Hiểu rõ nguyên nhân trẻ hay khóc mỗi khi đến trường để không quát mắng con
Sự thấu hiểu và quan tâm của bố mẹ sẽ là điều tuyệt vời nhất dành cho những đứa con.
Học mầm non hay tiểu học là một giai đoạn thú vị trong cuộc sống của trẻ. Có thể nói là khác hoàn toàn so với những gì bé đối diện từ sau khi sinh. Với cha mẹ, đây là cột mốc con đang trưởng thành thực sự. Nhưng với rất nhiều đứa trẻ sự phấn khích những ngày đầu nhanh chóng được thay thế bằng lo lắng, chán nán và muốn từ bỏ.
Không ít cha mẹ phàn nàn về chuyện con mình rất ghét đi học, đặc biệt vào mỗi sáng khi đưa con tới lớp, nhiều phụ huynh phải dùng đủ mọi cách nhưng bé vẫn oà khóc nức nở. Vậy nguyên nhân và giải pháp cho tình huống này là gì. Cùng lắng nghe chia sẻ từ chị Trần Dung – Chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục và nuôi dạy con cái về vấn đề này.
Làm thế nào khi con gào khóc không chịu đi học?
Mỗi sáng chở con đi học, dọc đường mình nhìn thấy vài trẻ gào khóc trên xe khi ba mẹ chở đến trường. Ba mẹ bất lực/mặc kệ con khóc, thấy thương đứa trẻ quá. Nhà mình gần trường mầm non, cách trường xa mà vẫn nghe trẻ gào lên “con không đi học đâu”.
Con gái mình cũng vào lớp 1, con rất hào hứng đi học và trưởng thành hẳn so với mẫu giáo. Lý do là trường mới có bạn mới, cô mới, có thư viện, căng tin… Thường cái gì mới sẽ có 2 xu hướng xảy ra, 1 là lo lắng và 2 là hào hứng.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân: Con cảm thấy KHÔNG AN TOÀN.
- Trẻ mầm non: lần đầu xa gia đình, vào môi trường lạ và không hề có người thân nào bên cạnh. Con lo sợ đủ thứ, đó là bản năng và con không thể diễn tả được bằng lời, thế là gào khóc, la hét, ăn vạ, làm đủ mọi chiến lược chỉ mong ba mẹ hiểu để được ở nhà.
- Trẻ tiểu học: Khi con đang trong quá trình lớp lá, giai đoạn chuyển giao độ tuổi khủng hoảng lên 6 đã khó khăn lắm rồi, người lớn còn thêm “gia vị” nỗi sợ vào tâm trí con như: Lên lớp 1 khó lắm đó, không học là bị cô phạt ngay; Lo mà ăn cho giỏi chứ lên lớp 1 không ăn kịp là cô không chăm đâu; Lên lớp 1 phải học toán, học viết chữ… bao nhiêu thứ mới mẻ được người lớn tô vẽ khi việc đi học còn chưa bắt đầu khiến trẻ hoang mang…
Ba mẹ làm gì khi con khóc mỗi lần đến trường?
Giải pháp: Giúp con cảm thấy THOẢI MÁI về mặt TÂM LÝ.
- Khi nói chuyện với trẻ, mắt nhìn mắt và thấp người xuống bằng con, tay đặt lên vai hoặc cầm tay con.
- Khẳng định cùng con: Đi học không có người thân (ba mẹ, anh chị em) bên cạnh cả ngày đúng là buồn chán phải không con? (Cách nói này muốn tìm sự đồng thuận của trẻ, trẻ sẽ thấy BA MẸ THẬT HIỂU MÌNH).
Video đang HOT
Ảnh minh hoạ
- Đồng cảm cùng con: Hồi ba mẹ bằng tuổi con, đi học cũng khóc hoài chứ gì, ba mẹ còn nhớ… (kể chuyện buồn cười hài hước về quá khứ của ba mẹ lúc bằng tuổi con, có thể không có thật cũng được, trẻ sẽ thấy À THÌ RA BA MẸ CŨNG VẬY).
- Khơi gợi cụ thể: bây giờ, hãy hỏi con: Khi đi học điều gì khiến con lo lắng? Con không thoải mái ở đâu? Ai là người làm cho con khóc? Làm thế nào để cho con cảm thấy tốt hơn?
Khi con nói lý do, ba mẹ hãy nói “ba mẹ đồng ý với con” (cùng con tháo gỡ những vướng mắc) và tìm cách giúp đỡ con.
Những lưu ý cần nhớ:
- Cực kỳ KIÊN NHẪN với con.
- Lắng nghe con 100% và thật lòng rất muốn giải quyết chuyện của con.
- Tuyệt đối không phán xét, chê bai, chỉ trích và đưa suy nghĩ của mình vào suy nghĩ của con kiểu như “có vậy mà cũng sợ/lo lắng…”.
