Hiệu trưởng Marie Curie nói gì về đề xuất chia nhỏ nghỉ hè của Chủ tịch Chung?
Để học sinh nghỉ 1 kỳ nghỉ hè dài như hiện nay là một sự bất hợp lý vì sẽ tạo lên sức ì lớn cho học sinh khi bước vào năm học mới.
Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS – THPT Marie Curie, Hà Nội
Tại cuộc họp ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 hồi tháng 2, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung giao Sở GD&ĐT nghiên cứu xây dựng đề án để thời gian tới có ý kiến đề xuất Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ tính toán lại lịch năm học.
Theo ông Chung, nhiều nước trên thế giới đã sắp xếp năm học với 4 kỳ. Họ đã nghiên cứu kỹ, chúng ta cũng nên xem xét để có điều tiết lại việc này không? Nếu có thể, chúng ta cho nghỉ hè từ 35 ngày, nghỉ Tết khoảng 1 tháng, 2 kỳ còn lại mỗi kỳ nghỉ 2 tuần. Cuối cùng, học sinh vẫn được nghỉ 3 tháng.
Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS – THPT Marie Curie, Hà Nội cho rằng ý kiến của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội có nhiều ưu điểm.
Thầy Khang cho rằng, mấy chục năm trước, chúng ta có 3 tháng cho học sinh nghỉ hè. 3 tháng nghỉ hè lại dựa vào công việc của nhà trường chứ không dựa vào nhu cầu, đặc điểm của học sinh.
Theo thầy Khang, để học sinh nghỉ 1 kỳ nghỉ hè dài như hiện nay là một sự bất hợp lý vì sẽ tạo lên sức ì lớn cho học sinh khi bước vào năm học mới. Khi vào năm học mới việc khởi động lại khó khăn hơn.
“Theo như đề xuất, năm học chia ra 4 kỳ, mỗi kì cỡ 2-2,5 tháng/ kỳ. Tháng 9 bắt đầu năm học thì đến tháng 11 chốt hạ học kì 1, sau đó bước vào kì 2 thì sau kì 2 có đợt nghỉ sẽ trùng với thời điểm nghỉ tết dương lịch. Theo đề xuất, nếu nghỉ Tết là 30 ngày thì trọn vẹn từ tết dương đến Tết nguyên đán”- thầy Khang nhấn mạnh.
Thầy Khang cho rằng, cách phân bổ thành 4 kỳ như vậy có nhiều ưu điểm. Thay vì chỉ 2 kỳ như hiện nay thì thành 4 kỳ. Theo Hiệu trưởng Khang, chương trình học có thể chia thành bốn module kiến thức ngắn gọn huận lợi hơn so với việc chia làm hai học kỳ như hiện nay với khối lượng kiến thức mỗi kỳ khá nhiều.
“Trên cơ sở đó cái nhược điểm của cái cũ và ưu điểm của cái mới tôi ủng hộ đề xuất này của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội”- thầy Khanh nhấn mạnh.
Video đang HOT
Cái khó nhất là thay đổi thói quen
Thầy Nguyễn Xuân Khang cho rằng, đề xuất này nếu được áp dụng thì khó nhất không phải ở việc Bộ GD&ĐT không đề xuất được các hoạt động giáo dục, thi cử.
Thầy Khang cũng cho rằng, tất cả các vấn đề kĩ thuật giáo vụ đó đều có thể làm được. Cái khó nhất đi vào thực tiễn là phải thay đổi thói quen. Đặc biệt, là thói quen là từ lãnh đạo.
“Đổi mới thường đi đôi với các ý kiến ngược chiều. Phương án nào cũng có ưu điểm, nhược điểm của nó. Nhưng đề xuất này có nhiều ưu điểm hơn. Nhưng thay đổi hay không là vấn đề khó”- thầy Khang nói.
Theo thầy Khang, đề xuất này không chỉ liên quan điến 24 triệu học sinh mà liên quan đến cả nước với hàng triệu gia đình. Chính vì thế, cần nghiên cứu kĩ để thay đổi chứ không thể cẩu thả. Đây là việc không hề đơn giản. Còn sau khi nghiên cứu, áp dụng được hay không, áp dụng vào lúc nào lại là câu chuyện tiếp theo.
Theo thầy Khang, khi nghiên cứu kĩ và thực hiện phải có sự nhất quán trên cả nước bởi có nhiều hoạt động giáo dục và đào tạo cần sự đồng bộ toàn quốc. Mặt khác, còn có sự liên quan đến kỳ thi THPT quốc gia chứ không thể có tỉnh nào đó một mình một ngựa được.
Thầy Khang cũng chia sẻ, đề xuất này khó có thể áp dụng được trong năm tới vì cần phải có nghiên cứu kĩ. Nếu có thể, trong 2-3 năm tới thay đổi được cùng với thay đổi ở chương trình phổ thông thì sẽ hợp lý.
