Hiệu trưởng Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP HCM bị miễn nhiệm
Sau nghi vấn về bằng cấp chưa được công nhận tại Việt Nam, ông Trần Quang Nam bị miễn nhiệm chức vụ hiệu trưởng.
Ông Huỳnh Thế Cuộc (Chủ tịch Hội đồng quản trị Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP HCM) hôm 30/10 ký quyết định miễn nhiệm chức vụ hiệu trưởng đối với ông Trần Quang Nam.
Trong thời gian chờ UBND TP HCM ra quyết định không công nhận hiệu trưởng, ông Nam phải bàn giao hồ sơ, công việc liên quan đến chức vụ cho người được giao phụ trách điều hành trước ngày 8/11.
Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP HCM có trụ sở chính tại quận 10. Ảnh: HUFLIT.
Video đang HOT
Động thái trên diễn ra sau khi nhiều cán bộ, giảng viên của trường đặt nghi vấn về bằng cấp của ông Trần Quang Nam, đề nghị trường minh bạch thông tin này từ tháng 8.
Trao đổi với báo chí trước đó, ông Nam cho biết, từ năm 2000 đến 2002 theo học thạc sĩ Quản trị kinh doanh hệ chính quy tại trường Southern California University (SCUPS). Đây là chương trình liên kết được Bộ Giáo dục – Đào tạo cho phép giữa Đại học Bách khoa Hà Nội và SCUPS, theo công văn hồi tháng 9/1999, thực hiện theo giấy phép hai năm 2000 và 2001, kết thúc vào năm 2003.
Sau đó, ông theo học tiến sĩ Quản trị kinh doanh tại trường Business School Lausanne (Thụy Sỹ) theo chương trình đào tạo 300 tiến sĩ, thạc sĩ trẻ của UBND TP HCM. Về nước, ông được thành phố cử làm việc tại Đại học Sài Gòn với vị trí trưởng khoa Quản trị kinh doanh.
Tiếp đó, ông được mời về Đại học Ngoại ngữ – Tin học rồi được bổ nhiệm làm hiệu trưởng từ năm 2016.
Theo quy định của Luật Giáo dục đại học năm 2012, điều lệ trường đại học năm 2014, hiệu trưởng đại học có bằng tốt nghiệp ở nước ngoài thì phải được cơ quan chức năng thuộc Bộ Giáo dục công nhận. Bằng cấp của ông Nam chưa qua bước thẩm định này.
Ông Nam cho biết từng hai lần làm hồ sơ gửi Cục Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục (nay là Cục Quản lý chất lượng) công nhận văn bằng nhưng chưa được.
Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP HCM tiền thân là Đại học Dân lập Ngoại ngữ – Tin học thành lập hồi tháng 10/1994. Theo quyết định của Thủ tướng vào cuối năm 2015, trường chuyển đổi loại hình đại học dân lập sang đại học tư thục.
Mạnh Tùng
Thêm 2 ngành đào tạo thạc sĩ chuyên sâu
Viện Quản trị và Công nghệ FSB (ĐH FPT) vừa thông báo tuyển sinh đợt 2 các chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA).
Ảnh minh họa
Điểm mới của đợt tuyển sinh năm nay là bên cạnh chương trình MBA truyền thống, viện ra mắt thêm hai chương trình MBA chuyên sâu: MBA marketing và MBA tài chính ngân hàng.
Hai chương trình này được thiết kế với những điểm ưu việt so với các chương trình cùng phân khúc, đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Bên cạnh việc cung cấp những kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh, chương trình MBA chuyên ngành marketing còn giúp người học được cập nhật những kiến thức quản trị hiện đại và chuyên sâu về tiếp thị. Với các học phần như kinh doanh điện tử và nền kinh tế chia sẻ, phân tích số liệu và dự báo thị trường - ứng dụng dữ liệu lớn, quản trị truyền thông và thương hiệu thời đại 4.0...
Chương trình MBA chuyên ngành tài chính - ngân hàng được thiết kế dành riêng cho lãnh đạo, quản lý trong ngành tài chính - ngân hàng, giám đốc doanh nghiệp phụ trách tài chính hoặc cán bộ quản lý hoặc trong các tổ chức tài chính tín dụng, các ngân hàng, doanh nghiệp...
Viện triển khai tuyển sinh vào tháng 10 và bắt đầu khai giảng các khóa học vào tháng 11 tại Hà Nội, TP HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng.
Theo nld.com.vn
Ý kiến phụ huynh: Mất niềm tin với học tiếng Anh liên kết Cho con học ngoại ngữ là một nhu cầu tất yếu của phụ huynh bởi trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay chỉ cần giỏi ngoại ngữ thì cơ hội việc làm rất rộng mở. Với suy nghĩ đó nhiều gia đình, phụ huynh đã đầu tư cho con học ngoại ngữ từ rất sớm. Ảnh minh họa Ngoài mạng lưới...