Ảnh minh hoạ
Và nên nhớ rằng, ba mẹ cũng từng là trẻ con.
Khi bé đi học mầm non hay tiểu học những tháng đầu cha mẹ cần hết sức kiên nhẫn để đồng hành. Không có đứa trẻ nào ngoan ngoãn khi bỗng nhiên phải rời xa gia đình, làm quen với người lạ. Nhưng trẻ con học rất nhanh, bố mẹ hãy cố gắng cùng con nhé!
Điểm chuẩn sư phạm vượt cả y dược, nghề giáo hấp dẫn trở lại?
Kỳ tuyển sinh năm 2022, điểm chuẩn nhiều ngành sư phạm bất ngờ cao hơn cả y dược, thậm chí vượt ngành Y đa khoa đình đám ở các trường đại học nổi tiếng.
Điểm chuẩn nhiều ngành sư phạm "tăng vùn vụt"
Năm nay, điểm chuẩn cao nhất của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội - ngôi trường danh tiếng trong lĩnh vực đào tạo giáo viên - là 28,5, và hai ngành có cùng mức điểm chuẩn này là Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Ngữ văn (khối C).
Bên cạnh đó, nhiều ngành Sư phạm khác của trường cũng có điểm chuẩn cao như Sư phạm Hóa 26 điểm, Sư phạm Toán 27,5 và 27,7...Dù mức này không biến động nhiều so với năm ngoái nhưng thí sinh phải đạt trên 8,5 điểm mới trúng tuyển. Các ngành Sư phạm còn lại có mức điểm từ 24 đến 25.
Tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, theo thang điểm 40, ngành Sư phạm Lịch sử có điểm chuẩn cao nhất với 38,67/40 điểm. Bên cạnh đó ngành sư phạm Ngữ văn có mức điểm chuẩn 37,17.
Một "ngôi sao" trong các trường, khoa sư phạm năm nay là Trường ĐH Hồng Đức, với ngành Sư phạm Ngữ văn chất lượng cao và Sư phạm Lịch sử chất lượng cao có điểm chuẩn 39,92 điểm (thang 40). Nếu không có điểm ưu tiên, trung bình thí sinh phải được 9,98 điểm mỗi môn mới trúng tuyển.
Ngành Sư phạm Lịch sử của trường có điểm chuẩn là 29,75 điểm (thang điểm 30) - trung bình mỗi môn thí sinh phải đạt gần 9,92 điểm mới trúng tuyển. Ngành Sư phạm Địa lý cũng có điểm chuẩn 27,5 (thang điểm 30)...
Học sinh đầu năm học mới (Ảnh: Hoàng Hà)
Còn tại TP.HCM, hai trường đào tạo sư phạm hàng đầu là Trường ĐH Sài Gòn và Trường ĐH Sư phạm TP.HCM điểm chuẩn các ngành sư phạm cũng rất cao.
Ở Trường ĐH Sài Gòn, điểm chuẩn Sư phạm Toán là 27,33, Sư phạm Hóa 26,28, Sư phạm Ngữ văn 26,81, Sư phạm Lịch sử 26,50...
Trong khi đó, ở Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, đối với phương thức xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT, điểm trúng tuyển các ngành dao động trong khoản từ 22,75 đến 29,75. Trong đó, ngành Sư phạm Toán học và Sư phạm Hóa học đều có mức điểm trúng tuyển là 29,75, Sư phạm Ngữ văn 28,93, Sư phạm Lịch sử 28,08, Sư phạm Địa lý 27,92, Sư phạm Sinh học 28,70...
Mức điểm trúng tuyển của các ngành trong trường đều tăng nhẹ (trong khoảng 1 điểm) so với mức điểm trúng tuyển của năm 2021.
Đối với phương thức xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, điểm trúng tuyển các ngành dao động trong khoảng từ 20,03 đến 28,25, trong đó ngành có điểm chuẩn cao nhất là Sư phạm Ngữ văn với mức điểm là 28,25; Sư phạm Toán 27; Sư phạm Lịch sử 26,83; Sư phạm Hóa học 27,35; Sư phạm Toán 27; Sư phạm Địa lý 26,50...
Có mức điểm một số ngành sư phạm biến động mạnh nhất năm nay là Trường ĐH Quy Nhơn. Cả 6 ngành Sư phạm của trường gồm Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Địa lý, Sư phạm Toán, Sư phạm Hóa, Sư phạm Vật lý đều có điểm chuẩn 28,5 - tăng từ 5,5 đến 9,5 điểm so với năm 2021.
Ngành Sư phạm Lịch sử của Trường ĐH An Giang có điểm chuẩn tăng hơn 6,5 điểm so với năm trước, đạt mức 26,5. Điểm chuẩn ngành này tại Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế cũng tăng tới 6 điểm so với năm 2021, từ 19 lên 25...
