Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội: ‘Hãy hiểu đúng lao động của nhà giáo’
Sáng 18/11, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập trường (11/10/1951-11/10/2021) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ 2.
Phát biểu tại buổi lễ, GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho hay, nhà trường là cái nôi sư phạm, tạo tiền đề để xây dựng Trường ĐH Sư phạm Vinh (nay là ĐH Vinh), Trường ĐH Sư phạm Việt Bắc (nay là Trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên); Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2.
GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội phát biểu tại buổi lễ.
Sau ngày đất nước thống nhất, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã tăng cường đội ngũ để phát triển các trường ĐH sư phạm ở miền Nam như Trường ĐH Sư phạm TPHCM, Trường ĐH Sư phạm Huế (nay là Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế), Trường ĐH Sư phạm Quy Nhơn (nay là ĐH Quy Nhơn), Khoa Sư phạm của ĐH Cần Thơ.
Với những nỗ lực không ngừng, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu, được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Nhất, 2 lần Huân chương Hồ Chí Minh, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.
Và năm nay, một lần nữa vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ 2.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ 2 cho Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Theo ông Minh, đất nước muốn văn minh phải nâng cao dân trí, phải có người thực tài và người tài phải được tôn trọng đúng nghĩa, được tự do làm việc và cống hiến. Nghĩa vụ của giáo dục là khơi thông dân trí để họ được sống bình đẳng; phát hiện, nuôi dưỡng và bồi dưỡng nhân tài để họ tự do sáng tạo, phục vụ đất nước.
“Điều này đặt ra cho trí thức, cho nhà giáo Việt Nam nhiều câu hỏi lớn. Không chỉ vậy, bài học về tư cách, về bản lĩnh, về tính phụng sự, về việc dùng người luôn là chìa khóa mở đường cho đất nước phát triển”.
Ông Minh cho rằng, thời đại mới đòi hỏi chúng ta phải có tầm nhìn mới, cách nghĩ và cách làm mới.
Video đang HOT
“Chúng ta không chỉ có nghĩa vụ trả lời câu hỏi, tại sao giáo dục chúng ta phát triển còn chậm, mà phải tìm ra những giải pháp để giáo dục phát triển, tiến bộ nhanh hơn.
Dẫu rằng, giáo dục có quán tính không nhỏ, muốn thay đổi không hề dễ dàng. Vận hành để thay đổi từ nhận thức đến hành động là cả một quá trình rất đỗi gian nan; nhưng sẽ là ai, nếu không phải chúng ta?
Chúng ta không thể bằng lòng trước những gì đang có, muốn đất nước thay đổi và phát triển bền vững phải bắt đầu từ giáo dục và phải bằng con đường giáo dục. Giáo dục đất nước đang đổi mới, đừng đứng nhìn, hãy vào cuộc bằng tình cảm sâu nặng, bằng trí tuệ và cả khát vọng của mỗi người”.
Ông Minh cho rằng, trọng trách của một đại học sư phạm trọng điểm không đơn thuần là giải quyết các nhiệm vụ trước mắt mà phải dự báo được những gì sẽ diễn ra trong tương lai của giáo dục và đưa ra cách thức giải quyết. Chính thế, cần dám thay đổi, dám làm cái mới.
“Nhà giáo chân chính không bao giờ muốn đánh giá họ cao hơn những gì họ có, và cũng chẳng thích ai thương hại họ, nhưng cái cần là nhìn nhận một cách đúng mức về họ. Một lớp học có bao nhiêu học sinh là có bấy nhiêu thế giới, mỗi em là một thiên hướng cuộc đời, để giáo dục đúng nghĩa mỗi học sinh là cả một khổ công, vì vậy, hãy hiểu đúng lao động của nhà giáo”, ông Minh nói.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ tại buổi lễ.
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng và biểu dương những thành tựu của nhà trường mà các thế hệ lãnh đạo, thầy cô giáo và toàn thể sinh viên đã dày công đạt được trong suốt 70 năm qua.
Chủ tịch nước cho hay, việc đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ hai của trường là minh chứng sinh động cho những đóng góp không ngừng của cán bộ, sinh viên nhà trường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cho rằng đất nước và nền giáo dục của chúng ta đang đứng trước những thách thức chưa từng có, từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến đại dịch Covid – 19,…, Chủ tịch nước cho rằng nền giáo dục nói chung và đặc biệt là ngành sư phạm nói riêng, cần phải thích ứng mạnh mẽ để trang bị những kỹ năng, kiến thức mới mà các thế hệ tương lai đang đỏi hỏi.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị nhà trường cần tập trung triển khai một số nhiệm vụ.
