Hiểu tâm lý người học để trường học hạnh phúc
Giáo dục hiện nay đã và đang hướng tới mục tiêu lấy người học làm trung tâm. Giáo viên biết phát hiện và định hướng được tài năng của mình sẽ là chiếc chìa khóa vạn năng giúp các em xác lập được niềm tin và tự tìm ra cách để học tập một cách có hứng thú nhất.
Ảnh minh họa
Chương trình phát triển nhà trường trên năng lực và tâm lý lứa tuổi
Giáo dục hiện nay đã và đang hướng tới mục tiêu lấy người học làm trung tâm. Tuy nhiên trong cái cốt lõi ấy thì nội dung dạy học và phương pháp dạy học vẫn đang mang nặng về kiến thức học thuật mà vấn đề tâm lý học đường vẫn chưa được nghiên cứu để làm cơ sở cho việc xác định đam mê, động lực cũng như yếu tố cản trở hứng thú học tập của học sinh để từ đó lập kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhà trường đạt hiệu quả hơn.
Việc nắm được tâm lý và trình độ của học sinh để xếp lớp theo năng lực đối với học sinh mới chuyển cấp và thuyên chuyển lớp học, khối ôn thi Đại học cho học sinh đầu năm học sẽ giúp ích trong việc khuyến khích cũng như giúp đỡ, tham vấn, tư vấn cho các em khi bước vào năm học mới.
Đừng vội buông tay con trong quá trình trưởng thành
Theo kinh nghiệm giảng dạy đối tượng học sinh THPT và nắm bắt tâm lý phụ huynh cho thấy. Quá trình chuyển đổi tâm lý của học sinh lứa tuổi thiếu niên sang thanh niên kỳ vọng của bố mẹ là con cái sẽ lớn hơn và trưởng thành hơn nên thường việc giáo dục học sinh THPT có xu hướng bàn giao trách nhiệm cho nhà trường và thầy cô giáo.
Tuy nhiên chúng ta cần hiểu rằng lứa tuổi thanh niên 15-18 tuổi hay còn gọi là thanh niên học sinh, các em đã có được những mối quan hệ ít tính mâu thuẫn hơn so với độ tuổi trước đó. Quan hệ với cha mẹ, thầy cô, bạn bè đã trở nên thuận lợi hơn do sự trưởng thành trong nhận thức nhất định, trong việc ý thức mối quan hệ cha mẹ con cái, thầy trò. Điều này vừa là tín hiệu mừng, vừa là lỗ hổng để các em học sinh trưởng thành hay sa ngã đặc biệt là trong vấn đề mục tiêu học tập và trải nghiệm xã hội.
Nhiều phụ huynh băn khoăn việc có nên cho con em mình sử dụng máy tính, máy tính bảng, điện thoại cho mục đích học tập hay ngăn cản để tránh rủi ro từ mạng xã hội. Một điều hiển nhiên đang xảy ra là chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ thông tin nên những học sinh nào không được tiếp cận các em sẽ vô hình chung bị tụt hậu và nghiêm trọng hơn là chúng ta không chấp nhận và tin tưởng vào sự trưởng thành về mặt tâm lý của các con điều đó kích thích sự ức chế trong các mối quan hệ và tính tò mò của các em đối với những vấn đề tiêu cực và hiển nhiên điều đó không hề có lợi cho quá trình học tập và trưởng thành của các con. Thay vì cấm đoán chúng ta chấp nhận và hướng dẫn cho con em mình những kỹ năng cần thiết để thích nghi và trưởng thành theo chiều hướng tích cực.
Video đang HOT
Mỗi học sinh đều có một biệt tài
Hiện nay rất nhiều phụ huynh can thiệp vào việc chọn trường, chọn lớp, chọn khối thi THPT cho con em mình. Họ quên rằng lý thuyết đa trí tuệ đã chỉ ra rằng mỗi người có mỗi tài năng khác nhau và con cái chúng ta nếu sinh ra và lớn lên đúng như mong muốn của phụ huynh, thế giới này sẽ quá bằng phẳng chỉ có thiên thần.
Cuộc sống không có chông gai và thử thách hiển nhiên là không có cố gắng và thành tựu. Thế giới sẽ đứng yên theo một cách nào đó mà bố mẹ đang mong muốn. Trường học cũng chỉ là nơi dạy các em các môn học cơ bản mà bố mẹ quan tâm nhưng đâu đó chúng ta có một diễn giả, một nhà văn, một họa sỹ tài ba, một thiên tài âm nhạc, một vận động viên tài năng, một nhà toán học, một nhà tâm lý học trong tương lai.
