Hiệu trưởng người Nhật tại Việt Nam đề cao phong cách riêng
Ông Furuta Motoo – hiệu trưởng ĐH Việt Nhật – chia sẻ, trường không chờ đợi những sinh viên gò mình theo khuôn mẫu, mỗi người cần sáng tạo để có phong cách riêng.
Ông Furuta Motoo (67 tuổi), Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật – Việt được bổ nhiệm làm hiệu trưởng ĐH Việt Nhật. Đây là thành viên thứ 7 của ĐH Quốc gia Hà Nội.
- Thưa ông Furuta Motoo, cơ duyên nào khiến ông trở thành hiệu trưởng của ĐH Việt Nhật?
- Tôi cảm thấy vinh dự khi được bổ nhiệm làm hiệu trưởng ĐH Việt Nhật. Từng nghiên cứu về Việt Nam từ những năm đầu 1970, tôi luôn mong muốn là cầu nối nhỏ giữa hai nước.
ĐH Việt Nhật là biểu tượng của tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước Nhật Bản và Việt Nam đang phát triển toàn diện. Có thể nói giữa hai nước vào đầu thế kỷ 20 có phong trào Đông du thì vào thế kỷ 21 có ĐH Việt Nhật.
Chính phủ Nhật Bản, nhiều đại học hàng đầu của Nhật Bản đang tích cực hợp tác với Việt Nam và ĐH Quốc gia Hà Nội trong việc xây dựng Đại học Việt – Nhật.
Ông Furuta Motoo – hiệu trưởng ĐH Việt Nhật.
- Là người đứng đầu ĐH Việt Nhật, ông sẽ phát triển trường theo những định hướng nào?
- Có ba định hướng tôi muốn xây dựng để phát triển ĐH Việt Nhật. Thứ nhất, xây dựng trường theo mô hình đại học xuất sắc, hướng đến trở thành trường đại học nghiên cứu đạt trình độ quốc tế, đồng thời chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có năng lực thực tiễn để đáp ứng nhu cầu của xã hội Việt Nam.
Thứ hai, ĐH Việt Nhật hướng đến mô hình trường đại học mới chưa có tại Việt Nam, một trường có tính tự chủ cao.
Và thứ ba là ĐH Việt Nhật sẽ chú trọng những lĩnh vực liên ngành gồm cả ngành Tự nhiên và ngành Xã hội, kết hợp giữa hợp tác trong những lĩnh vực tiên tiến mà Nhật Bản có thế mạnh với định hướng đào tạo ra những sinh viên có tầm nhìn rộng.
- Chương trình đào tạo thạc sĩ sẽ bắt đầu từ “Khoa học bền vững”, trong đó bao gồm 6 chương trình là Khu vực học, Chính sách công, Quản trị kinh doanh, Kỹ thuật môi trường, Công nghệ nano và Kỹ thuật hạ tầng. Lý do ông chọn lựa 6 chương trình đào tạo này?
Video đang HOT
- Tôi lựa chọn những lĩnh vực đã có kinh nghiệm hợp tác giữa Nhật Bản và ĐH Quốc gia Hà Nội. Trong đó, các lĩnh vực như Khu vực học, Quản trị kinh doanh, Kỹ thuật môi trường, Công nghệ nano đều có những tích lũy giao lưu học thuật.
Hai lĩnh vực còn lại là Chính sách công và Kỹ thuật hạ tầng chưa có kinh nghiệm giao lưu nhưng qua trao đổi giữa ĐH Quốc gia Hà Nội và các trường Nhật Bản thấy nhu cầu của Việt Nam và phía Nhật bản có thể cung cấp được giáo viên, chương trình giảng dạy nên đã đưa vào thực hiện.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội – Nguyễn Kim Sơn – dự lễ khai trường ĐH Việt Nhật.
- ĐH Việt Nhật phải chăng sẽ đào tạo ra những sinh viên người Việt mang khuôn mẫu Nhật Bản?
- Tôi cho rằng giáo dục sau đại học không phải là gò học viên vào một khuôn mẫu có sẵn, mà là liên kết những bông hoa của nhiều loài hoa khác nhau, làm sao nhận biết khi nào sự sáng tạo của từng học viên sẽ khai hoa.