Thứ nhất, ưu tiên phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, giảng viên đảm bảo cả về số lượng và chất lượng.
“Con người, cán bộ, giảng viên là tài sản quý giá nhất của nhà trường chứ không phải trường to, lớp rộng, giảng đường đẹp. Cán bộ giảng viên của trường trước hết phải là những tấm gương về đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên và xã hội soi vào, phải bảo vệ hình ảnh, uy tín và danh dự của người nhà giáo; phải có tinh thần tự học và tự sáng tạo; có trình độ chuyên môn cao, có phương pháp dạy học hiện đại, gắn kết giữa nghiên cứu khoa học với giảng dạy, thực tiễn và có năng lực chủ động hội nhập”.
Ông Phúc cho rằng, đây là một nhiệm vụ then chốt, lâu dài và chiến lược. “Chúng ta sẽ có nhiều trò giỏi khi có nhiều thầy giỏi”.
Bên cạnh đó, cần gần gũi hơn với bối cảnh thực tế của giáo dục phổ thông nước nhà để tiếp tục đổi mới mô hình và chương trình đào tạo theo hướng tăng cường năng lực nghề nghiệp cho sinh viên bên cạnh chuyên môn.
Cùng đó, cần có chính sách phù hợp để thu hút người giỏi thi vào sư phạm,…
Chủ tịch nước cũng đề nghị Bộ GD-ĐT cùng các Bộ, ngành liên quan triển khai tốt công tác quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng, đặc biệt là mạng lưới các trường cao đẳng, đại học sư phạm. Bởi đây là mạng lưới các trường đặc thù, có ảnh hưởng lâu dài tới chất lượng nguồn nhân lực của đất nước.
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chính thức được thành lập ngày 11/10/1951.
Tính đến hết tháng 6/2021, nhà trường có 1.049 cán bộ, trong đó có 658 giảng viên (19 giáo sư, 137 phó giáo sư, 399 tiến sĩ). Đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên chiếm 60,6%, trong đó số giảng viên có học hàm giáo sư và phó giáo sư chiếm tỉ lệ 23,7%.
Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội nói gì về việc đặt hàng, đấu thầu đào tạo giáo viên?
Việc công khai đấu thầu trong đào tạo giáo viên đang khiến nhiều chuyên gia trăn trở về giải pháp cân đối cung - cầu, trong đó phải tính đến cả câu chuyện biên chế giáo viên.
Chia sẻ về vấn đề công khai đặt hàng, đấu thầu đào tạo giáo viên trong thời gian tới, GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết: "Trước kia đào tạo giáo viên sử dụng cơ chế giao nhiệm vụ, còn bây giờ theo cơ chế đặt hàng, đấu thầu, việc này nếu làm phải từng bước, thận trọng nếu không hậu quả là rất lớn.
Ví như có thể dẫn đến chuyện một trường đại học vốn để đào tạo giáo viên nhưng chỉ tập trung để đi đấu thầu, như vậy khó tập trung cho chuyên môn đào tạo ra một giáo viên giỏi.
Cần phải có những quy định rõ ràng, hướng dẫn cụ thể, nếu quy định đấu thầu không rõ rất có khả năng cả năm các trường mới chuẩn bị được khâu đấu thầu. Rồi đào tạo thế nào đáp ứng nhu cầu chất lượng?".
Theo GS.TS Nguyễn Văn Minh, quan trọng là Bộ GD&ĐT có giải pháp đảm bảo cân đối cung - cầu nhằm giải quyết các hệ luỵ thừa thiếu giáo viên cục bộ và các vấn đề xã hội khác. Để làm được điều này, Bộ GD&ĐT cần dự báo nhân lực trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Các địa phương đăng ký nhu cầu theo từng giai đoạn.
Ảnh minh họa
Theo nhiều chuyên gia khác thì việc đặt hàng đào tạo giáo viên theo đấu thầu cũng không quá khó nhưng cái chính là sau khi tuyển được thí sinh, có cơ chế cho đặt hàng cũng như đấu thầu đào tạo giáo viên xong thì cần tính tới đầu ra của các em. Bởi lẽ, chỉ tiêu đào tạo giáo viên do Bộ GD&ĐT quyết nhưng biên chế giáo viên lại do Bộ Nội vụ nắm, nhất là hiện nay cả nước đang thực hiện chủ trương tinh giản biên chế.
