Hiệu trưởng bị phê bình vì thông tin nhập nhèm 23 đầu sách lớp 1
Hiệu trưởng trường Tiểu học An Phong (TP.HCM) bị phê bình sau vụ thông báo cho phụ huynh mua sách lớp 1 giá 800.000 đồng. Phụ huynh được trả lại sách đã mua nếu không có nhu cầu.
Trao đổi với Zing, sáng 9/9, ông Dương Văn Dân, Trưởng phòng GD&ĐT quận 8 (TP.HCM), cho biết hiệu trưởng trường Tiểu học An Phong bị phê bình vì thông tin không rõ ràng giữa sách giáo khoa với sách tham khảo, bài tập, dẫn đến sự hiểu nhầm cho phụ huynh.
Danh mục sách giáo khoa lớp 1 mà trường Tiểu học An Phong giới thiệu đến phụ huynh. Ảnh: Phụ huynh cung cấp.
“Trường niêm yết đúng số sách giáo khoa trên website. Khi dán thông báo trên bảng tin, trường lại đưa ra danh mục 23 cuốn khiến phụ huynh hiểu nhầm. Đây là cách làm sai”, ông Dân thông tin.
Đồng thời, phòng giáo dục đề nghị nhà trường khắc phục hậu quả, giải quyết cho những phụ huynh đã mua trọn 23 đầu sách lớp 1.
Nếu phụ huynh đã mua nhưng không có nhu cầu sử dụng, trường phải thu hồi sách để trả đơn vị phát hành hoặc trang bị cho thư viện. Nhà trường trả lại tiền của số sách không dùng cho phụ huynh.
Trưởng phòng GD&ĐT quận 8 cho hay trường Tiểu học An Phong là đơn vị duy nhất trong quận làm sai quy định khi thông tin, giới thiệu sách giáo khoa, sách bài tập, bổ trợ lớp 1.
Phòng GD&ĐT đã yêu cầu các trường tiểu học trên địa bàn rút kinh nghiệm, thông tin rõ ràng, không được nhập nhèm, bán kèm tài liệu tham khảo, dụng cụ học tập với sách giáo khoa.
Video đang HOT
Danh mục sách giáo khoa lớp 1 được trường Tiểu học An Phong công khai trên trang web. Ảnh: Chụp màn hình.
Đầu năm học, trường Tiểu học An Phong giới thiệu cho phụ huynh mua 23 đầu sách lớp 1 cùng 10 quyển vở trắng, bảng viết với giá hơn 800.000 đồng. Thông tin này nhận được sự quan tâm của dư luận.
Phụ huynh phản ánh trường không giới thiệu, thông tin rõ ràng, chỉ yêu cầu đóng tiền cả bộ sách khi làm hồ sơ nhập học.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hoàng Phong, Hiệu trưởng trường Tiểu học An Phong, cho biết nhà trường không yêu cầu, bắt ép phụ huynh phải mua toàn bộ sách giáo khoa, bài tập, bổ trợ trong danh mục. Ông cho rằng phụ huynh hiểu nhầm thông báo của trường hoặc giáo viên không thông tin đầy đủ đến phụ huynh.
Khoảng 60 phụ huynh đã đăng ký mua sách tại trường. Trong đó, nhiều người chỉ mua một số cuốn trong danh mục.
Đừng để các khoản "tự nguyện" không đóng không được tái diễn trong năm học này!
Đừng để những khoản tiền trường trở thành nỗi ám ảnh phụ huynh, đừng để phụ huynh phải né tránh những buổi họp phụ huynh - đó là điều mà phụ huynh mong muốn nhất.
Năm học 2020-2021 vẫn là một năm học rất khó khăn đối với ngành giáo dục bởi dịch bệnh Covid-19 vẫn đang là nỗi ám ảnh đối với mọi người.
Vì thế, phần lớn phụ huynh trên cả nước đã bị tác động trực tiếp bởi dịch bệnh nên đời sống nhiều gia đình phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế.
Nhưng, việc cho con đi học thì là chuyện bắt buộc nên dù khó khăn đến đâu thì các bậc phụ huynh cũng đều cho con đến trường học tập và tất nhiên là phải đóng góp các khoản tiền trường cho con em mình.
Hơn lúc nào hết, các Ban giám hiệu nhà trường phải nhìn thấy được những khó khăn của phần lớn gia đình học trò để không đưa ra những khoản đóng góp trên "tinh thần tự nguyện" như những năm qua là một điều vô cùng cần thiết.
Nhiều khoản đóng góp tự nguyện đã trở thành nỗi ám ảnh phụ huynh - (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)
Đầu năm học với vô vàn khoản mà phụ huynh học sinh phải chi cho con em mình
Tiền học phí hàng năm (tùy cấp học) nhưng những cấp phải đóng học phí thì mức dao động từ vài chục ngàn đến hàng trăm ngàn/ tháng.