Vì vậy, ĐH Việt Nhật chưa có lịch sử đào tạo lại chính là một lợi thế. Điều chúng tôi chờ đợi ở các bạn không phải là cố gắng gò mình vào khuôn mẫu “kiểu ĐH Việt Nhật”, mà là ý thức rằng mỗi bạn chính là ĐH Việt Nhật, từ đó hãy sáng tạo nên phong cách riêng của nhà trường”.
- Đã nhiều năm tìm hiểu về giáo dục Việt Nam, ông quan tâm đến điều gì để từ đó phát triển ĐH Việt Nhật theo hướng phù hợp nhất?
- Tôi cho rằng một đặc điểm của nền giáo dục Việt Nam hiện nay là coi trọng giáo dục chuyên sâu, tập trung đào tạo một số lĩnh vực hẹp. Tuy nhiên, mô hình đại học như vậy phù hợp trong xã hội tương đối ổn định như ở Nhật Bản.
Như các bạn biết, ngày nay xã hội đang thay đổi rất nhanh, nhiều khi con người phải “đi biển không có la bàn”. Muốn vậy thì “tầm nhìn xa” của con người rất quan trọng. Vì vậy, việc xây dựng kiến thức cốt lõi vững chắc là yêu cầu rất quan trọng trong việc đào tạo của các trường đại học.
ĐH Việt Nhật sẽ hướng tới triết lý giáo dục khai phóng, giúp học viên trang bị những kiến thức cơ bản vững chắc để có thể đối phó được với các vấn đề bức xúc của xã hội hiện nay đặt ra.
Ngoài những kiến thức khoa học cốt lõi nhất, học viên tại ĐH Việt Nhật có thể tự chọn các môn học theo định hướng khác nhau để có thể trau dồi kiến thức theo định hướng mong muốn. Nói cách khác, sinh viên được đào tạo theo mô hình đại học khai phóng sẽ rèn luyện năng lực tự học ngay trong quá trình học và dần duy trì sự tự học đó suốt đời.
Sinh viên đào tạo theo mô hình này khi ra trường có thể không làm tốt được ngay, phải mất thời gian làm quen với các công việc cụ thể nhưng các em sẽ thích nghi rất nhanh với các yêu cầu công việc hay sự thay đổi của thời đại. Những sinh viên như thế có thể thành công hơn trong sự nghiệp và cuộc sống.
ĐH Việt Nhật được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập vào ngày 21/7/2014. Ngày 9/9, trường tổ chức lễ khai giảng khóa thạc sĩ đầu tiên.
ĐH Việt Nhật có mục tiêu sớm trở thành trường đại học đẳng cấp quốc tế, được kỳ vọng sẽ tạo động lực mới cho phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam, góp phần gia tăng giá trị đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Trường cũng hứa hẹn trở thành trung tâm giao lưu văn hóa, học thuật và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản.
Theo Zing
Ngày tựu trường của học sinh trên thế giới
Ngày tựu trường ở một số nước được tổ chức trang trọng với nhiều hoạt động có ý nghĩa, trong khi những nước khác tổ chức rất đơn giản hay thậm chí không có lễ khai giảng.
Phần Lan không có ngày khai giảng cố định. Năm học mới bắt đầu vào nửa đầu tháng 8. Các trường sẽ thông báo lịch khai giảng đến phụ huynh và học sinh. Thông thường, học sinh lớp 1 sẽ được phụ huynh đưa đến trường. Ngày đầu tiên của năm học diễn ra nhẹ nhàng, học sinh và giáo viên tham gia các hoạt động thể dục thể thao trước khi lên lớp buổi đầu tiên. Ảnh: Finland Today.
Học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở Trung Quốc tựu trường ngày 1/9. Các em dự lễ khai giảng, thực hiện nghi thức chào cờ trước khi bắt đầu năm học mới. Ngoài ra, học sinh vào lớp 1 còn quỳ lạy cha mẹ và được tham gia lễ khai bút, mở tuệ nhãn, nhằm khai thông trí tuệ và khả năng tiếp nhận tri thức. Ảnh: Sina.
