Hiệu trưởng Dương Thị Hoàng Anh, thủ lĩnh của Trường Mẫu giáo Kim Đồng 4
Trên cương vị “thủ lĩnh” Trường Mẫu giáo Kim Đồng 4, cô giáo Hoàng Anh cùng các cô giáo đã xây dựng nhà trường trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh.
Đến thăm Trường Mẫu giáo Kim Đồng 4 (quận Lê Chân, Hải Phòng) vào một buổi chiều đầu tháng 9/2019, chúng tôi rất ấn tượng với môi trường giáo dục nơi đây.
Cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên đặt lên hàng đầu
Khuôn viên nhà trường được xây dựng khang trang, hiện đại với đầy đủ khu vui chơi, vườn hoa, khu chăm sóc, giáo dục trẻ.
Các dãy phòng học, phòng chức năng, khu hiệu bộ được quy hoạch khoa học, bố trí hợp lý, được trang bị điều hòa, quạt… đảm bảo quy định, sắp xếp, trang trí không gian hợp lý, thẩm mỹ, thân thiện.
Đáng chú ý, không gian cất giữ đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cũng như đồ dùng cá nhân của trẻ khá phù hợp, để trẻ dễ dàng tiếp cận.
Trong các lớp học, trẻ được tham gia cac hoat đông trải nghiêm, kham pha, tim hiêu môi trương nhăm phat triên toan diên vê thê chât, ngôn ngư, tinh cam va thâm my cho tre mầm non.
Cô giáo Dương Thị Hoàng Anh, Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Kim Đồng 4 (Ảnh: Lã Tiến)
Theo đánh giá, Trường Mẫu giáo Kim Đồng 4 có môi trường giáo dục cho trẻ đứng tốp đầu của Hải Phòng, là một trong những địa chỉ tin cậy để các bậc phụ huynh gửi gắm con em mình.
Kết quả này là minh chứng rõ nét cho sự nỗ lực, cố gắng, cống hiến không biết mệt mỏi của tập thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường, trong đó nòng cốt là nữ Hiệu trưởng Dương Thị Hoàng Anh.
Bên cạnh đó, là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, quận Lê Chân, Sở Giáo dục và Đào tạo… đã luôn đồng hành để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy và học.
Nhà trường cũng nhận được sự quan tâm, chia sẻ, ủng hộ của các bậc phụ huynh, qua đó tiếp thêm động lực để các cô giáo trong trường nỗ lực hết mình trong công tác nuôi dạy trẻ.
Cô giáo Dương Thị Hoàng Anh, Hiệu trưởng nhà trường nhớ lại: Sau 10 năm làm nhiệm vụ nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ tại Trường Mẫu giáo Kim Đồng 1, năm 2004, cô được điều động về Trường Mẫu giáo Kim Đồng 4, được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng nhà trường.
Đến năm 2013, cô Hoàng Anh được cấp trên tín nhiệm, bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Kim Đồng 4.
Trường có 9 phòng học đã xuống cấp nghiêm trọng, nhà trường chưa có hệ thống các phòng chức năng.Cô giáo Hoàng Anh chia sẻ: “Ngày mới về trường này, cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều khó khăn.
Các phòng học ở ngay cạnh hệ thống mương thoát nước thải của quận nên việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều”.
Vượt lên trên những khó khăn đó, Ban giám hiệu nhà trường và các cô giáo đã quyết tâm bám trường, xây dựng lộ trình đến năm 2010 đưa Trường Mẫu giáo Kim Đồng 4 đạt chuẩn quốc gia.
Kế hoạch xây dựng trường chuẩn đã nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của chính quyền địa phương, quận Lê Chân và thành phố Hải Phòng.
Cô giáo Dương Thị Hoàng Anh và Ban giám hiệu nhà trường luôn xác định, yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng giáo dục của trường chính là cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên.
Là người làm công tác quản lý của trường, cô Hoàng Anh làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương đầu tư xây dựng trường học;
Video đang HOT
Cô cùng tập thể nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động mọi nguồn lực xã hội và Ban đại diện cha mẹ học sinh tự nguyện đóng góp vật chất, đồ dùng, đồ chơi…
Chỉ trong thời gian ngắn, nhà trường được đầu tư xây dựng thêm một dãy phòng học mới; các phòng học cũ được sửa chữa, cải tạo thành các phòng chức năng.
Sân trường được quy hoạch, cải tạo lại thành khu vui chơi cho trẻ, quy hoạch nơi đưa, đón học sinh một cách khoa học.
