Hiểu trò bằng cả trái tim
Để yêu thương, dạy dỗ học trò từ kiến thức cũng như rèn giũa đạo đức, kỹ năng sống, trước hết giáo viên phải hiểu được tính cách lứa tuổi mà mình đang tiếp xúc.
Đó là chia sẻ của cô Phạm Thị Ngọc, GV bộ môn Toán, Trường THPT Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội) khi chia sẻ về trường học hạnh phúc.
Cô giáo Phạm Thị Ngọc cùng HS Trường THCS Hoàng Cầu. Ảnh: NVCC
Hiểu được tính cách lứa tuổi
Cô giáo Phạm Thị Ngọc cho rằng: Con người sống trên đời khó tránh khỏi có lúc bị người khác bực tức chỉ trích, oán trách, thậm chí phỉ báng. Nhưng tức giận là bản năng, kìm nén là bản lĩnh. Làm giáo viên, bạn luôn tiếp xúc với rất nhiều học trò – lứa tuổi “nhất quỷ nhì ma”, để thành công trong nghề trồng người bản thân mỗi thầy cô giáo phải rèn luyện cho mình: Không tức giận, mọi chuyện trên đời đều có lối đi.
Trong cuộc đời làm nghề giáo của mình, cô Ngọc gặp không ít những tình huống sư phạm, nhưng luôn đặt chữ ” Nhẫn” để giải quyết. Cô luôn tâm đắc: Muốn hiểu người khác sao lại hành động như vậy, bạn hãy đặt địa vị của mình vào địa vị của họ. Để yêu thương, dạy dỗ học trò của mình từ kiến thức cũng như rèn giũa đạo đức, kỹ năng sống cho học trò được tốt, trước hết bạn phải hiểu được tính cách lứa tuổi mà bạn đang tiếp xúc. Phải hiểu học trò bằng cả trái tim.
Cô Ngọc kể lại câu chuyện cách đây không lâu khiến cô không bao giờ quên. Trống vào lớp, cô giáo bước vào, cả lớp vẫn đang gục mặt xuống bàn ngủ say sưa. Khi biết giáo viên vào, cả lớp đứng lên chào giáo viên với tâm trạng ngái ngủ, mệt mỏi. Tôi khá lúng túng. Bao tâm huyết chuẩn bị bài của mình, niềm đam mê truyền đạt tri thức cho học sinh bị thiêu rụi ngay từ giây phút đầu tiên đó. Trấn tĩnh tinh thần, tôi đề nghị cả lớp giơ tay cao lên đầu và…lắc cái mông. Tôi đi khắp lớp, kiểm tra từng học sinh một, thấy rõ một điều: Từng ánh mắt không còn mệt mỏi nữa, tinh thần phấn chấn hơn. Khi đó tôi mới bắt đầu vào bài giảng. Thế là bài học của tôi diễn ra tốt đẹp trong niềm vui và hồ hởi của học trò.
Video đang HOT
Cô giáo Phạm Thị Ngọc
Tình cảm chân thành sẽ cảm hóa học sinh
Cô Ngọc chia sẻ: GV giống như người đưa đò. Song, qua bao chuyến đò mà bạn chèo qua sông, có biết bao chuyến đò làm bạn thấy ức chế, không thoải mái. Nếu “người lái đò” không biết lựa “sóng” để vượt qua, chắc chắn sẽ khó đưa đò đến bến.
Nhớ lại câu chuyện khi mới nhận lớp mới, cô Ngọc rưng rưng cảm xúc. Trong tiết đầu tiên gặp mặt học sinh, giáo viên chủ nhiệm giới thiệu với cả lớp về quy định sách vở, cách học… Khi quay lên bảng viết bài, cô nghe thấy học sinh bên dưới nói: “Đồng bóng”. Thế nhưng cô không phản ứng hay tỏ thái độ bực tức với học trò.
Sau hai, ba buổi dạy, khi dành thời gian cho học sinh viết bài, cô Ngọc đã xóa bảng. Những học sinh lề mề không viết bài, chần chừ, thấy cô xóa bảng nói: “Ngáo à! Chưa xong đã xóa”. “Tôi cảm thấy vô cùng xúc phạm!”, cô Ngọc tâm sự.
Song, cô nghĩ, mình là giáo viên – Người dạy tri thức và đạo đức làm người cho học sinh… Không thể nóng vội với những học sinh cá biệt.
Sau vài tiết dạy, cô Ngọc còn phát hiện ra một điều: Có một số học sinh không thích học, thể hiện ra mặt, luôn ở tư thế sẵn sàng bật lại cô khi bị nhắc nhở về ý thức học. Cô vẫn nhẫn nại và kiên trì dạy các em những kiến thức cơ bản nhất. Đồng thời, cô cũng quan tâm đến từng học sinh.
Ba tuần học trôi nhanh, cô Ngọc cho HS làm bài kiểm tra để phân loại trình độ. Ngoài ra, cô cho các em viết phiếu ý kiến: “HS cần gì ở giáo viên, nhu cầu của bản thân (đang ở trình độ nào?)”. Từ phiếu ý kiến của từng HS, cô bắt đầu cảm nhận được tình cảm của học sinh dành cho mình sau 3 tuần học tập. Lúc đó, cô Ngọc cũng nói lên cảm xúc của mình khi bước chân vào lớp.
