Hiệu quả từ việc học mà chơi, chơi mà học môn Địa lý
Dưới đây là chia sẻ của cô Nguyễn Trịnh Minh Hằng – giáo viên Trường THPT Nội trú tỉnh Lạng Sơn về đổi mới sáng tạo trong dạy và học môn Địa lý thông qua các hoạt động trò chơi.
Thông qua các trò chơi Địa lý sẽ giúp học sinh nhớ kiên thức lâu hơn và tiết học cũng trở nên sôi nổi. Ảnh minh họa/internet
Trò chơi Giải ô chữ
Theo cô Nguyễn Trịnh Minh Hằng, với trò chơi này giáo viên nên tổ chức trước khi củng cố bài hoặc sau khi củng cố bài học. Giáo viên chọn các từ, cụm từ có nghĩa trong bài học để tạo các ô chữ. Với trò chơi này giáo viên có thể chia lớp thành các đội thi đấu với nhau.
Luật chơi như sau: Giáo viên chọn 1 học sinh làm trọng tài, chia lớp thành các đội chơi. Giáo viên công bố số chữ cái trong từng ô chữ và thông tin về ô chữ đó. Sau khi giáo viên đọc dứt câu hỏi, đội nào giơ tay trước, đội đó được quyền trả lời, nếu trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai nhường quyền trả lời cho đội khác.
Nếu giáo viên đang đọc câu hỏi đội nào giơ tay đội đó phạm luật, mất quyền trả lời. Sau khi tất cả các ô chữ được mở, cuộc chơi kết thúc. Đội thắng cuộc là đội được nhiều điểm hơn.
Cách thiết kế: Nếu dạy không máy chiếu, giáo viên có thể kẻ trước ô trống lên bảng phụ, sau khi học sinh trả lời đúng ô chữ nào thì dùng bút viết chữ đó vào đúng vị trí ô chữ. Nếu dạy trình chiếu thì giáo viên thiết kế trên Power point rồi tạo hiệu ứng để các ô chữ lần lượt xuất hiện trong quá trình tổ chức trò chơi.
Theo cô Nguyễn Trịnh Minh Hằng, tác dụng của trò chơi này là, giáo viên sẽ giúp học sinh nhớ sâu được một số thông tin liên quan đến bài học và tạo một không khí thực sự sôi nổi trong tiết học, gây sự hứng thú, hào hứng cho học sinh đối với bộ môn.
Ví dụ 1: Bài 5 ” Vũ trụ; Hệ mặt trời và Trái Đất -Địa lí 10. Hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất – Địa lý lớp 10, giáo viên có thể thiết kế trò chơi ô chữ như sau:
Video đang HOT
Ví dụ 2: Tiết 1 Liên Minh châu Âu (EU), giáo viên có thể thiết kế trò chơi giải ô chữ như sau:
Trò chơi Ai là người đi du lịch nhiều nước trên thế giới
Luật chơi như sau: Giáo viên hoặc một học sinh nêu tên một châu lục (Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Phi V.V..) học sinh ghi tên một số quốc gia, mà các em nhớ.
Giáo viên nêu tên một quốc gia, yêu cầu học sinh ghi tên một thủ đô, núi, cao nguyên, sông ngòi, khoáng sản, sản phẩm công nghiệp, nông sản, các đới khí hậu chủ yếu mà các em biết về quốc gia đó (ví dụ: Hoa Kỳ – Thủ đô là Washington… Cu Ba: sản phẩm nông nghiệp: Mía… ).
Giáo viên có thể tổ chức kiểm tra viết cho cả lớp, thi xem em nào nhớ được nhiều nhất. Giáo viên nhận xét và cho điểm. Trò chơi này giáo viên có thể áp dụng khi dạy bài 5 Địa lí các khu vực và châu lục (Châu Mỹ la tinh, châu Phi, khu vực Trung Á và Tây Nam Á).
Khi học về châu Mỹ La tinh, giáo viên tiến hành cho học sinh chơi trò nêu tên và thủ đô của các nước khu vực và nêu thêm về những nét văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội của các quốc gia đó.
Ví dụ: Giáo viên nêu tên nước Braxin, học sinh sẽ ghi tên thủ đô Brasilia, một học sinh khác ghi có nền văn hóa latinh độc đáo, tiếp tục một học sinh khác ghi có lễ hội carnaval, đội bóng đá Braxin hùng mạnh v.v.v…
Thông qua trò chơi này học sinh sẽ nhớ nhiều địa danh hơn nữa, không những địa danh mà nhiều nét văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán của nhiều quốc gia hơn.
“Qua trò chơi này, một lần nữa tôi muốn tạo cho học sinh không khí thoải mái, sôi nổi như là đang đi du lịch, tham quan ngoài trời để các em không cảm thấy mệt mỏi, chán học môn Địa lí, không còn cảm thấy môn địa lí khô và cứng nhắc” – cô Nguyễn Trịnh Minh Hằng chia sẻ.
Bài viết được biên tập, lược ghi và có sử dụng tư liệu từ báo cáo tham luận của cô Nguyễn Trịnh Minh Hằng – giáo viên Trường THPT Nội trú tỉnh Lạng Sơn tại Hội thi “Cô giáo tài năng duyên dáng toàn quốc năm 2017″.
Theo giaoducthoidai.vn
Robot tự nhân bản có thể nuốt chửng Trái đất trong 52 giờ
Robot siêu nhỏ có khả năng tự nhân bản có thể "ăn sống" toàn bộ sinh vật trên Trái đất, bao gồm cả con người và nuốt chửng hành tinh xanh trong hơn 2 ngày.
Nanorobot sẽ trở nên phổ biến vào năm 2050.
Theo Express, nanobot, loại robot siêu nhỏ chỉ dài khoảng 1nm (1 phần 1 tỷ mét), hiện đang được phát triển, tiềm ẩn nguy cơ đe dọa Trái đất nếu như vượt ra ngoài tầm kiểm soát của con người.
Loại robot này có thể được sử dụng trong nhiều mục đích, như thay thế các tế bào trong cơ thể để chống lại căn bệnh ung thư.
Các chuyên gia lo ngại một khi được sử dụng như tế bào, loại robot này có thể hấp thụ protein để tự nhân bản, tạo ra bản sao giống hệt mình trong một thời gian ngắn.
Nhà vật lý Louis A Del Monte, tác giả cuốn sách "vũ khí nano" viết trên Huffington Post: "Hãy nghĩ rằng loại công nghệ này tương tự như vi khuẩn và virus".
Những con robot siêu nhỏ này sẽ bắt đầu xuất hiện trong những năm 2050, sau sự trỗi dậy của trí thông minh nhân tạo, theo Tiến sĩ Del Monte.
Một số chuyên gia tin rằng việc phát triển nanobot là bước đột phá đem đến nhiều lợi ích. Những người khác lại tỏ ra lo ngại về khả năng công nghệ này vượt ra ngoài tầm kiểm oát.
Eric Drexler một kