Hiệu trưởng mắc bệnh, một trường ở Huế xin tồn tại 4 phó hiệu trưởng
Một trường THPT ở tỉnh Thừa Thiên – Huế đang đi ngược với quy định của Bộ GD&ĐT về số lượng thành viên trong ban giám hiệu.
Theo đó, trường đang có số lượng phó hiệu trưởng vượt so với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo là trường THPT An Lương Đông, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Trường THPT An Lương Đông.
Cụ thể: Ngoài thầy Nguyễn Khả – hiệu trưởng nhà trường, phụ trách công tác Tổ chức và cán bộ, Công tác kế hoạch và tài chính, còn có 4 phó hiệu trưởng khác là thầy Huỳnh Thế Danh – phụ trách Khảo thí kiểm định chất lượng, thầy Hoàng Văn Sơn – phụ trách Cơ sở vật chất – ngoài giờ lên lớp, cô Hà Thị Thanh Trà – phụ trách thi đua khen thưởng giáo viên – học sinh, thầy Nguyễn Thanh Tuấn – phụ trách chuyên môn.
Trường THPT An Lương Đông đang tồn tại 4 phó hiệu trưởng, trái quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, sở dĩ Trường THPT An Lương Đông tồn tại một lúc 4 phó hiệu trưởng là do trước đó, thầy Huỳnh Thế Danh – từng là phó hiệu trưởng ở đây – sau đó được đề bạt qua giữ chức quyền Trưởng Phòng giáo dục huyện Phú Lộc.
Nhưng đến kỳ Đại hội vừa rồi, thầy Danh không trúng cử vào danh sách huyện ủy viên nên không được giữ chức Trưởng Phòng giáo dục nữa.
Video đang HOT
Do bị “rớt” chức nên thầy Danh được chuyển ngược về lại trường An Lương Đông và vẫn nắm giữ chức vụ như cũ, khi nơi đây đã có 3 phó hiệu trưởng.
Thầy Nguyễn Khả – hiệu trưởng trường – cho biết: “Chúng tôi biết trường tồn tại một lúc 4 phó hiệu trưởng là sai quy định, thế nhưng do việc cực chẳng đã chứ chúng tôi cũng không dám qua mặt.
Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã mấy lần làm việc với chúng tôi về việc này, nhưng do tôi đang mắc bệnh ung thư vòm họng, đi chữa trị thường xuyên, công việc của trường nhiều, quản lý 37 lớp học cả 3 khối nên tôi xin Sở hoãn việc điều chuyển một người đi nơi khác để tập trung lo công việc của trường”.
Được biết, thầy Huỳnh Thế Danh điều chuyển về lại trường vào ngày 1/2/2016.
Trao đổi với chúng tôi về vụ việc này, ông Phạm Văn Hùng – Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Thừa Thiên – Huế – thừa nhận việc trường THPT An Lương Đông xin hoãn việc điều chuyển một người đi nơi khác vì hiệu trưởng trường đang mắc bệnh là có thật.
“Do thầy hiệu trưởng đang mắc bệnh ung thư hòm vọng phải đi chữa trị nên có xin hoãn lại việc điều chuyển một người đi nơi khác. Chúng tôi cũng đang xem xét việc này và sắp đến sẽ có quyết định điều chuyển nhân sự chứ không để việc này diễn ra mãi được” – ông Hùng cho biết.
Theo Zing
Nhóm học sinh được mời đến Nhà Trắng sau khi lật tẩy hiệu trưởng mới
Nghi ngờ hồ sơ của hiệu trưởng mới, nhóm học sinh điều tra, viết bài đăng trên báo của trường. Họ được mời đến tiệc tối cho phóng viên sẽ diễn ra tại Nhà Trắng vào ngày 29/4.
Năm nay, tiệc tối dành cho các phóng viên diễn ra tại Nhà Trắng vào ngày 29/4 tới sẽ có những khách mời đặc biệt. Họ là 6 học sinh đến từ trường Trung học Pittsburg, bang Kansas.
Tiệc tối hàng năm này được coi như "vòng tròn chính trị" giữa các chính trị gia với giới báo chí. Sáu thành viên thuộc tờ báo Booster Redux của trường Pittsburg được mời và tài trợ toàn bộ chi phí sau khi lật tẩy hồ sơ của nữ hiệu trưởng mới, buộc bà từ chức.
Sáu học sinh đã làm rõ điểm sai phạm trong lý lịch của hiệu trưởng mới. Ảnh: Global News.
"Chúng tôi rất hào hứng và cảm thấy vinh dự khi nhận được lời mời từ ban tổ chức", Emily Smith - cố vấn tờ Booster Redux - chia sẻ. Đơn vị tài trợ chi phí đi lại, ăn ở cho nhóm là tờ Huffington Post uy tín.
Cuối tháng trước, Booster Redux điều tra, đăng bài lật tẩy những điểm sai sự thật trong hồ sơ cá nhân của hiệu trưởng mới.
Trước đó, ngày 6/3, bà Amy Robertson được bổ nhiệm là hiệu trưởng trường Trung học Pittsburg với mức lương 93.000 USD/năm. Nghi ngờ tính chân thật trong bản khai lý lịch của bà, 6 người bắt tay tìm hiểu sự thật.
Sau 3 tuần điều tra, họ chỉ rõ ĐH Corllins - đơn vị cấp bằng thạc sĩ và tiến sĩ cho bà Robertson - hoạt động không hợp pháp. Trước đó, tờ Oregon cũng vạch trần đây là doanh nghiệp phi pháp chuyên bán bằng giả.
Bà Amy Robertson từ chức nhưng phủ định việc mua bằng giả. Ảnh: Cbs News.
Nhóm phóng viên cũng phát hiện trường Corllins không nằm trong danh sách được Bộ Giáo dục Mỹ cấp phép hoạt động.
Ngày 4/4, Hội đồng Giáo dục Pittsburg tổ chức cuộc họp xem xét vụ việc. Ngay tại buổi họp, bà Amy Robertson từ chức. Đây được coi là cách giải quyết ổn thỏa nhất.
Tuy nhiên, cựu hiệu trưởng phản đối cáo buộc bà mua bằng giả vì cho rằng tình hình hoạt động hiện tại của ĐH Corllins không liên quan tính hợp pháp của nó tại thời điểm bà nhận bằng thạc sĩ (1994) và tiến sĩ (2010). Bà khẳng định mọi bằng cấp của mình đều được Bộ Giáo dục công nhận.
"Tôi cho rằng mình không cần phải trả lời những câu hỏi liên quan việc bổ nhiệm do học sinh đưa ra vì chúng không dựa trên thực tế", bà Robertson nói.
Trong khi đó, Trina Paul - biên tập viên tờ Booster Redux - cho biết ban đầu, nhóm tìm hiểu lý lịch của bà Amy Robertson chỉ để chắc chắn trường được điều hành bởi người phù hợp. Chỉ khi thấy điểm đáng ngờ, họ mới điều tra.
Thành viên khác là Maddie Baden nói thêm nhóm bắt đầu nghi ngờ sau khi phát hiện một bài báo về trường Anh ngữ ở Ấn Độ liên quan nữ hiệu trưởng đang bị tạm ngừng hoạt động.
Trên thực tế, trước khi chuyển công tác đến Pittsburg, bà Robertson sống ở Dubai khoảng 20 năm và làm cố vấn giáo dục cho công ty Atticus I S Consultants.
Theo Zing
Cách chức hiệu trưởng dốc ngược trẻ vào máy vặt lông gà Hiệu trưởng bị cách chức, một số giáo viên bị điều chuyển công tác, phê bình vì liên quan vụ việc tại trường mầm non xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai Theo ông Phùng Minh Thái, Phó chánh văn phòng Sở GD&ĐT Lào Cai, tại cuộc họp ban thường vụ huyện ủy sáng 29/3, kết quả xử lý vụ việc...