Hiệu trưởng Nick Gibb: Trường học nên cấm học sinh sử dụng điện thoại
Học sinh nên bị cấm mang điện thoại tới trường học, hiệu trưởng của một trường học ở Anh nói trên đài BBC.
Ảnh minh họa
Nick Gibb phát biểu trước Quốc hội về việc chuẩn bị phát hành sổ tay hướng dẫn mới cho các trường học, kì vọng về sự an toàn ở trên internet, các mạng xã hội và các game online.
Và họ cũng kì vọng rằng những đứa trẻ nên được dạy để tự hạn chế thời lượng dùng mạng.
Trường học có quyền cấm điện thoại dựa trên những tiền đề đó.
Nhưng theo luật của chính phủ, đó là trách nhiệm của các giáo viên chủ nhiệm, họ sẽ quyết định điện thoại có cần thiết hay không.
Patsy Kane, giáo viên điều hành ở trường Education and Leadership Trust trong thành phố Manchester, nói về kế hoạch của Gibb là “chưa xem trọng tới sự tuyệt vời của điện thoại trong học tập”.
Cô ấy nói trên kênh BBC rằng nhiệm vụ của cô ấy không chỉ là cổ vũ việc sử dụng điện thoại trong các tiết học mà còn nêu lên trách nhiệm của các giáo viên cần phải ngăn cản các thiết bị đó nếu chúng bị các học sinh sử dụng không hợp lý.
Kane cũng nói rằng:”Có một lượng ứng dụng tuyệt vời dùng để ôn lại bài học, và những học sinh đã sẵn sàng dùng nó.”
Video đang HOT
Ý kiến của cô Kane cũng là ý kiến của nhiều người hoài nghi về việc cấm sử dụng điện thoại.
Nhưng ông Gibb nêu lên: “Rất nhiều trường học đã ban hành quyết định cấm sử dụng điện thoại trong lớp học.”
“Trong khi đây là vấn đề của giáo viên chủ nhiệm, ý kiến của tôi là trường học nên cấm học sinh mang điện thoại tới trường hoặc vào lớp học”.
Katie Ivens, giáo viên của trường Campaign for Real Education, ủng hộ ý kiến rằng lớp học không nên cho học sinh mang điện thoại vào nhưng họ nên được mang điện thoại tới trường vì vấn đề an toàn.
Cụm từ được biết như là “mối quan hệ trong học đường” sẽ trở nên bắt buộc từ tháng 9 năm 2020, và một số trường đã chuẩn bị dạy nó từ tháng 9 năm nay.
“Cân bằng thời gian”
Mùa hè năm ngoái, chính phủ đã công khai bản nháp về cách thực hiện giải pháp này.
“Những người trẻ tuổi đang lớn lên trong một thế giới ngày càng hỗn loạn và sống cuộc sống trực tuyến và ngoại tuyến liền mạch”.
Nhưng nó cũng thừa nhận rằng trong khi nó đem lại ” rất nhiều cơ hội tốt và thú vị”, nó cũng đồng thời có nhiều “thử thách và nguy hiểm”
Từ khi công bố bản tài liệu, trong đó có khẳng định” học sinh nên được dạy về lợi ích về việc cân bằng thời gian trong việc sử dụng internet”. Có hơn 11000 câu trả lời về nó và mong muốn được áp dụng sớm.
“Trẻ con không nên lãng phí thời gian dùng điện thoại hay Ipad. Có những lợi ích to lớn về Internet và dường như chẳng có vấn đề gì khi dùng mạng”. Ông Gibb nói
“Nhưng nếu thời gian trẻ con dùng internet hay chơi điện tử quá nhiều, nó dẫn đến thời gian dành cho bố mẹ, tập thể dục, làm bài tập hay chơi với bạn bè trở nên ít đi. Nó cũng đồng thời tiêu tốn thời gian ngủ và nghỉ ngơi của trẻ nhỏ, dẫn đến việc ngày hôm sau chúng đến trường trong trạng thái mệt mỏi và không thể tập trung học.”
Ngài hiệu trưởng, người đã làm việc hơn sáu năm ở Bộ Giáo Dục, nói rằng: “Việc đảm bảo học sinh có thể điều chỉnh thời lượng chúng dùng điện thoại hay mạng xã hội đã trở thành một kĩ năng sống cực kì quan trọng cần phải học.”
Nhưng tổ chức NAHT, đại diện cho những người đứng đầu các trường học, khẳng định rằng việc cấm học sinh mang điện thoại tới trường có thể gây phản tác dụng.
Đưa ra những bằng chứng trong hội nghị khoa học và kĩ thuật tháng 10 năm ngoái, người đại diện cho tổ chức, Sarah Hannafin phát biểu:” Việc cấm sử dụng diện điện thoại chắc chắn sẽ có tác dụng cho một số trường nhưng sẽ không là một chính sách áp dụng cho tất cả những trường khác.”
“Việc ngay lập tức cấm sử dụng điện thoại có thể gây nên nhiều vấn đề hơn cả những cái nó đã giải quyết, dẫn đến việc sử dụng điện thoại “chui” và gây hậu quả không lường trước và rõ ràng để các trường học giải quyết.”
