Hiệu trưởng bị bỏ quên chế độ
Gần 40 năm đứng lớp, dạy từ đời “bố trẻ đến trẻ” nhưng khi đến tuổi nghỉ một số giáo viên và hiệu trưởng mầm non ở huyện Mê Linh, Hà Nội chỉ được nhận chế độ chi trả một lần….Đó là lý do giáo viên và hiệu trưởng nơi đây đã đi “gõ cửa” khắp nơi hỏi về chế độ.
Nỗi lòng giáo viên 40 năm đứng lớp
Trung tuần tháng 3, tòa soạn nhận được lá thư với tựa “Một đời làm giáo viên – hãy cứu vớt” của giáo viên Tạ Thị Viền, Trường Mầm non xã Vạn Yên (huyện Mê Linh, Hà Nội). Thư cô trần tình, suốt 40 năm dạy trẻ, khi hết tuổi lao động cô chỉ được nhận chế độ chi trả một lần gần 10 triệu. Chưa rõ về quyền lợi chính đáng, cô đã gõ cửa nhiều nơi nhưng câu trả lời từ phía các cơ quan chức năng là “những cái lắc đầu” và “phải chờ”.
Vào ngành giáo dục từ tháng 8/1972, cô Viền dạy lớp 1 Trường cấp I xã Minh Quân, tỉnh Yên Bái. Đến tháng 8/1977 cô theo chồng về xã Vạn Yên, huyện Mê Linh (trước thuộc tỉnh Vĩnh Phúc), vào dạy lớp đình làng với “lương” toàn “sắn băm khô, hạt bo bo cả vỏ”. Cô tâm sự “vì quê xa nên bố chồng không cho chuyển chế độ mà dạy bằng chế độ thóc UBND xã trả”.
Những năm tháng khó khăn, quê nghèo mất mùa, thóc đành chịu lại giáo viên nhưng đói no các cô vẫn ngày 2 buổi đến lớp dạy trẻ. Đồng lương từ tính bằng công điểm, trả bằng thóc đến 200 đồng khiến người giáo viên dù ấm lòng nhưng “bụng vẫn đói”.
Sau này các cô được cho đi học nghiệp vụ, bồi dưỡng chuyên môn. Cô cười mà như khóc khi nhớ những lần thi giáo viên giỏi, áo phải đi mượn của hiệu trưởng vậy mà “vẫn đạt giỏi”.
Video đang HOT
“Hơn 10 năm tôi là giáo viên giỏi cấp huyện, 6 năm làm chủ tịch công đoàn” – cô tâm sự. Ghi nhận những cống hiến của cô, ngành giáo dục đã tặng cô “Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục”.
Nhưng, đến năm 2002 cô mới được đóng bảo hiểm xã hội. Năm 2009, lương của cô được hơn 1 triệu. Đó “là cứu tinh” của giáo viên mầm non như cô. Tháng 10/2011, có chế độ biên chế và cô đã đủ tiêu chuẩn đạt viên chức nhà nước. Chưa kịp vui thì tháng 1/2012 cô đã đến tuổi nghỉ.
“Làm đơn xin ở lại 1, 2 năm cho bõ cả đời người vất vả với trường với lớp nhưng không được hồi âm. Giờ đây về nếu thanh toán chế độ trả một lần được mấy triệu đồng, so với giá cả bây giờ 39 năm 4 tháng sống sao đây? – cô Viền ngậm ngùi.
Hiệu trưởng cũng bị bỏ rơi…
Trong số những giáo viên “kêu cứu”, cô Ngô Thị Minh – Hiệu trưởng Trường Mầm non Quang Minh A, xã Quang Minh là người phải chạy đi chạy lại nhiều nhất.
Lá đơn kêu cứu của cô giáo Tạ Thị Viền, Trường mầm non xã Vạn Yên, huyện Mê Linh, Hà Nội
Hơn 3 năm nay, cô đã đi hết từ phòng GD-ĐT huyện, UBND huyện đến BHXH huyện Mê Linh thậm chí là lên Văn phòng Chính phủ, UBND TP Hà Nội để “xin vào hỏi chế độ”. Nhưng mọi việc vẫn “bặt vô âm tín”….
Cô Minh bức xúc: “Với những giáo viên có thâm niên như chúng tôi nếu được giải quyết truy đóng BHXH từ tháng 1/1995 thì đến 2012 sẽ được 15 năm, thêm chính sách hỗ trợ đóng BHXH 5 năm không quá 60 tháng thì khi về nghỉ sẽ có chế độ lương. Nay chỉ nhận vài triệu, chị em nào cũng tủi hổ, xót xa”.
Mới tháng 3 rồi cô đã nhận quyết định bàn giao chức hiệu trưởng. 39 năm làm giáo viên của cô nếu không có gì thay đổi cũng sẽ được quy đổi bằng gần chục triệu với chế độ về 1 lần.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, cùng là hiệu trưởng, cùng đợt và trên cùng một huyện nhưng khi hết tuổi lao động “số phận” của mỗi hiệu trưởng lại có “đối xử” không giống nhau. Bởi chế độ Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Tiền Phong tên Ph. lại trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh hiệu trưởng Nguyễn Thị Bông, Trường Mầm non xã Vạn Yên.