Ông Nguyễn Văn Hưng - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên cho biết, để đào tạo giáo viên đáp ứng cung cầu là vấn đề không dễ. Cụ thể như hiện nay tại Thái Nguyên thiếu đến 5.000 giáo viên. Trong khi định mức biên chế mà ngành Nội vụ cho thì thấp hơn nhiều và chủ trương chung đang là tinh giản biên chế theo từng giai đoạn.
"Hiện số lượng sinh viên sư phạm đã ra trường nhưng chưa xin được việc làm còn rất nhiều. Như vậy nguồn giáo viên ngoài xã hội vẫn còn, nhưng cái khó là không được tăng thêm biên chế nên chưa thể tuyển dụng hết, trong khi rõ ràng đang thiếu giáo viên, thậm chí là thiếu trầm trọng ở bậc mầm non nhưng không được tuyển.
Trước khi bàn đến đấu thầu tôi nghĩ phải có giải pháp cho việc đăng ký chỉ tiêu đào tạo giáo viên theo cơ chế đặt hàng, đăng ký theo nhu cầu sử dụng, hay định mức biên chế được giao.
Nếu đăng ký theo định mức biên chế được giao thì thực tế ở nhiều địa phương đã sử dụng hết mà vẫn còn thiếu giáo viên trầm trọng, đặc biệt ở cấp mầm non, tiểu học.
Rồi đào tạo theo nhu cầu, theo đấu thầu xong không được giao biên chế thì sao?", ông Hưng trăn trở.
Trước đó, Bộ GD&ĐT vừa có công văn hướng dẫn các địa phương, các cơ sở đào tạo giáo viên thực hiện phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo giáo viên theo nhu cầu xã hội.
Theo đó, hàng năm UBND cấp tỉnh sẽ rà soát, thống kê nhu cầu đào tạo giáo viên, nhu cầu tuyển dụng sinh viên sau tốt nghiệp của địa phương theo từng trình độ, cấp học, ngành học, từ đó xác định chỉ tiêu để giao nhiệm vụ cho cơ sở đào tạo giáo viên trực thuộc tỉnh, hoặc đặt hàng, đấu thầu đào tạo giáo viên với các trường có ngành sư phạm khác.
Với đặt hàng đào tạo giáo viên, UBND cấp tỉnh sẽ lựa chọn trường và hoàn thành hồ sơ dự kiến với các trường trên cơ sở thông tin về tuyển sinh và đào tạo tại Cổng thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cổng thông tin tuyển sinh của các trường.
Với đấu thầu, UBND cấp tỉnh tổ chức đấu thầu việc đào tạo giáo viên của địa phương với các trường theo chỉ tiêu, đáp ứng nhu cầu của địa phương.
Các trường sẽ hướng dẫn, thông báo tới sinh viên trúng tuyển về chỉ tiêu đào tạo được các địa phương giao nhiệm vụ, đặt hàng để sinh viên trúng tuyển đăng ký, cam kết tham gia học tập và công tác theo nhu cầu đào tạo và sử dụng giáo viên của địa phương.
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổng hợp, công khai danh sách, năng lực đào tạo trong năm tuyển sinh của các trường, chỉ tiêu, điểm trúng tuyển theo ngành đào tạo trong hai năm liền kề để UBND cấp tỉnh, người học tham khảo, lựa chọn ngành, trường phù hợp. Việc thông báo chỉ tiêu sẽ được thực hiện trước ngày 15/5.
Bộ cũng yêu cầu các địa phương, trường đại học, cao đẳng công khai thông tin liên quan đến giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu đào tạo giáo viên trên trang thông tin điện tử để người học tham khảo, lựa chọn và cam kết tham gia.
Người gieo ước mơ từ tri thức Đôi chân dị tật không phải là vật cản trong cuộc sống, trái lại chính những khiếm khuyết từ bản thân là động lực để người thầy Nguyễn Đức Trường sống và cống hiến vì sự nghiệp "trồng người". Thầy Nguyễn Đức Trường trong một tiết học Toán. Ảnh NVCC Cuộc hẹn gặp với thầy Nguyễn Đức Trường sau buổi vinh danh Công...