Giúp các em phát hiện và định hướng được tài năng của mình sẽ là chiếc chìa khóa vạn năng giúp các em xác lập được niềm tin và tự tìm ra cách để học tập một cách có hứng thú nhất. Hãy hiểu tâm lý của con, yêu quý và biết ca ngợi những năng lực có sẵn của con em mình đó là yếu tố tiên quyết để khám phá nhiều điều ngạc nhiên và tạo điều kiện cho tất cả học sinh ở độ tuổi đến trường đặc biệt là học sinh THPT tìm kiếm được cơ hội tỏa sáng về một số mặt nào đó.
Bứt phá ở thời điểm đang học ở trường THPT là thời điểm mà những tài năng ở ngay trong con người của các em đã bị bỏ quên hoặc chưa được khai thác trong các giai đoạn trưởng thành trước đó. Phụ huynh cần phối hợp với giáo viên để trở thành nhân tố đánh thức những năng lực đang ngủ quên và kích hoạt trí thông minh theo đúng mong muốn và nguyện vọng của các con để các con được trưởng thành một cách hạnh phúc nhất và giảm thiểu áp lực trong cuộc sống.
Hồng Ngân
Theo Tiếng nói giáo viên/GDTĐ
Lớp học hạnh phúc: Mang niềm vui đến với học trò
"Mỗi ngày đến trường là một ngày vui" là khẩu hiệu của nhiều trường học. Tuy nhiên, trên thực tế không phải GV nào cũng thực hiện được điều này. Vậy làm thế nào để HS thấy vui và hạnh phúc mỗi khi đến trường? TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Ba Đình, Hà Nội) đã có những chia sẻ với Báo Giáo dục & Thời đại.
Để HS "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui". Ảnh: Sỹ Điền
Không nên áp đặt
- Thời gian gần đây, nhiều người nhắc đến lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc. Vậy tại sao lại phải xây dựng những lớp học hạnh phúc, thưa TS?
- Lâu nay, chúng ta áp dụng cách giáo dục áp đặt nên đã gây những trở ngại trong học tập cho HS. Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi, tạo nên sự cởi mở, hòa đồng, chia sẻ trong mối quan hệ giữa thầy với trò. Do đó, cần xây dựng những Lớp học hạnh phúc để GV và HS đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ, hứng thú trong dạy - học. Theo đó, lớp học hạnh phúc phải trên cơ sở thầy trò hiểu nhau, tôn trọng lẫn nhau. Từ đó, tạo điều kiện để HS được đóng góp và cống hiến. Quan trọng là được phát triển bản thân mình và hạnh phúc là chính mình.
Thay vì áp đặt, chúng ta nên để GV và HS tự giác thực hiện theo những điều mong muốn của cá nhân và có định hướng. Hiện nay, chúng ta quen làm theo lối cũ. Tức là đặt ra tiêu chuẩn rồi áp đặt GV, HS phải thực hiện theo. Tuy nhiên, tôi cho rằng, nên thay đổi và áp dụng ngược lại. Cụ thể, trước một vấn đề nào đó, nên để GV, HS cùng thảo luận với nhau, những gì hợp lý theo chuẩn mực của nhà trường đưa ra thì áp dụng thực hiện. Chúng ta không nên khống chế, áp đặt ở điều này, khoản kia. Thay vào đó, mọi người nên trao đổi, bàn bạc với nhau để tìm ra chân lý. Nói cách khác là cùng nhau hợp tác để cùng nhau phát triển.
Cũng cần xác định, đây là việc làm không vì thành tích, mà coi đó là việc làm để mỗi nhà trường, GV và HS thực sự thay đổi. Mặt khác, đó là việc làm mang tính chất khoa học chứ không phải vì một chủ trương nào đó để áp đặt. Khi mọi người cùng tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc thì họ sẽ thấy được chân lý và tự điều chỉnh với nhau.
- Nói là vậy, nhưng nếu chúng ta không áp đặt và yêu cầu HS chấp hành kỷ luật thì liệu rằng nền nếp của nhà trường có bị phá vỡ?
TS Nguyễn Tùng Lâm. Ảnh: Sỹ Điền
- Tôi không nghĩ vậy! Thực tế chúng ta vẫn có những chuẩn mực và không bao giờ mất đi. Ví dụ: Nói là lớp học hạnh phúc nhưng HS đi học muộn thường xuyên thì không thể gọi đó là lớp học hạnh phúc. Vậy thì GV chủ nhiệm và HS phải tìm cách để sửa chữa, để HS đó tiến bộ và không đi học muộn nữa. Nếu như trước kia, GV có thể phê bình HS hoặc có những hình thức kỷ luật HS đi học muộn; nhưng bây giờ, bản thân HS đó sẽ phải tự điều chỉnh theo các chuẩn mực của nhà trường.
