Hiệu trưởng nhắc tân cử nhân bài học từ Covid-19

Theo dõi VGT trên

Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội Nguyễn Văn Minh cho rằng sự tử tế, dấn thân và thích ứng là những gì đọng lại sau một mùa Covid-19 khủng khiếp.

Sáng 11/7, tại lễ bế giảng năm học 2019-2020 ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trước hơn 1.100 tân cử nhân cùng đông đảo giảng viên, phụ huynh, Hiệu trưởng Nguyễn Văn Minh đọc bài diễn văn trong 12 phút. Có sinh viên đã khóc khi nghe diễn văn và nhớ lại những kỷ niệm suốt bốn năm đại học. Dưới đây là toàn văn bài diễn văn của thầy Minh:

Các em sinh viên thân yêu!

Chúng ta đã trải qua những ngày tháng khó khăn với rất nhiều cung bậc cảm xúc. Có lúc chính thầy đã phải hình dung đến những điều tồi tệ có thể xảy ra, nhưng chúng ta đã vượt qua, tất nhiên không phải đã qua tất cả.

Các em sẽ tiếc nuối vì sắc vàng hoàng yến đã phôi pha, những cánh phượng rực đỏ đã tan tác bận cuối hè, tiếng ve ran cũng đã lùi xa và lịm tắt; chỉ còn nắng, nắng vẫn thiêu đốt phía ngoài kia, nắng làm đẫm mồ hôi trên lưng còng áo mẹ, trên vầng trán của cha để đơm đầy bát cơm cho chúng ta mỗi bữa.

Các em sẽ tiếc nuối vì mùa hè cuối cùng của đời sinh viên ít nhiều không thật trọn vẹn. Thầy cũng cảm nhận sự mất mát trong đời. Thật đáng tiếc, vì dịch mà các em không có được tấm hình mùa lộc vừng thay lá, mùa hoàng yến ra hoa, để ghi lại khoảnh khắc yêu thương của một thuở vàng son đáng nhớ.

Nhưng cả đất nước này phải trải qua những tháng ngày kinh khủng. Tạo hóa đã thử thách chúng ta một cách nghiệt ngã. Rồi ở đó sự tử tế lại lên ngôi, sự dấn thân càng hiện rõ, sự thích ứng càng lộ ra, trách nhiệm cá nhân và cộng đồng có dịp bộc lộ. Các em có một năm học đáng nhớ, một năm học chậm lại, ngày ra trường cũng chậm lại, thời sinh viên bất ngờ lại phải dài thêm trong bao lo lắng. Nhưng những ngày qua là mãi mãi không quên.

Có những điều đọng lại sau một mùa dịch khủng khiếp, đó là: sự tử tế, sự dấn thân và sự thích ứng.

Qua những biến cố, hãy hứa với nhau rằng chúng ta yêu thương nhau hơn, trân trọng nhau hơn và nguyện sẽ làm tốt hơn những việc ý nghĩa cho cuộc đời, vì chúng ta đã trải qua những tháng ngày nhọc nhằn, cam khó có nhau, đừng bao giờ tách mình ra khỏi cộng đồng.

Đất nước mình đâu có giàu đâu, nhưng khi hoạn nạn, ai cũng sẵn sàng chung tay, đùm bọc và che chở cho nhau; lo cho cái ăn, cái mặc, thuốc thang bằng ấy người trong các khu cách ly có phải đâu là chuyện dễ.

Hình ảnh anh bộ đội đẫm mồ hôi, tất tả để chuẩn bị các khu cách ly, ngồi ăn bát mì tôm nơi bìa rừng để bảo đảm an toàn nơi đường biên Tổ quốc, và các anh lo từng bữa cơm cho người già, bát cháo cho trẻ nhỏ, nhường chỗ ngủ cho dân. Phút nghỉ ngơi của các anh là tấm chiếu mỏng manh bên ngoài doanh trại.

Rồi những bác sĩ, y tá chia tay người thân để làm nhiệm vụ. Trong họ chắc sẽ băn khoăn rằng biết đâu đây là chia tay của lần sau cuối. Họ cũng chỉ muốn bình yên và hạnh phúc, nhưng họ chấp nhận đối mặt với hiểm nguy như một sự xả thân vì cả cộng đồng.