Cô giáo Dương Thị Hoàng Anh (bên trái) luôn trăn trở làm sao phải tạo được môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ (Ảnh: Nhà trường cung cấp)
Sự kiện đón trường chuẩn quốc gia giai đoạn 1 đã khoác lên Trường Mẫu giáo Kim Đồng 4 tấm áo mới trước sự vui mừng, phấn khởi của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
Sau khi nhà trường đón chuẩn, với cơ sở vật chất khang trang, các bậc phụ huynh đã tin tưởng gửi gắm con em mình khiến số lượng học sinh tăng đáng kể.
Bên cạnh việc xây dựng cơ sở vật chất, nhà trường quan tâm đến việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
Đến nay, trên 90% giáo viên nhà trường đạt trình độ trên chuẩn; các giáo viên tâm huyết, trách nhiệm, có ý thức học hỏi, vươn lên cả về trình độ chuyên môn, năng lực công tác và kỹ năng nghề nghiệp.
Các cô giáo trong trường đạt tỷ lệ giáo viên giỏi xếp tốp cao của thành phố Hải Phòng; một số cô giáo có nhiều thành tích trong công tác chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm
Theo cô giáo Dương Thị Hoàng Anh, để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ, hằng năm, nhà trường tổ chức các giải pháp chuyên môn sáng tạo được Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Lê Chân đánh giá cao.
Qua đó tạo điều kiện cho các trường mầm non trong quận, trên địa bàn thành phố đến học tập, chia sẻ kinh nghiệm và đánh giá cao.
Một số chuyên đề được đánh giá cao như: Chuyên đề cấp quận về xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm (thực hiện trong năm học 2016-2017).
Năm học 2017-2018, trường tổ chức chuyên đề “Bé tạo hình sáng tạo từ các nguyên, học liệu”.
Chuyên đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động làm quen với sách và văn học (được thực hiện trong năm 2018-2019).
Nữ hiệu trưởng Dương Thị Hoàng Anh cùng tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường luôn nỗ lực, cố gắng xây dựng môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ (Ảnh: Nhà trường cung cấp)
Các video tham gia hội thi giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của Trường Mẫu giáo Kim Đồng 4 đã xuất sắc đạt 2 giải A cấp thành phố.
Thông qua các chuyên đề, giải pháp sáng tạo này, nhà trường đã đổi mới phương pháp giảng dạy và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
Cô giáo Dương Thị Hoàng Anh cũng tiết lộ, Trường Mẫu giáo Kim Đồng 4 là trường đầu tiên của Hải Phòng tổ chức “Hội khỏe chiến sĩ tí hon” được Sở Giáo dục và Đào tạo lấy làm mô hình điểm nhân rộng trên toàn thành phố.
Trong việc thực hiện chương trình Giáo dục mầm non, nhà trường tổ chức cho giáo viên tham gia bồi dưỡng chuyên môn, dự giờ để học hỏi, chia sẻ những kinh nghiệm hay, qua đó ứng dụng vào việc nuôi dạy trẻ.
Nhà trường luôn quan tâm tới các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn bằng các hành động cụ thể như: miễn giảm các khoản đóng góp, tặng quà, tặng đồng phục… cho các em.
Ngoài ra, các cô giáo trong trường còn quan tâm đến các học sinh học hòa nhập tại trường, có biện pháp tác động kịp thời, giúp các trẻ có điều kiện chăm sóc, giáo dục tốt nhất cùng các bạn trong lớp.
Do đó, nữ hiệu trưởng đã thường xuyên động viên các cô giáo trong trường cố gắng, nỗ lực chăm sóc, giáo dục các con để các con khỏe mạnh, được tham gia nhiều hoạt động giáo dục có chất lượng.Cô giáo Hoàng Anh luôn tâm niệm: “Người làm công tác tại trường mầm non phải làm sao để tạo được môi trường học tập tốt nhất để con trẻ phát triển”.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Hiệu trưởng Dương Thị Hoàng Anh, Trường Mẫu giáo Kim Đồng 4 đạt nhiều thành tích cao như: Tập thể lao động xuất sắc cấp thành phố nhiều năm liền;
Nhà trường được nhận bằng khen của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng; nhận cờ thi đua xuất sắc cấp thành phố.
Năm 2010 và 2018, Trường Mẫu giáo Kim Đồng 4 vinh dự được nhận cờ thi đua của Chính phủ.
