Hiệu trưởng bị đề nghị thu hồi bằng khen và huân chương
Đó là trường hợp của ông Đặng Vũ Ngoạn – Hiệu trưởng ĐH Công nghiệp thực phẩm TP HCM.
Bộ Công thương vừa có công văn đề nghị Ban Thi đua – khen thưởng trung ương làm các thủ tục thu hồi bằng khen (do Thủ tướng Chính phủ ký) và Huân chương Lao động hạng ba đối với ông Ngoạn.
Vào năm 2008, ông Ngoạn được chuyển công tác từ Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP HCM) về ĐH Công nghiệp thực phẩm TP HCM. Từ năm 2008 đến 2011 liên tục trong ba năm ông Ngoạn đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
Nhưng trước khi về Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP HCM, tại Trường ĐH Bách khoa trong hai năm 2006 và 2007, PGS.TS Ngoạn không hề đạt được chiến sĩ thi đua.
Như vậy ông Đặng Vũ Ngoạn không đủ tiêu chuẩn năm năm liên tục đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở tại thời điểm đề nghị khen thưởng tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2012 (thành tích tính từ năm 2006 đến 2011). Thế nhưng trong hồ sơ thành tích để được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ ông Ngoạn đã khai là đạt chiến sĩ thi đua năm năm liền.
Tương tự, mặc dù không đủ tiêu chuẩn bảy năm liên tục chiến sĩ thi đua cơ sở tại thời điểm đề nghị khen thưởng Huân chương Lao động hạng ba năm 2013 (tính thành tích từ năm 2006 đến 2013), nhưng ông Ngoạn vẫn khai cho mình đạt được bảy năm liền là chiến sĩ thi đua!
Vào tháng 4/2015, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh chủ trì cuộc họp kiểm điểm đối với ông Đặng Vũ Ngoạn – hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP HCM, vì đã có những sai phạm trong quá trình công tác.
Video đang HOT
Tại cuộc họp, Bộ Công thương cũng nêu rõ việc ông Đặng Vũ Ngoạn vi phạm kê khai thành tích cá nhân. Tại cuộc họp, ông Đặng Vũ Ngoạn tự kiểm điểm và giải trình về vi phạm kê khai thành tích.
Theo ông Ngoạn, về bằng khen của Thủ tướng, đây là dạng khen thưởng đột xuất. Năm học 2012 – 2013, nhân dịp 30 năm thành lập trường, theo hướng dẫn của cơ quan thi đua cấp trên, phòng tổ chức hành chính nhà trường đã thực hiện việc làm hồ sơ, in và sao các hồ sơ của ông đưa ông ký rồi gửi về Bộ Công thương làm thủ tục.
Ông Ngoạn thừa nhận do chủ quan, đều ký xác nhận vào bản khai mà không kiểm tra lại hồ sơ, do đó không biết được những sai sót trong quá trình làm hồ sơ khen thưởng gửi cấp trên.
Trong khi đó, Vụ Thi đua – khen thưởng Bộ Công thương cho rằng hằng năm bộ này có văn bản hướng dẫn rõ ràng cho các đơn vị trong ngành công thương tổng kết hình thức khen thưởng. Và trong văn bản đều có chú thích thành tích do cơ sở tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của thành tích đó.
Với sai phạm trên, Bộ Công thương đã có quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Ngoạn do vi phạm Luật thi đua khen thưởng.
Theo Thanh Huy/Tuổi Trẻ
Quy định 'dáng đi đại học' ở trường Anh gây tranh cãi
Một trường tiểu học ở Anh quy định học sinh chắp tay sau lưng khi đi nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả học tập. Nội quy mới vấp phải sự phản đối kịch liệt từ phụ huynh.
Phụ huynh Trường tiểu học St George the Martyr ở quận Holborn, thành phố London, Anh, cho rằng, nhà trường độc tài vì buộc học sinh chắp tay sau lưng khi đi lại trên hành lang trong trường, theo Daily Mail.
Hiệu trưởng Angela Abrahams cho biết, dáng đi này, còn được gọi là "dáng đi đại học", giúp học sinh an toàn hơn, tăng cường khả năng hô hấp và tối đa hóa thời gian học tập.
Trường tiểu học St George the Martyr bị cáo buộc đối xử với học sinh như tù nhân sau khi đưa ra quy định về "dáng đi đại học". Ảnh: Google.
Tuy nhiên, các bậc cha mẹ không hài lòng với quy định mới, họ cho rằng, nhà trường đối xử với học sinh như tù nhân. Nhiều người thậm chí mở chiến dịch chống lại nó. Một số gia đình quyết định chuyển con sang trường khác.
Chantal Aste, một phụ huynh, nói với phóng viên tờ Camden New Journal: "Tôi phản đối quy định này. Nó quá độc tài. Nhà trường chuyển từ biện pháp cực đoan này sang quy định khắc nghiệt khác. Con trai tôi đang phải thực hiện nội quy mới của trường. Nó cùng các bạn đi lại như đang múa".
Cô cho rằng, đây không phải cách hay để tăng lòng tự trọng của học sinh. Nó quá cứng nhắc và hà khắc.
Carly Taylor, phụ huynh của ba học sinh trường St George the Martyr, nói: "Hiệu trưởng đưa ra quá nhiều chiến lược không liên quan giáo dục".
Cô nói thêm, dáng đi chắp tay sau lưng là biểu hiện của tình trạng mất tự do và thiếu tự tin.
Phụ huynh cho biết, các ủy viên hội đồng quản trị trường không giải quyết những mối bận tâm của họ. Họ cũng lo ngại trường đang bắt chước một cách cứng nhắc quy định từ trường St Clement Danes sau khi thanh tra Ofsted đánh giá cao dáng đi "ngẩng cao đầu và tay chắp sau lưng" của trường này.
Bà Abrahams cho biết trong một tuyên bố đăng trên trang web trường: "Dáng đi đại học truyền cảm hứng cho học sinh, khuyến khích các em cố gắng hết sức để tỏa sáng trên thế giới".
Bà nói thêm, từ khi trường thực hiện quy định mới, số vụ tai nạn trong khuôn viên trường giảm 93%. Các giáo viên cũng phản ánh, học sinh tập trung nghe giảng và hứng thú học bài hơn.
Ông Guy Pope, Chủ tịch hội đồng quản trị trường, khẳng định, dáng đi mới mang lại hiệu quả tích cực trong việc giúp học sinh dành nhiều thời gian và tâm trí vào việc học.
Từ khi nhậm chức năm 2012, bà Angela Abrahams luôn tự hào khi học trò có nguyện vọng trở thành bác sĩ. Bà không muốn các em chỉ khăng khăng muốn làm cầu thủ hay người mẫu. Quy định mới là một trong những nỗ lực của trường nhằm định hướng ước mơ cho học sinh.
Theo Zing
Nên tồn tại nhiều hình thức chọn hiệu trưởng GS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Bộ trưởng GD&ĐT, chia sẻ quan điểm về cách tuyển hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học. Về việc thí điểm tổ chức thi tuyển vị trí hiệu trưởng ĐH Luật Hà Nội mà Bộ Tư pháp vừa tổ chức, ông Quân cho biết: "Tôi...