Cụ thể, cô Ph. vì đã làm hiệu trưởng từ lâu nên được đóng bảo hiểm. Hơn 30 năm, giờ về nghỉ cô được lương gần 3 triệu/tháng cộng thêm hơn 20 triệu truy lĩnh do thời gian công tác vượt khung gần 20 năm.
Trong khi đó cô Bông chỉ nhận tiền hỗ trợ về 1 lần khi về nghỉ…
Vất vả hơn cả trong số các giáo viên này có lẽ là cô Lê Thị Nguyên. Sinh năm 1955, vào ngành năm 1977 giờ về nghỉ cô chỉ có cậu con trai đang học lớp 10 làm chỗ bấu víu. Hết đi bế con thuê giờ cô lại chuyển sang làm ô sin. Sức già nhọc nhằn của cô kiếm vài trăm nghìn nuôi con ăn học không biết đến khi nào thì cạn.
Theo VNN
Học sinh tham gia tuyển chọn giáo viên
Một cuộc khảo sát mới đây được thực hiện với 2.000 học sinh tuổi từ 9 đến 16 đã chỉ ra rằng, có đến 2/3 học sinh muốn được tham gia vào quá trình tuyển chọn giáo viên.
Chris Keates- tổng thư ký Hiệp hội nhà giáo Nasuwt cho rằng, thế hệ trẻ có tiếng nói quan trọng trong quá trình phát triển giáo dục và cộng đồng trường học của đất nước.
Tuy nhiên thực tế thì mới chỉ có 18% học sinh được tham gia vào quá trình này.
Theo Hiệp hội nhà giáo Nasuwt, uy quyền của giáo viên sẽ bị giảm sút nếu học sinh cũng có vai trò trong việc quyết định xem họ có được tuyển dụng hay không.
Cũng theo khảo sát, khoảng 87% học sinh cho rằng các em biết điều gì sẽ làm nên một giáo viên giỏi. Rất nhiều em khi được hỏi đã chỉ ra một số phẩm chất giáo viên mà các em cho là quan trọng.
Những phẩm chất đó là: Có kiến thức chuyên môn, đưa ra những đánh giá phản hồi tốt cho học sinh, rõ ràng về những kỳ vọng, biết lắng nghe ý kiến học sinh và phải làm sao thiết kế bài học thật thú vị.
Chỉ 1/3 học sinh cho rằng việc giao bài tập về nhà là quan trọng.
Tiến sỹ Atkinson- người thực hiện khảo sát trên, nhận xét:
"Học sinh là khách hàng của các trường học, và các em đã trải qua rất nhiều phong cách giảng dạy khác nhau trong suốt quá trình học tập. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, các em hiểu được giảng dạy là một nghề đầy thách thức, đòi hỏi giáo viên rất nhiều phẩm chất- không chỉ cần kiến thức chuyên môn hay khả năng "ăn to nói lớn" trước học sinh".
Bà cho rằng sẽ rất có ý nghĩa khi tận dụng những trải nghiệm của các em trong quá tình tuyển dụng giáo viên.
"Với những đào tạo và hỗ trợ thích hợp, học sinh có thể giúp đưa ra những quan điểm khác biệt và quý giá. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là để các em có hoàn toàn quyền quyết định, những ý kiễn đó chỉ mang tính chất tham khảo mà thôi".
Tiến sĩ Atkinson cho biết, có rất nhiều cách cho phép học sinh tham gia vào quá trình này. Ví dụ như tổ chức một buổi phỏng vấn với sự góp mặt của các thành viên hội đồng nhà trường. Sau đó học sinh sẽ đưa ra các ý kiến phản hồi về bài giảng thử của giáo viên.
Quan điểm của tiến sĩ Atkinson được tổng thư ký Hiệp hội nhà giáo quốc gia Christine Blower ủng hộ.
Bà nói: "Vì học sinh không có quyền phủ quyết bất kỳ quyết định bổ nhiệm giáo viên nào nên chúng tôi nghĩ rằng các em có quyền trở thành thành viên của các cơ quan quản lý, đồng thời ý kiến của các em cũng phải được cân nhắc trong quá trình phỏng vấn".
Chris Keates- tổng thư ký Hiệp hội nhà giáo Nasuwt cho rằng, thế hệ trẻ có tiếng nói quan trọng trong quá trình phát triển giáo dục và cộng đồng trường học của đất nước.
Tuy nhiên bà cũng cảnh báo thêm: "Việc cho phép học sinh tham gia vào quá trình phỏng vấn hoặc có quyền kiểm soát trực tiếp quá trình tuyển dụng giáo viên sẽ làm giảm sự tôn trọng và uy quyền của giáo viên trong mắt học sinh. Giáo viên sẽ có ít quyền lực hơn, đơn giản vì bây giờ họ phải hợp tác với học sinh".
Theo Vietnamnet
Thầy giáo cưỡng bức học sinh từng là giáo viên giỏi "Trước khi xảy ra sự cố, Vân là một thầy giáo giỏi của huyện. Năm ngoái, yêu một cô, định ngày cưới hỏi rồi nhưng rồi nhà gái không cho cưới...", ông Nguyễn Quốc Anh, Trưởng phòng Giáo dục huyện Kỳ Anh cho biết. Buổi tối trước đêm rằm Trung thu, đường làng Kỳ Sơn, Kỳ Anh (Hà Tĩnh) khá đông trẻ con...