Mùa hè này trong mỗi chúng ta đều hình thành một khoảng lặng, để ta nghĩ về mình, về đất nước, con người. Các em hãy tĩnh tâm để nghĩ thật kỹ về chính mình, về những gì trong ta đang còn nhỏ nhoi, chật chội, vì cuộc đời thì rộng mở và đâu chỉ phải riêng ta?

Qua bão giông, những ước mơ tươi xanh của các em còn nguyên vẹn. Màu vàng của nắng lửa sẽ xa đi và thiên thanh của trời thu sẽ đến. Hãy tung cánh giữa trời xanh và gió lộng, hãy đi qua bão giông vì niềm tin và khát vọng, đi đến những nơi đang cần các em vì những điều tốt đẹp.

Video đang HOT

Hiệu trưởng nhắc tân cử nhân bài học từ Covid-19 - Hình 1

Thầy Nguyễn Văn Minh trao bằng và chụp ảnh kỷ niệm cùng các thủ khoa đầu ra của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ảnh: Dương Tâm.

Những câu hỏi lớn của cuộc đời còn day dứt mãi trong ta, nhưng những việc tưởng chừng nhỏ nhoi phải dễ đâu làm được. Những giá trị chân chính về tình yêu thương sẽ khơi nguồn khát vọng và thôi thúc ý chí dấn thân. Hãy đến với làng quê, hãy về nơi xóm thợ, hãy đặt chân đến bản làng, đến vùng sông nước phương Nam, với miền Trung nắng gió, nơi ấy đang rất cần các em.

Khi trái tim không đủ rộng cho yêu thương thì trước cuộc đời làm sao có được lòng trắc ẩn. Dù có thương tiếc hôm qua thì ngày mai vẫn đến, trách cứ mà chi sao không mở lòng tha thứ để cuộc đời thêm chỉ yêu thương?

Khát vọng từ yêu thương sẽ thôi thúc con người nghĩ về lương thiện. Ảo vọng chỉ của giàu sang đơn thuần sẽ khiến con người làm bằng mọi giá. Giáo dục, trước hết để mỗi người định hình được giá trị và từ đây nuôi khát vọng cho mình và cả cho đời.

Khi thẩm thấu được những lo toan, trăn trở của cuộc đời người ta sẽ đi tìm những điều tốt đẹp. Khi nghĩ chỉ cho cá nhân vị kỷ thì trong đầu sẽ sinh ra nhiều điều toan tính, khi biết trao thì hạnh phúc tự về.

Hãy bắt đầu từ chính các em và yêu thương sẽ sinh sôi nảy nở.

Yêu thương sẽ làm nên khát vọng, nhưng chỉ mỗi yêu thương không đủ để xây đời. Khát vọng có chính đáng đến đâu nhưng nếu không hành động thì cũng chỉ là giấc mộng hão huyền xa vời vợi. Nồi cơm Thạch Sanh chỉ nằm sâu trong cổ tích, bát cơm ta ăn là nhọc nhằn năm tháng mẹ cha. Ngày mai ra đời, các em hãy ý thức rằng, mình cần biết nghĩ, biết làm và dám cống hiến. Dạy những điều trong sách vở rất cần, nhưng hành động của chính mình sẽ làm lan tỏa, để góp nhặt cho mầm ươm giá trị.

Sự biến động khó lường của thiên nhiên có lúc tạo nên biến cố. Vì vậy, giáo dục để mỗi người sẵn sàng thích ứng trước những chao đảo xảy ra là điều rất hệ trọng. Nhưng trước hết cần nhớ rằng, đừng thô bạo với thiên nhiên, nếu không sẽ phải trả giá quá đắt. Một bài học không thừa trong ngày tháng vừa qua.

Ngày mai, các em sẽ xa rời chốn bình yên để đi vào cuộc sống. Hãy mỉm cười đón nhận nó và dám đối diện với nó. Những kỷ niệm êm đềm, đẹp đẽ rồi cũng thành hoài niệm nếu ta không làm tươi mới nó. Cuộc sống vốn dĩ vẫn tồn tại nhiều điều không như mong muốn, nhưng đó là cuộc sống. Nghĩa vụ của chúng ta là làm cho cuộc sống tốt hơn chứ không phải chỉ ngồi phán xét; và cảm hóa là liệu pháp tối thượng của giáo dục để con người trở nên tử tế, lương thiện hơn.