Năm học 2018-2019, nhà trường vinh dự được nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trước khai giảng năm học mới này, cô giáo Dương Thị Hoàng Anh đã vinh dự đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có thành tích trong công tác giáo dục và đào tạo từ năm học 2013-2014 đến năm học 2017-2018, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Chia sẻ về những gì đã làm, cô giáo Hoàng Anh khiêm nhường cho biết: “Mỗi ngày qua đi, tôi luôn nhìn lại những gì mình đã và chưa làm được, để biết mình còn yếu chỗ nào, từ đó cần phải cố gắng, nỗ lực hơn nữa.
Với tôi, sự nghiệp trồng người vô cùng cao quý và đam mê cùng tình yêu nghề cứ luôn thổn thức, cháy bỏng trong trái tim tôi, cuộc đời tôi”.
LÃ TIẾN
Theo giaoduc.net
Hiệu trưởng trong công cuộc đổi mới: "3 trong 1"
Trao đổi với Báo GD&TĐ, PGS.TS Đặng Quốc Bảo - nguyên Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục cho rằng, trong công cuộc đổi mới, hiệu trưởng phải làm được 3 việc: Là người nhạc trưởng, chỉ huy quân đội, và là một huấn luyện viên bóng đá. Cùng với đó, phải đảm nhiệm ba vai trò: Lãnh đạo, quản lý và quản trị.
GV có sáng kiến thì hiệu trưởng phải có viễn kiến.
Ba vai trò của hiệu trưởng
* Đổi mới GD thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ nhà giáo, trong đó có vai trò của hiệu trưởng. Theo PGS, vai trò của hiệu trưởng cần được cụ thể hóa như thế nào?
- Trước hết cần xác định, hiệu trưởng là thủ trưởng của một nhà trường. Khi đã nhận nhiệm vụ hiệu trưởng, mà lại là nhà trường trong đổi mới GD, cụ thể là tới đây sẽ thực hiện chương trình, SGK GD phổ thông mới, phải bảo đảm cho cuộc đổi mới thành công, ít nhất trong phạm vi trường mình quản lý.
Tôi quan niệm, người hiệu trưởng có ba vai trò: Thứ nhất là người lãnh đạo. Thứ hai là người quản lý và thứ ba là người quản trị. Thiếu một trong ba vai trò này sẽ thất bại. Lãnh đạo tức là thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường, mà nhiệm vụ chính trị ấy phải là vầng trán và là trái tim để quy tụ được nhân dân, cộng đồng. Với vai trò quản lý, tức là làm sao cho thầy dạy tốt, thầy quý trò - trò kính thầy. Còn đối với vai trò quản trị, đòi hỏi hiệu trưởng phải tỉ mỉ hơn. Chẳng hạn: Phải lo từ đồng phục đến từng bữa ăn cho học trò. Hay nói cách khác, quản trị là nhiệm vụ kinh tế của nhà trường.
Ngoài ra, để nhà trường đổi mới thành công, hiệu trưởng phải xử lý các vấn đề như: Nhiệm vụ chính trị; vấn đề văn hóa, tức là dạy cho học trò dễ hiểu, nhớ lâu và tiến bộ nhanh. Đây là những nhiệm vụ lớn của người hiệu trưởng.
* Thực tế, đa số hiệu trưởng các trường đều đi lên từ GV giỏi chuyên môn nhưng ít kinh nghiệm quản lý. Vậy, làm thế nào để đội ngũ này đạt được những điều như PGS vừa phân tích ở trên?
PGS Đặng Quốc Bảo
- Có hai cách: Cách thứ nhất, bản thân họ phải tự đào tạo. Người ta nói, biến quá trình GD thành quá trình tự GD. Khi được đề bạt, họ đã phải ý thức tự bồi dưỡng, đào tạo về năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý và quản trị. Trong năng lực quản trị, phải nắm được các điều luật về kinh tế. Ngày nay, mỗi nhà trường như một xí nghiệp và có những quy luật như: Giá trị; cung cầu; cạnh tranh. Như vậy, hiệu trưởng phải tự đào tạo cho mình để thích nghi với vị trí của một thủ trưởng.
Trong GD có ba điều: Học thuật, kỹ thuật và nghệ thuật. Nếu làm một ma trận của người hiệu trưởng thì có ba hàng: Hàng thứ nhất, hiệu trưởng là người lãnh đạo; hàng thứ hai, hiệu trưởng là người quản lý và hàng thứ ba, hiệu trưởng là người quản trị. Cùng với đó sẽ có 3 cột: Cột thứ nhất là học thuật; tức là quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước. Cột thứ hai là kỹ thuật; tức là kỹ thuật điều hành của nhà trường.