Nghề giáo lại trở nên hấp dẫn?
Năm 2021, Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa) từng gây choáng khi thí sinh có điểm tuyệt đối 30 vẫn trượt. Lý do là ngành Sư phạm Ngữ văn chất lượng cao có điểm chuẩn lên đến 30,5. Ngành Sư phạm Lịch sử chất lượng cao của trường cũng có điểm chuẩn lên đến 29,75 và đây là mức điểm chuẩn chưa từng có trong lịch sử tuyển sinh ngành này. Năm nay, điểm chuẩn ngành Sư phạm Lịch sử của Trường ĐH Hồng Đức cũng 29,75.
Theo ông Bùi Văn Dũng - Hiệu trưởng nhà trường - nguyên nhân các ngành sư phạm có điểm chuẩn cao là do chính sách cộng điểm ưu tiên khuyến khích khu vực tương đối cao.
"Danh sách điểm trúng tuyển của nhà trường chưa có thí sinh nào đạt 3 điểm 10, nhưng do có cả các điểm cộng ưu tiên nên có điểm 39,92" - ông Dũng thông tin.
Cũng theo ông Dũng, từ năm 2018, Trường ĐH Hồng Đức đặt ra đề án đào tạo chất lượng cao ngành sư phạm theo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh và được Bộ GD-ĐT công nhận. Trong thời gian thực hiện vừa qua kết quả đào tạo rất tốt, chứng minh bằng việc các sinh viên theo học đánh giá về chương trình. Từ đó, tiếng thơm lan truyền cho các thế hệ học sinh sau này, nên thu hút được nhiều thí sinh giỏi tham gia.
Ngoài ra khi sinh viên tham gia các ngành đào tạo chất lượng cao của nhà trường thì được miễn phí tiền hỗ trợ ở ký túc xá, được ưu tiên xem xét trong tuyển dụng. Đặc biệt, từ năm 2020, Thủ tướng Chính phủ có nghị định 116 về hỗ trợ chế độ sinh hoạt phí cho đào tạo giáo viên, một sinh viên đi học ngành sư phạm được cấp 3.630.000 nghìn đồng/tháng.
Theo ông Dũng đó là những yếu tố trên là nguồn gốc sâu xa dẫn đến việc nhiều thí sinh có điểm thi cao đăng ký xét tuyển vào ngành nên điểm chuẩn rất cao.
Giáo viên và học sinh Hà Nội (Ảnh: Hoàng Hà)
Ông Phan Lê Quốc - Phó trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - cùng nhận xét rằng những năm gần đây, điểm chuẩn sư phạm "kịch trần", thậm chí còn cao hơn y, dược cũng là điều dễ hiểu bởi có nhiều yếu tố tác động.
"Lý do thứ nhất là chỉ tiêu cho ngành sư phạm đã giảm xuống. Hàng năm, Bộ GD-ĐT giao chỉ tiêu ngành sư phạm cho các trường theo nhu cầu xã hội. Nhu cầu giảm thì chỉ tiêu ắt sẽ giảm.
Lý do thứ hai là những năm gần đây, có nhiều thông tin đến thí sinh về những ngành đào tạo giáo viên còn thiếu. Việc thiếu giáo viên rơi vào hai trường hợp, thứ nhất là thiếu giáo viên giỏi để đáp ứng cho trường chuyên hoặc những nơi có mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy. Trường hợp thứ hai là thiếu giáo viên cho môn học mới trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Thí sinh nhận được những thông tin như vậy nên khi đạt điểm cao sẽ đăng ký vào học sư phạm để khi ra trường có cơ hội làm việc tốt hơn" - ông Quốc phân tích.
Lý do thứ ba - cũng như nhận xét của ông Dũng - ông Quốc cho rằng nhờ sự tác động của chính sách. "Hai năm nay, chính sách miễn học phí và cấp sinh hoạt phí cũng khiến những thí sinh học giỏi nhưng gia cảnh khó khăn mạnh dạn đăng ký xét tuyển sư phạm".
Và theo ông Quốc, điểm chuẩn sư phạm cao là tín hiệu tốt cho ngành giáo dục khi chọn được những thí sinh có chất lượng.
"Sàng lọc đầu vào tốt sẽ là một trong những yếu tố khiến đầu ra tốt hơn" - ông Quốc nhận định.
"Cậu bé đóng băng" hiện giờ thế nào? Năm 2018, một bức ảnh chụp cậu bé có gò má ứng đỏ, đầu đóng băng vì tuyết lạnh nhưng vẫn cố gắng tới trường đã truyền cảm hứng cho nhiều người. Đằng sau hình ảnh "cậu bé đóng băng" từng làm lay động bao người Cách đây 4 năm, một cậu bé người Trung Quốc tên Vương Phú Mãn (8 tuổi) đã...