Tiền sách giáo khoa (không kể lớp 1) thì các lớp còn lại có ít cũng vài ba trăm ngàn vì ngoài sách giáo khoa ra thì học sinh đều phải mua thêm sách bài tập, sách tham khảo và sách tiếng Anh, Tin học, Mĩ thuật, Âm nhạc mới (các sách giáo khoa năm 2000 của các môn học này đa phần các địa phương đã bỏ từ lâu).
Có điều, sách giáo khoa 4 môn học này có giá gấp nhiều lần bộ sách hiện hành.
Hiện nay, nhiều địa phương đang thực hiện việc mua đồng phục trên lớp, đồng phục thể dục, áo khoác mùa Đông nên khoản này có ít cũng phải tầm 500.000 đồng trở lên/ 1 học sinh.
Có một khoản tiền không bắt buộc nhưng học sinh đa số phải theo là khoản học thêm một số môn học chính, giá dao động bây giờ mỗi môn khoảng 300-400 ngàn/ tháng.
Chỉ những khoản này thôi thì khi bước vào đầu năm học mới, mỗi học sinh cũng được cha mẹ chi ra khoảng vài triệu đồng/ 1 học sinh.
Nếu như nhà trường mà phát động thêm một số khoản tự nguyện nữa như: tiền trông xe, tiền vệ sinh, tiền xã hội hóa, tiền quỹ Hội cha mẹ học sinh, vận động quỹ khuyến học....thì chắc chắn mỗi phụ huynh có ít cũng vài ba trăm ngàn đồng.
Và, tất nhiên cho dù Bộ hay Sở có cấm thì cũng khó có Ban giám hiệu nào lại chỉ "cam lòng" thu mình các khoản bắt buộc mà thôi.
Tự nguyện phải trên tinh thần ...tự nguyện
Việc vận động xã hội hóa giáo dục là chủ trương đúng đắn của các địa phương và ngành giáo dục. Bởi, thực tế ngân sách dành cho giáo dục vẫn còn nhiều thiếu thốn mà trường học lại cần đầu tư nhiều hạng mục, cần giúp đỡ học sinh nghèo.
Nhưng, tự nguyện phải trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh học sinh chứ không thể là tự nguyện bắt buộc, chia đều trên đầu học sinh.
Đó là, những cá nhân, tổ chức có điều kiện thì họ đóng góp cho các nhà trường và không ràng buộc bởi lý do nào.
Tự nguyện của phụ huynh cũng vậy, cái phụ huynh cần là những đồng tiền mà họ đóng góp sẽ được chi vào mục đích gì và có được công khai, minh bạch hay không.
Tự nguyện có nghĩa là phụ huynh có thể tự đóng góp, chung tay với nhà trường trong khả năng có thể để lo cho con em mình được học tập, vui chơi tốt hơn. Và, số tiền tự nguyện thì phụ huynh có cũng được mà không có cũng chẳng sao.
Tự nguyện là Ban giám hiệu không khoán chỉ tiêu, không chia đều cho các lớp rồi mượn tay của Hội cha mẹ học sinh hay giáo viên chủ nhiệm đứng ra đảm nhận công việc vận động đóng góp và thu tiền.
Nếu êm đẹp thì không sao, nếu có chuyện xảy ra lại đẩy trách nhiệm cho Hội cha mẹ học sinh và giáo viên chủ nhiệm. Còn mình là giả đò không biết, lại cho là người này, ban kia đứng ra vận động chứ nhà trường...không có chủ trương.
Đừng để năm nào Bộ, Sở cũng phải ra công văn cấm nhưng lạm thu vẫn hoàn lạm thu. Lạm thu từ tờ giấy kiểm tra của học trò đến hàng chục thứ dịch vụ, các khoản vận động đóng góp ở trong các nhà trường.
Việc vận động xã hội hóa giáo dục là cần thiết nhưng nhà trường phải có kế hoạch cụ thể, Hiệu trưởng nhà trường phải ký tên, đóng dấu và nội dung các kế hoạch này đã được thảo luận kĩ càng với Hội cha mẹ học sinh, Hội đồng sư phạm nhà trường và sự cho phép của địa phương và lãnh đạo ngành.
Đừng để những khoản tiền trường trở thành nỗi ám ảnh phụ huynh, đừng để phụ huynh phải né tránh những buổi họp phụ huynh của lớp- đó là điều mà phụ huynh học sinh mong muốn nhất.
Tài liệu bổ trợ bán kèm sách giáo khoa: Phụ huynh có quyền từ chối Dù Bộ GD&ĐT có văn bản đề nghị xử lý nghiêm người đứng đầu cơ sở GD để xảy ra tình trạng bán tài liệu bổ trợ kèm sách giáo khoa (SGK), tuy nhiên, tình trạng bán sách kiểu "combo" vẫn diễn ra. Theo các chuyên gia, nhà trường cần rạch ròi, minh bạch không bán sách kiểu "nhập nhèm"; phụ huynh cần...