Hiệu trưởng phải thông thạo 4 việc: Kế - Tổ - Đạo - Kiểm. Kế là kế hoạch; Tổ là tổ chức; Đạo là chỉ đạo; Kiểm tra kiểm tra. Đây là kỹ thuật điều hành nhà trường. Cột thứ ba là nghệ thuật quản lý, điều hành. Chẳng hạn, nếu GV có 4 loại: Thứ nhất vừa thông minh, vừa nhiệt tình; thứ hai là thông minh nhưng tài tử, thích thì làm không thích thì thôi; thứ ba là dốt nhưng nhiệt tình và dễ hỏng việc; thứ tư là vừa dốt vừa lười. Vậy hiệu trưởng phải sử dụng theo tinh thần "hữu dụng vô loại". Tức là không được loại ai ra khỏi biên chế. Đó là nghệ thuật dùng người.
Cách thứ hai là phải có lớp bồi dưỡng. Bồi dưỡng cả về tâm lý, giáo dục và chính trị. Tuy nhiên, sự chuẩn bị bồi dưỡng cho những hiệu trưởng nhà trường còn để trống rất nhiều mảng. Cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, có nhiều hiệu trưởng không có tinh thần tự bồi dưỡng cho mình.
Ảnh minh họa/ Internet
Tăng cường bồi dưỡng
* Vậy việc bồi dưỡng cho hiệu trưởng nên tổ chức như thế nào cho hiệu quả, thưa PGS?
Trong cuộc đổi mới hiện nay, hiệu trưởng còn phải làm được 3 việc: Thứ nhất, là người nhạc trưởng. GV có sáng kiến thì hiệu trưởng phải có viễn kiến - tức là tầm nhìn xa. Thứ hai, hiệu trưởng như một người chỉ huy quân đội, để học trò chấp hành nội quy của nhà trường. Thứ ba, hiệu trưởng như một huấn luyện viên bóng đá. Tức là, hiệu trưởng phải điều phối nhân lực trong nhà trường một cách hợp lý.
PGS Đặng Quốc Bảo
- Thực ra, mình không thiếu các chuyên gia. Vấn đề là thiết kế chương trình bồi dưỡng sao cho hợp lý. Chẳng hạn như: Trong một năm, có 40 tuần học, chúng ta soạn 40 bài. Theo đó, chúng ta huy động các nhà khoa học có kinh nghiệm, soạn 40 bài bồi dưỡng cho hiệu trưởng. Ví dụ bài thứ nhất là nhận thức về Nghị quyết 29, những vấn đề gì là cơ bản. Bài thứ hai là nhận thức thế nào là phạm trù lãnh đạo. Bài thứ ba là nhận thức thế nào về phạm trù quản lý. Bài thứ tư là nhận thức thế nào là phạm trù quản trị... và các vấn đề liên quan đến vai trò lãnh đạo, quản lý và quản trị của người hiệu trưởng, chẳng hạn như: Hướng dẫn hiệu trưởng về cách bắt tay, đàm thoại, giao tiếp... Giản dị vậy thôi, nhưng nó là văn hóa cần có của một thủ trưởng.
* Bước sang năm học 2019 - 2020, PGS nhắn nhủ điều gì với các hiệu trưởng và các thầy cô giáo?
- Chúng ta đã và đang thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT. Vì vậy, trong năm học 2019 - 2020, tôi mong mỗi nhà trường có những chương trình để rèn luyện học trò hài hòa cả ba tính: Nhân tính, quốc tính và cá tính. Theo lời Cụ Hồ, nhân tính là: Cần - Kiệm - Liêm - Chính. Dù HS ở trong nước hay sau này ra nước ngoài học tập vẫn phải có nhân tính này. Còn quốc tính là lòng yêu nước, yêu lao động, dũng cảm và tự trọng. Cuối cùng là cá tính, tức là GD cho HS có hoài bão, làm việc sáng tạo.
Tôi cũng mong rằng, công cuộc đổi mới của chúng ta sẽ đạt được 10 điều: Cần - Kiệm - Liêm - Chính - Yêu nước - Yêu lao động - Dũng cảm - Tự trọng - Sáng tạo - Nhân văn.
* Xin cảm ơn PGS!
Minh Phong (Thực hiện)
Theo GDTĐ
Học sinh "chấm điểm" giáo viên: Nên chăng? Việc lấy ý kiến học sinh về giáo viên đã và đang được không ít nhà trường triển khai. Còn có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Những thầy cô ủng hộ cho rằng, dù là việc nên làm, nhưng cần cẩn trọng. Kết quả từ ý kiến học sinh là kênh tham khảo để giáo viên điều chỉnh tốt...