Con tim để yêu thương nhưng cần cả khối óc để tạo ra sự diệu kỳ. Khơi nguồn để những ý tưởng mới sinh sôi là bổn phận cao cả của giáo dục. Muốn vậy, phải khai phóng được trí tuệ mỗi người. Mỗi người là một thế giới, từ những số phận không may mắn, đến những người có thuận lợi hơn, nhưng trọng trách của giáo dục là đem lại sự tôn trọng và bình đẳng cho tất cả, dù họ là ai. Các em nhớ lấy điều này.

Ai cũng có quê hương và rộng hơn là Tổ quốc; là mẹ cha, là đồng làng, góc phố, xa hơn là hũng vĩ Trường Sơn, là biển Đông sóng vỗ, là mênh mông sông nước Cửu Long. Những nơi đó còn lắm gian nan. Giáo dục để mỗi người yêu thương lấy mảnh đất nơi mình khôn lớn và khát vọng đổi đời cho bao người nơi mình đã được sinh ra.

Giáo dục để mỗi người không còn cam phận, để những sức mạnh tiềm tàng ẩn dấu hiện ra. Bổn phận của các em rất khó khăn nhưng cao cả.

Khi ra đời, các em sẽ tiếp cận với cả mảng sáng và mảng tối, giao thời của ngày và đêm có cả hoàng hôn và cả bình minh, nhưng phải đặt ra mục đích cuối cùng để đến. Phải coi khó khăn là thử thách lòng kiên nhẫn của mỗi người để vượt qua; đừng bao giờ chùn bước; đừng bao giờ thỏa hiệp với cái sai, trong khó khăn phải tìm ra giải pháp mới chứ không dại dột làm liều.

Khi ra đời, cần bản lĩnh và những chuẩn mực. Các em chưa nhiều trải nghiệm cuộc sống thực nên càng cần thận trọng, biết tránh những cạm bẫy khó lường; muốn thế phải tỉnh táo, bản lĩnh và luôn nhớ những chuẩn mực, nhất là chuẩn mực trong giáo dục.

Khi ra đời, các em cần kiên trì để đưa những điều mới mẻ, tiến bộ vào thực tiễn công việc, lực cản của tâm lý không muốn thay đổi luôn cản trở, cho nên cần kiên trì và thuyết phục.

Khi ra đời, đừng lấy những ưu ái của cuộc đời, của mẹ cha dành cho ta để làm nơi bám víu, hãy tạo ra điểm tựa của chính mình, sự vững chãi cho chính mình bằng nỗ lực của chính mình, tầm gửi sẽ mãi mãi là tầm gửi.

Khi ra đời, các em cần có cái đầu biết độc lập trong tư duy, phóng khoáng trong suy nghĩ và hợp tác trong công việc; biết nhìn xa trông rộng, nhưng cần biết cả những việc gần gũi với mình.

Không ai chọn nghề giáo để làm giàu về tiền bạc; nhưng có những sang trọng và giàu có của nhà giáo chân chính không phải ai cũng dễ có được đâu. Hãy biết giữ gìn và trân trọng việc mình làm.

Thầy nhắc các em nhưng thầy tin các em sẽ làm tốt hơn những gì thế hệ của thầy đang làm, đó là một niềm tin tuyệt đối. Các em sẽ là những người khắc sâu những giá trị cao đẹp cho cuộc đời, thắp lên ngọn lửa đam mê cho thế hệ tương lai và hướng họ đến những ước mơ cao cả để hành động chân chính xây đời.

Cuộc đua khốc liệt và tốn kém

LTS: Trong mùa tuyển sinh năm 2020, để đủ điều kiện thi vào lớp 6 Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam (Ams), học sinh phải đạt kết quả kiểm tra định kỳ cuối năm là 10 điểm ở hầu hết các môn.

Trước yêu cầu này, PGS-TS Nguyễn Đức Thành, chuyên gia kinh tế, một cựu học sinh Trường Ams khóa 1992-1995 đã cho rằng, cần xóa bỏ mô hình Trường Ams, đưa về thành trường công bình thường hoặc bán đấu giá cho tư nhân để biến Ams thành trường tư. Những ngày qua, quan điểm trên đã nhận được sự quan tâm, tạo nên cuộc tranh luận nảy lửa trong cộng đồng mạng cũng như trên nhiều tờ báo.

Để có được một suất vào lớp 10 trường chuyên ở Hà Nội, thí sinh không chỉ đối mặt với "tỷ lệ chọi" cao mà "chất lượng chọi" cũng rất cao. Do đó, hành trình của học sinh vào chuyên rất vất vả.