ĐỖ HỢP
Ủng hộ bỏ môn thi thứ tư vào lớp 10
Phụ huynh, học sinh và lãnh đạo nhiều trường THCS ủng hộ đề xuất bỏ môn thứ tư ở kỳ tuyển sinh vào lớp 10 công lập, do tác động của Covid-19.
Có con năm nay thi vào lớp 10, chị Nguyễn Thị Lan (47 tuổi, Bắc Từ Liêm), lo lắng vì chưa biết bao giờ con đến trường trở lại, khi nào kỳ thi diễn ra và liệu con có ôn tập kịp hay không? Hôm 16/3, đọc được kiến nghị của thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường Marie Curie, về việc bỏ môn thi thứ tư ở kỳ tuyển sinh vào lớp 10 công lập, chị Lan rất ủng hộ.
Từ năm học 2005 đến 2018, học sinh thi vào lớp 10 các trường công lập ở Hà Nội chỉ phải thi hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn. Các em muốn vào trường chuyên phải thi thêm hai môn là Ngoại ngữ và môn chuyên. Từ năm 2019, thành phố lần đầu tiên áp dụng phương thức thi bốn môn để tuyển sinh vào lớp 10 gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và môn thi thứ tư được chọn ngẫu nhiên từ các môn Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Giáo dục công dân.
"Ngày 11/3 năm ngoái, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố môn thi thứ tư là Lịch sử, học sinh có thời gian ôn luyện. Nhưng năm nay, do Covid-19, các con chưa quay trở lại trường, môn thi cũng chưa được công bố nên tôi nghĩ Sở có thể xem xét bỏ đi", chị Lan nói.
Phụ huynh này cho biết từ ngày nghỉ học tránh dịch, giáo viên của con thường giao 4-5 phiếu bài tập mỗi tuần ở mỗi môn nhưng chỉ là để ôn lại kiến thức cũ. Không đi học thêm cũng không đến trường, con chị chán nản, lười học.
Sau khi quay lại trường, học sinh và giáo viên sẽ phải gấp rút dạy và ôn luyện kiến thức ba môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh. Việc chuẩn bị môn thi thứ tư, bất kể là môn gì, cũng sẽ tạo ra gánh nặng dạy và học cho cả giáo viên, học sinh. Chưa kể, đến nay môn thi thứ tư và cả lịch thi vào lớp 10 chưa được công bố, gây tâm lý lo lắng cho học sinh.
"TP HCM nhiều năm chỉ tổ chức thi ba môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh, nhưng vẫn đánh giá được chất lượng học sinh. Tại sao trong bối cảnh học sinh phải nghỉ dài ngày, Hà Nội không thể bỏ bớt một môn thi", chị Lan đặt câu hỏi.
Thí sinh thi vào lớp 10 ở Hà Nội năm 2019. Ảnh: Giang Huy.
Phạm Hồng Anh, học sinh lớp 9 trường THCS Nam Từ Liêm, mong đề xuất bỏ môn thi thứ tư được chấp thuận. Trước khi Covid-19 bùng phát, Hồng Anh và các bạn trong lớp đều nghiêm túc học các môn Lý, Sinh, Hóa, Sử, Địa, Giáo dục công dân, không có chuyện học tủ.
Trong thời gian nghỉ, em cũng chia các ngày thứ hai, tư, sáu để học thuộc Địa, Sử, Giáo dục công dân còn ngày ba, năm, bảy làm bài tập và học lý thuyết Sinh, Lý, Hóa. Tuy nhiên, vì thời gian nghỉ dài, môn thứ tư chưa được công bố, Hồng Anh có phần lơ là so với kế hoạch dự kiến.
Trường Hồng Anh tổ chức dạy trực tuyến cho học sinh từ 8h đến 11h hàng ngày, chia thành hai ca. Giáo viên chủ nhiệm lớp cũng dạy tăng cường môn Toán 1-2 buổi tối trong tuần, kéo dài 1,5 tiếng. Tuy nhiên, với kiến thức mới hoặc khó, do không quen học qua Internet và Powerpoint, nữ sinh không hiểu hết.
Thầy Nguyễn Khánh Chung, Hiệu trưởng trường THCS - THPT Ban Mai (Hà Đông) khẳng định phương thức tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội với bốn môn thi trong điều kiện bình thường là phù hợp, khắc phục những hạn chế của phương thức thi hai môn áp dụng thời gian dài trước đây, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới công tác dạy và học tại các trường THCS.