Ngày hôm sau, cô cho phiếu bài tập phân loại học sinh và cuối tiết dạy, cô nhận được ngay lời nhận xét: “Con bắt đầu yêu môn Toán, bắt đầu yêu cô”. Bài kiểm tra chất lượng đầu năm, cô khen ngợi những học sinh tiến bộ dù điểm của các con vẫn dưới trung bình; nhưng các con đã vượt lên chính mình.
Tình cảm chân thành của cô Ngọc đã cảm hóa các em. Giờ đây, học sinh lười và luôn tìm cách bật trả cô đã tự giác học, mong được cô khen tiến bộ. Và cô Ngọc nhận ra rằng, làm việc bằng tình yêu và lòng đam mê, mọi người sẽ cảm nhận được. Cô đã hạnh phúc khi lựa chọn nghề giáo.
Lê Đăng
Theo GDTĐ
Lan tỏa giáo dục kỹ năng sống trong trường học
Bên cạnh dạy chữ, các trường học trên địa bàn tỉnh hiện nay rất chú trọng đến vấn đề dạy đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh.
Chính việc hướng dẫn kỹ năng, hình thành sớm các cách ứng xử cho trẻ trong môi trường gia đình, nhà trường sẽ giúp các em có được những năng lực, phẩm chất cần thiết để tự tin hơn khi bước vào cuộc sống.
Chuyên viên GAIA chia sẻ về phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ
Hiểu được ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng sống sớm cho học sinh, UBND huyện Châu Thành phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo, Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục quốc tế (GAIA) vừa tổ chức chương trình tập huấn kỹ năng truyền đạt kỹ năng sống cho các giáo viên là hiệu trưởng các trường tiểu học, THCS thuộc 13 xã, thị trấn trên địa bàn huyện, với mục đích giúp các cán bộ quản lý hiểu được tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống và hướng dẫn, phân công giáo viên tổ chức những hoạt động ngoại khóa trong đó lồng ghép chia sẻ, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Tại lớp tập huấn, các hiệu trưởng đã được tiếp thu chương trình giáo dục kỹ năng sống mới nhất, được cập nhật các ứng dụng công nghệ thông tin tối ưu nhất vào việc giảng dạy và các trò chơi học tập được thiết kế nhằm hỗ trợ cho hoạt động khám phá, trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng tạo hứng thú học tập, khuyến khích học sinh phát triển bản thân. Cùng với đó, các giáo viên được hướng dẫn nên thiết kế riêng chương trình giáo dục kỹ năng sống cho từng cấp học phù hợp với lứa tuổi học sinh như: kỹ năng phòng tránh cháy nổ và thoát hiểm hỏa hoạn, tai nạn thương tích, trải nghiệm sáng tạo steam, các kỹ năng khoa học, công nghệ, kỹ thuật, kỹ năng giải quyết vấn đề nhằm rèn luyện tư duy, cách ứng xử, cách tự giải quyết vấn đề để có thể tự tin, tự lập hơn trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày.
Trong giáo dục kỹ năng sống, điều quan trọng là giáo viên phải biết phối hợp cùng với phụ huynh để hướng dẫn trẻ có được những kỹ năng cần thiết tại nhà trường và gia đình. Chẳng hạn, với học sinh tiểu học, cần dạy trẻ kỹ năng tự lập. Ba mẹ cần rèn luyện tự lập cho trẻ từ những việc đơn giản nhất như: để trẻ dọn bàn ăn và tự ăn cơm, tự tắm rửa và mặc quần áo. Những việc gì trẻ có thể làm thì hãy để trẻ làm, ba mẹ không nên tranh việc của trẻ và hãy kiên nhẫn quan sát con làm. Ba mẹ chỉ nên can thiệp khi con cần giúp đỡ và chỉ làm ở mức độ hỗ trợ, chứ không phải làm thay. Bên cạnh đó, là các kỹ năng quản lý cảm xúc, kiềm chế nóng giận, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước sự xâm hại, bạo lực, hiểu về tình yêu thương và lòng biết ơn cha mẹ, thầy cô, tình yêu thương, sẻ chia với bạn bè và cộng đồng xã hội.
Với sự chia sẻ nhiệt tình về cách thức khoa học trong giáo dục kỹ năng sống cùng những kinh nghiệm trong việc tư vấn, giải quyết các vấn đề học đường, các giáo viên tham dự đã nhận ra rằng việc rèn luyện các kỹ năng sống cho học sinh, nhất là học sinh tiểu học và THCS đòi hỏi phải có sự nhẫn nại và sáng tạo cách thức giáo dục phù hợp lứa tuổi. Do vậy, việc tiến đến thành lập câu lạc bộ kỹ năng sống cho trẻ em trong các trường và tổ chức sinh hoạt định kỳ hàng tháng là điều vô cùng cần thiết. Cùng với đó là tăng cường phối hợp với phụ huynh để hoạt động giáo dục, định hướng cho trẻ được thực hiện một cách thường xuyên, mang tính thẩm thấu để trẻ tiếp thu một cách tự nhiên và đạt hiệu quả cao nhất.
Bài, ảnh: NGỌC GIANG
Theo baoangiang
Startup VietFuture vươn lên trong lĩnh vực giáo dục ngoài trường học Được ấp ủ từ năm 2014, chính thức phát triển từ năm 2015, startup giáo dục VietFuture ra đời với sứ mệnh bổ sung kiến thức, kĩ năng sống cho con trẻ - đặc biệt là trẻ em tại các thành phố lớn, dựa trên nền tảng đạo đức, thái độ và trách nhiệm. "Trong khi quỹ thời gian của các bậc phụ...