Cô Sarah cũng khẳng định:”Cuối cùng, trường học giúp học sinh chuẩn bị cho thế giới bên ngoài, đưa cho chúng những cảnh tỉnh cũng như những chiến lược để chúng có thể tự có trách nhiệm việc sử dụng điện thoại của mình và sẵn sàng nhận mọi tác động xấu hay các nội dung không lành mạnh mà chúng gặp phải.”
The thegioitre
Bạn đọc viết: Giáo viên chủ nhiệm "mất ăn, mất ngủ" vì thu bảo hiểm y tế
Năm nào cũng thế, cứ gần cuối năm học, các giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lại lo lắng đến mất ăn, mất ngủ vì công tác thu tiền Bảo hiểm y tế (BHYT). Chỉ tiêu đã giao rồi, GV không đạt thì bị cắt thi đua. Công sức một năm phấn đấu coi như "đổ sông, đổ bể".
Ảnh minh họa
Hiện nay tiêu chí thi đua trong các trường học có rất nhiều điều bất cập. Chẳng hạn, muốn đạt Tập thể lao động xuất sắc thì phải đạt 100% BHYT. Chính vì vậy mà không ít chuyện cười ra nước mắt trong cảnh thu tiền BHYT ở các trường học hiện nay.
Để đạt được chỉ tiêu, các trường đều buộc GVCN phải có trách nhiệm thu. Làm sao để cuối năm phải đạt 100%. Lí do trường giao cho GVCN vì thầy cô là người gần gũi học trò hơn cả, chưa kể HS bao giờ cũng sợ GVCN hơn.
Khi đã giao, GVCN phải làm đủ cách để đạt chỉ tiêu. Từ vận động đến "năn nỉ" đủ cách. Cả buổi họp phụ huynh chỉ xoay quanh lợi ích của việc tham gia BHYT. Rồi điện thoại "cháy máy" để thuyết phục phụ huynh tham gia. Thôi thì GVCN cứ như những nhân viên bán bảo hiểm vậy.
Vì sợ phải thu BHYT nên rất nhiều GV bây giờ thường né công tác chủ nhiệm. Ai cũng sợ phải chủ nhiệm lớp. Công việc và trách nhiệm thì rất nhiều. Ngoài công tác chuyên môn thì GVCN còn vô vàn những việc không tên khác nhau. Cái gì cũng đưa vào chỉ tiêu bắt bắt buộc. Mà không đạt thì phải trừ điểm thi đua. Thành thử GVCN áp lực vô cùng.
Một cô giáo là bạn thân của tôi tâm sự rằng: Cô đã từng bị tress vì công tác thu tiền BHYT. Ngày nào đến trường cũng nhắc nhở HS tham gia. Lo lắng đến mất ăn, mất ngủ vì lớp không đạt chỉ tiêu. Sau rất nhiều đắn đo, cô rút tiền túi mua cho đủ chỉ tiêu. BHYT thì mua rồi nhưng không dám phát cho HS. Chỉ sợ nếu phát thì sang năm các em sẽ không tham gia nữa.
Còn cô cháu gái của tôi dạy ở một trường cấp 2 cũng trút bầu tâm sự với tôi về nỗi khổ này. Suốt một tuần nay, cháu bị mất ngủ vì công tác thu tiền BHYT. Cháu đã làm hết cách mà lớp mình chỉ đạt 75%. Phụ huynh thì nhất định không tham gia vì họ cho rằng bảo hiểm thì không thể bắt buộc được. Ban giám hiệu thì cứ liên tục gây áp lực bắt buộc các lớp phải đạt chỉ tiêu. Cuối năm học rồi, công tác chuyên môn nhiều, giờ lại còn vụ này nữa. Thôi để yên thân, không bị nhắc nhở, cháu đành bỏ tiền túi ra để mua vậy.
Là một GV, bản thân tôi cũng thấy rất nhiều bất cập trong việc HS tham gia BHYT. GV chỉ biết vận động thôi, còn mua hay không là quyền của phụ huynh. Những trường thành phố, thị xã còn đỡ chứ các trường vùng nông thôn vận động HS tham gia 100% không phải là chuyện dễ. Phụ huynh thì đủ lí do từ chối. Từ gia cảnh khó khăn đến chất lượng y tế không đảm bảo...Vận động nhiều phụ huynh còn tránh mặt cô giáo. Không đủ chỉ tiêu thì GVCN lại bị nhắc nhở, bị trừ điểm thi đua... Áp lực lại đổ dồn lên đầu các GV.
Bây giờ chúng tôi cứ hỏi rằng liệu có công bằng không khi đưa tỉ lệ HS mua BHYT thành một tiêu chí trong bình xét thi đua hằng năm đối với GVCN? Chuyên môn có tốt, nhưng không thu đủ tiền BHYT thì cũng không có thành tích.
Loát Trần
Theo Dân trí
Hàng loạt học sinh THCS-THPT Ban Mai có biểu hiện đau bụng, buồn nôn Nhiều phụ huynh trường THCS-THPT Ban Mai (Hà Đông, Hà Nội) phản ánh có 48 học sinh đang theo học tại đây bị buồn nôn, đau bụng khi đi học. Hiệu trưởng nhà trường Nguyễn Khánh Trung đã xác nhận vụ việc và cho biết chỉ có 11 học sinh bị đau bụng. Trường THCS-THPT Ban Mai nơi xảy ra sự việc. Theo...