1/9 ở Nga được gọi là Ngày Tri thức. Vào ngày này, học sinh xếp hàng, diễu hành qua các trục đường chính. Các em mang theo hoa để tặng thầy cô và bạn bè. Ảnh: EPA.
Các trường ở Ukraine cũng khai giảng vào ngày đầu tiên của tháng 9. Học sinh mặc đồng phục, mang theo hoa và chuông nhỏ. Năm học mới bắt đầu bằng hoạt động rung chuông và tặng hoa cho giáo viên. Ảnh: EPA.
Ở Mỹ, thời gian tựu trường vào tháng 8 hoặc tháng 9, tùy thuộc quy định tại mỗi bang. Thông thường, các trường ở miền Đông bắt đầu năm học mới sớm hơn miền Tây vài tuần. Học sinh nhận lịch từ nhà trường, đến trường vào hôm đó để tham gia các hoạt động giải trí, làm quen giáo viên. Mỹ không tổ chức lễ khai giảng. Ảnh: EPA.
Năm học mới ở Nhật Bản bắt đầu từ tháng 4. Trong lễ khai giảng, trường không được trang trí cầu kỳ nhưng bầu không khí rất trang trọng. Sau khi toàn trường hát quốc ca, hiệu trưởng sẽ lên chào mừng học sinh. Các thầy cô giáo cũng lên giới thiệu về bản thân. Sau đó, giáo viên và học sinh cúi chào nhau, giáo viên cúi thấp hơn. Các lớp học bắt đầu ngay trong ngày tựu trường. Ảnh: Japan.net.
Học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở Singapore tựu trường vào đầu tháng 1 hoặc tháng 9. Phụ huynh đưa con em tới trường. Sau đó, giáo viên dẫn học sinh tham quan trường và tham gia lễ khai giảng. Đầu tiên, các em được phát đồng phục rồi cùng hát quốc ca. Cuối cùng, hiệu trưởng và đại diện cơ quan giáo dục phát biểu chào mừng học sinh trở lại trường. Ảnh: Channel News Asia .
Ở Hàn Quốc, năm học mới bắt đầu vào tuần đầu tiên của tháng 3. Vào ngày khai giảng, học sinh tham gia lễ gặp mặt toàn trường, nhận hoa và lời chúc từ thầy cô giáo. Tại một số nơi, các em còn thả bóng bay kèm điều ước với hy vọng ước mơ của mình sẽ bay cao. Ảnh: AP.
Học sinh Triều Tiên tựu trường vào đầu tháng 4. Các em mặc đồng phục, cài hoa trên ngực để tham dự lễ khai giảng trước khi vào học tiết đầu tiên của năm học mới dưới sự chứng kiến của phụ huynh. Ảnh: I cpress. cn.
Ở Pháp, năm học mới bắt đầu ngày 1/9. Trước đó một ngày, giáo viên đến trường để chuẩn bị cho buổi lên lớp đầu tiên. Các trường không tổ chức lễ khai giảng mà chỉ tập hợp học sinh trong hội trường để giới thiệu giáo viên. Sau đó, học sinh vào học như những ngày bình thường. Ảnh: Getty.
Lịch tựu trường ở Đức tùy thuộc điều kiện từng bang để tránh tình trạng ách tắc giao thông. Thông thường, năm học mới bắt đầu vào tháng 8 hoặc đầu tháng 5. Các em học sinh lớp 1 mang theo quà từ cha mẹ, thường là túi đường, đến trường tham gia lễ làm quen với giáo viên, bạn học mới. Tuy nhiên, từ lớp 2 trở lên, ngày khai trường trở nên giống những ngày học khác. Ảnh: Flickr.
Theo Zing
Lãnh đạo Đà Nẵng không phát biểu trong lễ khai giảng Sở GD&ĐT Đà Nẵng đề xuất lãnh đạo TP Đà Nẵng khi đến dự lễ khai giảng năm học 2016-2017 tại các trường vùng sâu, vùng xa trên địa bàn chỉ tặng hoa, quà chúc mừng, không phát biểu. Sáng 28/8, ông Trần Đình Vĩnh - Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng - cho hay, thay vì học sinh tựu trường từ nửa...