Tỷ lệ chọi ngất ngưởng

Sở GD-ĐT Hà Nội có 4 trường có lớp chuyên là THPT chuyên: Ams, Chu Văn An, Nguyễn Huệ, Sơn Tây. Trong đó, Trường THPT Chu Văn An được tuyển sinh toàn quốc. Năm nay, trường có số lượng thí sinh đăng ký đông nhất là Nguyễn Huệ với 2.606 em, tiếp đó là Chu Văn An với 2.406 em, Ams là 2.322 em, Tây Sơn 803 em. So với chỉ tiêu xét tuyển, tỷ lệ chọi cao nhất thuộc về Chu Văn An (1/6,9), Nguyễn Huệ (1/4,9), Ams (1/3,9), Sơn Tây (1/2,5).

Ngoài lựa chọn các trường chuyên của sở, học sinh Hà Nội còn có cơ hội học các trường THPT chuyên của các trường đại học, gồm: THPT chuyên Sư phạm (Đại học Sư phạm Hà Nội); THPT chuyên Khoa học tự nhiên (Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội), THPT chuyên Ngoại ngữ (Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội), THPT chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội).

Cuộc đua khốc liệt và tốn kém - Hình 1


Vào trường chuyên là mơ ước của rất nhiều học sinh, gia đình. Ảnh: QUANG PHÚC

Mức độ cạnh tranh vào các trường chuyên này đều... "kinh khủng". Năm nay, Trường THPT chuyên Sư phạm nhận 4.860 hồ sơ đăng ký dự thi vào lớp 10, trong khi chỉ tiêu là 305. Trong 7 lớp chuyên, lớp tiếng Anh có tỷ lệ chọi cao nhất: 1/29, tức 1 học sinh phải cạnh tranh với gần 30 bạn khác để giành 1 suất vào trường.

Trường THPT chuyên Ngoại ngữ cũng có tỷ lệ chọi rất cao: 3.962 hồ sơ đăng ký dự trong khi chỉ có 475 chỉ tiêu. Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên năm nay tuyển 450 học sinh, tỷ lệ chọi các năm đều khoảng 1/10. Đặc biệt, năm nay, ngay cả Trường THPT chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn lần đầu tiên tuyển sinh cũng nhận được hơn 800 hồ sơ đăng ký dự thi vào lớp 10 cho 100 chỉ tiêu.

Ở các tỉnh thành khác, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) cũng chỉ tuyển 570 học sinh; Trường chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) tuyển sinh tối đa 455 học sinh cho 13 lớp chuyên. Các trường đều yêu cầu học sinh phải xếp loại tốt nghiệp THCS từ khá trở lên mới được thi tuyển. Tỷ lệ chọi của các trường chuyên Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa (TPHCM) xung quanh mức 1/1.

Để vượt qua được kỳ thi khốc liệt này, rất hiếm học sinh có đủ tự tin nếu chưa từng qua các lò luyện thi chuyên mà các em học từ đầu cấp. Để tham gia các lớp học luyện thi này, phụ huynh phải bỏ thời gian, công sức, tiền bạc rất nhiều. Do đó, câu chuyện chạy đua vào lớp 6 các trường nhóm đầu ở Hà Nội nói chung, Ams nói riêng đã nảy ra những tranh cãi về mô hình trường chuyên, trường chất lượng cao ở các cấp học hiện nay.

Nhiều ý kiến đã khẳng định, cách thức tuyển sinh bất bình đẳng như cách vào lớp 6 của Ams hiện nay nói riêng, hay sự khốc liệt của kỳ thi vào chuyên nói chung, chỉ tạo lợi thế cho con nhà có điều kiện, có tiền đi luyện thi, nói cách khác, trường chuyên chỉ là sân chơi của những đứa trẻ nhà giàu.

Tốn kém

Nhiều phụ huynh cho biết, để đỗ vào trường chuyên THPT, các em phải xác định học thêm và luyện thi cả 4 năm THCS, dồn lực trong năm lớp 9. Còn để đỗ lớp 6 chuyên thì học sinh phải chăm chỉ luyện thi ít nhất từ lớp 2.