Tôi nhấn mạnh một lần nữa là, thay vì hình thức áp đặt, buộc HS phải làm thế này, thế kia thì nay GV sẽ để các em lựa chọn các hoạt động giáo dục phù hợp. Chẳng hạn như: HS có thể trao đổi trực tiếp với GV để tổ chức một số hoạt động GD sao cho phù hợp. Hoặc trong lớp, các em sẽ tự nhắc nhở nhau về việc đi học đầy đủ, đúng giờ và chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài...
Giúp HS nhận thức về giá trị hạnh phúc
- Như vậy, mỗi GV sẽ phải thay đổi thì lớp học mới hạnh phúc?
- Thực sự GV phải thay đổi, đặc biệt là thay đổi trong cách dạy và ứng xử với học trò. GV phải có năng lực sư phạm tốt. Nói là vậy, nhưng không có gì là không làm được, quan trọng là GV có thay đổi hay không. Đơn giản như: Thay vì giảng lý thuyết, GV chuyển sang tổ chức nhiều hoạt động GD. GV phải sáng tạo, thiết kế nhiều hoạt động để thu hút HS tham gia. Chẳng hạn như: Yêu cầu HS thuyết trình những kiến thức đã học hoặc yêu cầu HS thảo luận nhóm để cùng nhau giải quyết những vấn đề mà bài học đặt ra. Song quan trọng hơn cả là, giúp các em tìm thấy niềm vui trong các hoạt động giáo dục nói riêng và trong học tập nói chung.
Ngoài ra, GV cũng cần tăng cường thực hành cho HS và nên tránh tình trạng thầy, cô nói từ đầu cho đến khi kết thúc tiết học hoặc thầy đọc, trò chép....
- Vậy Trường THPT Đinh Tiên Hoàng triển khai thực hiện Lớp học hạnh phúc như thế nào, thưa ông?
- Bắt đầu từ năm học 2018 - 2019, chúng tôi phát động chủ đề "Lớp học hạnh phúc". Trước hết, chúng tôi lưu ý GV chủ nhiệm cần giúp HS nhận thức về giá trị hạnh phúc trong cuộc sống. Từ đó giúp HS lựa chọn và thực hiện các nội dung của giá trị hạnh phúc.
Ngoài ra, nhà trường không đưa ra tiêu chuẩn cụ thể, nhưng GV chủ nhiệm phải bàn bạc với HS để đưa ra chương trình hành động của lớp, sao cho đáp ứng được các yêu cầu: Thứ nhất, có kế hoạch việc làm cụ thể để xây dựng lớp học đoàn kết, thân thiện, mọi người quan tâm giúp đỡ nhau, để cùng tiến bộ trên tinh thần: "Một người vì mọi người, mọi người vì một người". Thứ hai, giúp cho mỗi HS tự nhận ra giá trị sống hạnh phúc của bản thân mỗi người là gì? Làm thế nào để thực hiện nó? Có kế hoạch để giải quyết những khó khăn trở ngại ở mỗi người? Thứ ba, thường xuyên biểu dương, khích lệ những việc làm tốt của mỗi thành viên, mỗi nhóm, tổ trong lớp; nhất là những việc làm để "Cha mẹ hạnh phúc" và "Thầy cô hạnh phúc".
- Xin cảm ơn TS!
"Mỗi thầy, cô phải đổi mới nhận thức, thay đổi cách tiếp cận với HS để thực hiện khẩu hiệu "Thầy cô thay đổi để trò hạnh phúc". Cụ thể: Gần gũi lắng nghe, chia sẻ với HS về những khó khăn trong học tập, giúp các em vượt qua những khó khăn riêng. Đồng thời, mỗi GV cần vượt qua những khó khăn của chính mình để giúp HS thay đổi cách sống, cách học. Thông qua đặc trưng của mỗi bộ môn, GV có những liên hệ nhắc nhở HS về việc lựa chọn giá trị hạnh phúc trong cuộc sống".
TS Nguyễn Tùng Lâm
Theo GDTĐ
Hội nghị ngành giáo dục: Triển khai 9 nhiệm vụ và 5 giải pháp Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019, Bộ GD&ĐT cho biết, đây là năm học sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; vừa là năm bản lề, vừa là năm bứt phá để thực hiện các Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Bộ...