chuyển giao của hệ thống GDĐH. Điều này sẽ gắn với chiến lược định vị hệ thống GDĐH Việt Nam trên bản đồ giáo dục thế giới.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học có hiệu lực từ 1/7/2019. Điều này tạo cơ hội cho các trường đại học có khả năng tự chủ cao hơn. Trường có thể chủ động thực hiện những nội dung liên quan đến quốc tế hóa như: Tự chủ về thu hút nhân lực trong nước và quốc tế, nâng cao chất lượng chương trình đào tạo liên thông với các trường đại học khác trên thế giới, tự chủ hợp tác với các đối tác quốc tế về nghiên cứu và trao đổi học thuật cũng như cung cấp các dịch vụ giáo dục quốc tế.
Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả những nội dung tự chủ theo xu hướng quốc tế hoá, theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu chúng tôi, khi ứng dụng các thông lệ quốc tế hoá vào bối cảnh Việt Nam, rào cản lớn nhất của hệ thống GDĐH hiện nay là nguồn tài trợ cho các hoạt động đó và vai trò của người đứng đầu cơ sở GDĐH.
* Rào cản lớn nhất là nguồn tài chính tài trợ cho các hoạt động quốc tế hóa trong đó có hoạt động nghiên cứu công bố quốc tế. Vậy theo GS, đâu là nguyên nhân?
- Với các trường tự chủ hoàn toàn, họ được nới lỏng trần học phí để có nhiều nguồn tài chính hơn đầu tư cho các hoạt động quốc tế hóa. Với những trường chưa tự chủ hoàn toàn, vẫn thu theo trần học phí quy định. Thế nhưng, ngay cả với những trường được tự chủ hoàn toàn, nguồn lực tài chính dùng để đẩy mạnh hoạt động quốc tế hóa trong bối cảnh hiện nay là chưa đủ.
Thứ nhất, đó là việc tạo ra không gian đại học trong cơ sở GD đào tạo bao gồm không gian về cơ sở vật chất và không gian cho các hoạt động học thuật. Phần lớn không gian này của các trường đại học Việt Nam chưa đạt được chuẩn mực của khu vực, bởi vậy, sẽ hạn chế dòng người của quốc gia khác đến Việt Nam học tập, giảng dạy và làm các hợp tác nghiên cứu công bố chung. Hạn chế này cũng làm cho một số sinh viên trong nước ra học tập nước ngoài. Chiến lược cải thiện "không gian" đại học đòi hỏi các cơ sở GDĐH phải có nguồn tài chính đủ mạnh, nhưng nguồn tài chính hiện nay lại chủ yếu dựa vào học phí, cho dù tự chủ về trần học phí được mở rộng khá tốt thông qua luật.
Do vậy để tăng "không gian" đại học nhằm thúc đẩy các hoạt động quốc tế hoá học thuật góp phần định vị hệ thống giáo dục Việt Nam trên hệ thống toàn cầu như thu hút sinh viên và các nhà khoa học quốc tế, đầu tư nghiên cứu công bố quốc tế thì bên cạnh nguồn tài chính của cơ sở GDĐH, chúng ta vẫn cần có các đầu tư chiến lược từ phía Nhà nước.
* Để thúc đẩy hoạt động quốc tế hóa trong các trường đại học, nhà quản lý đóng vai trò như thế nào? Cần có những chính sách, ưu đãi gì để khuyến khích?
- Kết quả khảo sát, nghiên cứu của Trường ĐH Kinh tế TPHCM dựa trên đề tài nghiên cứu thuộc Chương trình KHGD quốc gia của Bộ GD&ĐT giao về "Các giải pháp thúc đẩy quốc tế hóa hệ thống GD Việt Nam" cho thấy, vai trò của người đứng đầu cơ sở GD mang tính quyết định cho những hoạt động quốc tế hóa.
Việt Nam có khó khăn về cơ sở vật chất. Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên đến từ nhiều nguồn đào tạo trong và ngoài nước khác nhau nên chưa đồng bộ trong quá trình quốc tế hoá học thuật, cộng thêm việc quy định một giảng viên vừa phải giảng dạy vừa nghiên cứu, hiệu trưởng (HT) quán xuyến từ việc lớn đến việc nhỏ, từ lãnh đạo chính trị đến quản trị hành chính và quản trị học thuật, quản trị con người, thậm chí những việc không tên khác nên mất nhiều thời gian...
Ở các ĐH trên thế giới, HT chủ yếu làm việc chuyên môn, tập trung vào nghiên cứu, học thuật, liên kết đối tác, tạo mạng lưới; các quản trị hành chính khác chủ yếu do bộ máy chuyên nghiệp thực hiện... Nếu chúng ta quản trị đại học theo kiểu truyền thống như trên, không gian lãnh đạo và phát triển học thuật của HT sẽ hạn chế khi thúc đẩy quốc tế hoá các hoạt động nâng cao chất luợng đại học vì họ làm quá nhiều công việc khác nhau.
Ngoài ra, để đẩy mạnh các hoạt động quốc tế hoá, chúng ta còn gặp nhiều rào cản như ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Chuẩn đầu ra ngoại ngữ của SV còn thấp, giảng dạy chủ yếu dựa trên tiếp cận truyền thống, triển khai các phương pháp dạy trực tuyến hoặc kết hợp giữa truyền thống và trực tuyến chưa được mở rộng. do vậy việc tiếp cận với kho tàng tri thức của thế giới còn hạn chế.
Tóm lại, để thúc đẩy quốc tế hóa, cần có một cơ chế chính sách trao quyền mạnh mẽ hơn nhằm tạo ra không gian lãnh đạo và quản trị học thuật nhiều hơn là không gian quản trị lãnh đạo hành chính truyền thống.
* Xin trân trọng cảm ơn GS!
Muốn thúc đẩy giảng dạy theo thông lệ quốc tế về định hướng nghiên cứu (ví dụ chuyển từ 20% thành 50% thời gian dành cho nghiên cứu và giảng dạy sẽ giảm từ 80% thành 50%), bản thân HT không thể đưa ra chiến lược này và yêu cầu mọi người thay đổi ngay. Thay đổi nếp suy nghĩ truyền thống đã tích lũy từ lâu, HT phải có chính sách khuyến khích về vật chất cho đội ngũ giảng viên, bên cạnh đó phải tích cực động viên, truyền thông và thậm chí làm gương để mọi người đi theo chiến lược quốc tế hoá của trường... Do vậy, điều quan trọng là quyền của HT theo cơ chế tự chủ phải được mở rộng hơn nữa theo thông lệ quốc tế.
Lê Đăng (Thực hiện)
Theo GDTĐ
Học sinh lớp 5 trường Marie Curie gửi thư xin đừng thả bóng bay ngày khai giảng, thầy hiệu trưởng phản hồi bất ngờ Hoạt động thả bóng bay ngày khai giảng được đông đảo thầy cô và học sinh thích thú. Tuy nhiên, một học sinh lớp 5 đã đề nghị dừng ngay việc làm này. Trong khi nhiều bạn nhỏ khác đang háo hức chuẩn bị sách vở, quần áo để chào đón năm học mới thì một cô bé học lớp 5 ở Hà...