4 năm THCS luyện thi Toán - Văn - Anh vào trường chuyên, tổng chi phí học thêm cho một học sinh ở Hà Nội có khi lên tới 300 - 400 triệu đồng, vì mỗi buổi luyện chuyên khoảng 2-3 giờ hiện có chi phí từ 150.000 - 400.000 đồng, tùy uy tín của giáo viên và tùy địa bàn. Cụ thể, nếu học ôn thi chuyên suốt 4 năm THCS, nếu khoảng 40 tuần/năm, 4 buổi/tuần thì tổng số là 640 buổi. Rẻ nhất 200.000 đồng/buổi sẽ tốn khoảng 130 triệu đồng; nếu 300.000 đồng/buổi sẽ là 200 triệu đồng.

Thực tế cho thấy, nếu không luyện chuyên rất khó đỗ, nếu có chỉ là những trường hợp hy hữu, đặc biệt xuất sắc. Còn để đỗ chuyên phải học thêm, luyện thi chuyên rất nhiều, tốn kém. Theo chị Hà Hồng Thắm (Hà Nội), một giáo viên từng dạy Văn ở trường chuyên (hiện là giáo viên ở trung tâm luyện thi), có con học lớp 12 Trường THPT Chuyên ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội), con gái chị sau một năm lớp 9 chiến đấu cật lực đã đỗ cả 3 trường chuyên nổi tiếng Hà Nội là Ams, chuyên Sư phạm, chuyên Ngoại ngữ.

"Từ cuối năm lớp 8, con tôi bắt đầu luyện chuyên. Văn đã có mẹ dạy, chỉ học thêm Toán, tiếng Anh nhưng tổng từ đầu đến thi xong cũng chi hết khoảng 150 triệu đồng tiền luyện thi. Tôi đơn thân, không giàu có, nhưng dồn lực cho con học thêm, tích lũy kiến thức và mơ ước đỗ chuyên đâu có gì sai?", chị Hồng Thắm đặt vấn đề. Theo vị phụ huynh này, trường chuyên là tất yếu để đào tạo tinh hoa của đất nước. Vào trường chuyên là mơ ước của rất nhiều học sinh, gia đình.

Nhu cầu là thật, năng lực là thật, vấn đề còn lại là cách thức quản lý, con đường quản lý mà thôi. "Thế hệ trường chuyên 7x của tôi nay đã gần 50 tuổi, đã qua tất cả các cung bậc ái, ố, hỉ, nộ cuộc đời, nhưng chúng tôi đều rất yêu, tự hào về ngôi trường chuyên đã đào tạo, chắp cánh cho mình. Dù không thành công ở lĩnh vực nào đó thì học sinh chuyên đều trở thành những con người kiên cường và luôn cố gắng vươn lên với nền tảng đạo đức tốt", chị Hồng Thắm tâm sự.

Tương tự, chị Nguyễn Minh Huệ, giáo viên Văn của Trường THPT Hoàng Mai (Nghệ An) cho biết, dù biết con đi học Trường chuyên Phan Bội Châu ở TP Vinh xa nhà gần 80km sẽ vất vả, tốn kém hơn rất nhiều nếu con học ngay Trường THPT Hoàng Mai, nhưng gia đình vẫn quyết tâm cho con thuê trọ học trường chuyên.

"Chưa tính chi phí học thêm để thi đỗ Trường chuyên Phan Bội Châu, mà sau khi đỗ để học, chi phí cho 2 tháng học Trường chuyên Phan Bội Châu bằng cả 1 năm học ở trường gần nhà, con lại phải ở trọ học rất vất vả cho cả gia đình, nhưng tôi vẫn cho cháu học vì con học khá thì cần được học chung với các bạn có cùng trình độ.

Học chuyên, con cũng được học thầy cô giỏi với tư duy khác biệt, được tham gia nhiều câu lạc bộ rèn luyện kỹ năng mềm cho con mà trường thường khó có được", chị Nguyễn Minh Huệ nói. Chị cũng cho rằng, không chỉ trường chuyên, mà ngay cả trường thường cũng đều có lớp chọn, đó là nơi tập hợp những học sinh có năng lực vượt trội. Đó là lý do mà dù cuộc đua này khốc liệt và tốn kém, nhiều học sinh, nhiều gia đình vẫn quyết tâm "chạy đua".