Tuy nhiên, trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 ở Hà Nội gia tăng, học sinh đã nghỉ học gần hai tháng và chắc chắn sẽ còn nghỉ dài nữa, thầy Chung cho rằng phương thức thi với bốn môn, môn thứ tư chưa được công bố, là một áp lực và khó khăn lớn đối với học sinh.
Theo thầy Chung, đề xuất thi ba môn trong hoàn cảnh đặc biệt này là giải pháp phù hợp. Nếu thực hiện, học sinh và phụ huynh sẽ yên tâm hơn. Các nhà trường cũng có thể dành thời gian dạy online cho các môn học cốt lõi, đổi mới dạy học bằng các dự án học tập đối với các môn còn lại.
"Dù phương thức thi có thay đổi hay giữ nguyên, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng cần giữ nguyên cấu trúc đề thi như năm học trước, nhưng tinh giản nội dung kiến thức và công bố đề minh họa để giáo viên, học sinh tham khảo, tạo thuận lợi trong việc hướng dẫn ôn tập", thầy Chung nói.
Thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THCS & THPT Lê Quý Đôn (Nam Từ Liêm), cho rằng nếu thời gian nghỉ chống dịch hết tháng 3, Hà Nội vẫn có thể cho thi bốn môn vào lớp 10, nhưng cần thông báo sớm, đồng thời giảm tải nội dung, kiến thức để học sinh chuẩn bị.
Nếu dịch kéo dài đến giữa hay cuối tháng 4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nên tạm dừng phương án thi môn thứ tư trong năm nay để học sinh tập trung cho ba môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, đảm bảo thời lượng học từ giờ đến lúc thi.
"Sở và các trường tổ chức dạy online và dạy qua truyền hình, tuy nhiên chất lượng chỉ đạt mức độ nhất định, khó có thể đáp ứng yêu cầu thi cử và cũng không tạo nên sự đồng đều giữa học sinh các quận, huyện. Điều này khiến phụ huynh và học sinh rất lo lắng", thầy Bình nói.
Hiệu trưởng này nhấn mạnh bốn điều Hà Nội nên làm ngay đối với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, gồm: giảm tải chương trình thi; công bố đề minh họa; xem xét việc tạm dừng môn thi thứ tư; sớm công bố nội dung sẽ giảm tải để giáo viên, học sinh có thể áp dụng trong dạy và học.
"Phụ huynh, học sinh đang lo lắng về dịch bệnh. Chúng ta không nên tạo thêm lo lắng nữa về thi cử. Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố cần quyết định sớm để ổn định tâm lý chung, giảm bớt được những luồng thông tin ngoài lề không cần thiết", thầy Bình kiến nghị.
Ông Lê Ngọc Quang, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, cho biết đến nay Sở chưa có quyết định nào về việc bỏ môn thi thứ tư. Theo kế hoạch, môn thi này được công bố trong tháng 3, kỳ thi diễn ra vào ngày 1-2/6. Tuy nhiên, do Bộ Giáo dục và Đào tạo lùi thời điểm kết thúc năm học trước ngày 15/7, Sở đang xây dựng kế hoạch tổ chức kỳ thi vào lớp 10 theo nguyên tắc tịnh tiến, đảm bảo học sinh có thời gian học tập, ôn luyện, nghỉ ngơi hợp lý. Vì vậy, việc công bố môn thi thứ tư cũng sẽ lùi lại, có thể là trong tháng 4.
"Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã chỉ đạo các trường vận dụng nhiều hình thức hỗ trợ học sinh, nhất là các em cuối cấp để ôn tập, củng cố kiến thức tại nhà. Các em cần tranh thủ thời gian đang nghỉ học để ôn tập, đồng thời thực hiện việc học tập theo hướng dẫn của thầy cô", ông Quang nói.
Năm học 2019-2020, hơn 22 triệu học sinh, trong đó có khoảng 2 triệu học sinh Hà Nội, mới học hết tuần 20 thì nghỉ Tết, sau đó nghỉ phòng Covid-19. Hà Nội cho toàn bộ học sinh nghỉ hết ngày 5/4, tổ chức cho học sinh cuối cấp học qua truyền hình và hệ thống học tập trực tuyến Hanoi Study.
Đến tối 21/3, Covid-19 xuất hiện ở 185 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 276.000 người nhiễm bệnh, hơn 11.400 người chết. Việt Nam ghi nhận 94 người nhiễm dịch, trong đó 17 người đã khỏi.
Dương Tâm - Tú Anh
Có nên đem nội dung học online vào đề thi? Bộ GD&ĐT đang nghiên cứu để tinh giản nội dung chương trình học lớp 12, nhưng không có chuyện cắt giảm một cách cơ học. Bộ GD&ĐT khẳng định không cắt giảm chương trình học một cách cơ học Thuận lợi cho học sinh Trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, đến thời điểm này, đa số địa phương đều cho học sinh...