Phụ huynh Nguyễn Quốc Vinh (6/62 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội) có con chuẩn bị thi vào trường chuyên cũng cho rằng, cuộc chạy đua này quá mệt mỏi cho cả phụ huynh và học sinh. Nhưng vì biết trường chuyên được đầu tư nhiều, chất lượng đầu ra tốt nên phải cố. Chị Lê Hiền (có con học Trường THCS Trần Văn Ơn, TPHCM) năm nay đặt mục tiêu cho con thi vào chuyên Sinh của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa cũng như Trường phổ thông Năng khiếu của Đại học Quốc gia TPHCM, cho biết, con chị đam mê môn Sinh và có năng lực môn này (năm học vừa qua cháu đoạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi môn Sinh lớp 9 cấp thành phố). Theo chị Lê Hiền, con có năng lực, lại ham học hỏi, nên trường chuyên là ưu tiên hàng đầu. Đó cũng là môi trường con gặp được bạn giỏi, thầy giỏi để tiếp tục chinh phục những đỉnh cao trong học tập cũng như thỏa mãn niềm đam mê môn Sinh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Choáng ngợp trước thông tin của "Tiểu Công chúa Nhà Trắng" 13 tuổi: Không chỉ có ông ngoại là Tổng thống, ông nội là tỷ phúChoáng ngợp trước thông tin của "Tiểu Công chúa Nhà Trắng" 13 tuổi: Không chỉ có ông ngoại là Tổng thống, ông nội là tỷ phú
16:53:50 22/01/2025
Diva Hồng Nhung mắc bệnh ung thư vúDiva Hồng Nhung mắc bệnh ung thư vú
15:17:10 22/01/2025
"Chị đẹp" Song Hye Kyo lại gây náo loạn với loạt ảnh mới, ngày càng có khí chất tổng tài"Chị đẹp" Song Hye Kyo lại gây náo loạn với loạt ảnh mới, ngày càng có khí chất tổng tài
14:45:09 22/01/2025
Hoa hậu Diễm Hương và chồng Việt kiều về nước đón Tết, chạy xe máy dạo phốHoa hậu Diễm Hương và chồng Việt kiều về nước đón Tết, chạy xe máy dạo phố
15:11:27 22/01/2025
Xuân Nghị từng gặp cú sốc, nói lý do ra Hà Nội làm phim với NSND Quốc AnhXuân Nghị từng gặp cú sốc, nói lý do ra Hà Nội làm phim với NSND Quốc Anh
14:59:44 22/01/2025
Sao nữ "Thần điêu đại hiệp" sau gần 30 năm lấy chồng tỷ phú: Sống cô độc với 1.700 tỷSao nữ "Thần điêu đại hiệp" sau gần 30 năm lấy chồng tỷ phú: Sống cô độc với 1.700 tỷ
16:01:13 22/01/2025
Công Phượng đánh mất ánh hào quang ở tuổi 30 nhưng có hôn nhân viên mãn với tiểu thư nhà trâm anh thế phiệtCông Phượng đánh mất ánh hào quang ở tuổi 30 nhưng có hôn nhân viên mãn với tiểu thư nhà trâm anh thế phiệt
19:11:55 22/01/2025
Lời xin lỗi đặc biệt của nam sinh đụng vào ô tô đậu bên đườngLời xin lỗi đặc biệt của nam sinh đụng vào ô tô đậu bên đường
18:20:37 22/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Choáng với lịch làm việc 15 tiếng/ngày của nữ giúp việc

Choáng với lịch làm việc 15 tiếng/ngày của nữ giúp việc

Netizen

20:48:46 22/01/2025
Nữ giúp việc bắt đầu công việc từ 5h30 và chỉ được nghỉ ngơi sau 23h mỗi ngày. Chu kỳ mệt mỏi lặp đi lặp lại khiến người phụ nữ kiệt sức.
Nam diễn viên Việt nổi tiếng: "Nhiều khi chỉ muốn đập nát cái xe hoặc về nhà đập cái ly"

Nam diễn viên Việt nổi tiếng: "Nhiều khi chỉ muốn đập nát cái xe hoặc về nhà đập cái ly"

Sao việt

20:47:06 22/01/2025
Mình không thay đổi được gì, chỉ biết chấp nhận và tự làm mình vui. Bởi vì nếu mình bực bội quá, giãy giụa trong mớ hỗn độn đó thì cuối cùng mình làm mình mệt thôi , Trung Dũng bày tỏ.
Ông Yoon Suk Yeol lần đầu xuất hiện tại tòa

Ông Yoon Suk Yeol lần đầu xuất hiện tại tòa

Thế giới

20:44:53 22/01/2025
Đây là lần xuất hiện đầu tiên của ông Yoon kể từ khi Văn phòng Điều tra tham nhũng với quan chức cấp cao (CIO) thi hành lệnh bắt vào giữa tuần trước.
Jisoo (BLACKPINK) chủ động "đá" Ahn Bo Hyun, lộ thái độ vui vẻ ngay sau đó?

Jisoo (BLACKPINK) chủ động "đá" Ahn Bo Hyun, lộ thái độ vui vẻ ngay sau đó?

Sao châu á

20:41:31 22/01/2025
Trong video, khi được hỏi về cách thức chia tay bạn trai cũ, Jisoo đã chọn đáp án gặp và nói trực tiếp với đối phương hiện trên màn hình.
Tổng giám đốc Odiland bị bắt

Tổng giám đốc Odiland bị bắt

Pháp luật

20:28:20 22/01/2025
- Chưa xin cấp phép lập dự án, Trần Công Thắng đã rao bán dự án Ruby City, thu tiền của nhiều người rồi chiếm đoạt.
Xuân Nghị bỗng dưng tái xuất đóng hài Tết cùng NSND Quốc Anh, Quang Tèo

Xuân Nghị bỗng dưng tái xuất đóng hài Tết cùng NSND Quốc Anh, Quang Tèo

Phim việt

20:21:04 22/01/2025
Diễn viên Xuân Nghị - Mr Cần Trô nổi tiếng trong Ngày ấy ta đã yêu lần đầu đóng hài Tết cùng dàn nghệ sĩ gạo cội miền Bắc như NSND Quốc Anh, NSND Tiến Đạt, NSƯT Tiến Quang (Quang Tèo).
Việt Nam nói về phán quyết của tòa án tại Seoul vụ thảm sát ở Quảng Nam

Việt Nam nói về phán quyết của tòa án tại Seoul vụ thảm sát ở Quảng Nam

Tin nổi bật

20:18:21 22/01/2025
Đây là một phán quyết phản ánh sự thật lịch sử, góp phần hiện thực hóa tinh thần gác lại quá khứ, hướng tới tương lai , theo người phát ngôn.
Vì sao NSƯT Tân Nhàn, divo Tùng Dương được kết nạp vào Hội nhạc sĩ Việt Nam?

Vì sao NSƯT Tân Nhàn, divo Tùng Dương được kết nạp vào Hội nhạc sĩ Việt Nam?

Nhạc việt

20:16:57 22/01/2025
NSND Phạm Phương Thảo, NSND Hà Thủy, NSƯT Tân Nhàn, ca sĩ Tùng Dương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
Lê Dương Bảo Lâm gây náo loạn thảm đỏ ra mắt phim Tết của Trấn Thành tại Hà Nội

Lê Dương Bảo Lâm gây náo loạn thảm đỏ ra mắt phim Tết của Trấn Thành tại Hà Nội

Hậu trường phim

20:01:06 22/01/2025
Tối 21/1, phim Tết Bộ tứ báo thủ đã chính thức ra mắt truyền thông Hà Nội. Ngoài Trấn Thành, Lê Dương Bảo Lâm gây náo loạn thảm đỏ nhờ lượng fan hùng hậu.
7 Nụ cười Xuân gây sững sờ khi dừng phát sóng: Trường Giang - Lâm Vỹ Dạ - Lan Ngọc cùng làm 1 việc

7 Nụ cười Xuân gây sững sờ khi dừng phát sóng: Trường Giang - Lâm Vỹ Dạ - Lan Ngọc cùng làm 1 việc

Tv show

19:35:39 22/01/2025
Phát sóng tập đầu tiên vào năm 2018, chương trình 7 Nụ cười Xuân từng là món ăn quen thuộc của nhiều khán giả mỗi dịp Tết đến.
Suy gan nặng vì sử dụng thuốc nam để tăng cường sinh lý

Suy gan nặng vì sử dụng thuốc nam để tăng cường sinh lý

Sức khỏe

19:12:42 22/01/2025
Theo BS Lê Nam Khánh - Khoa Hồi sức Ngoại khoa và Ghép tạng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, để ngăn ngừa nguy cơ suy gan cấp, người dân cần tuân thủ các nguyên tắc.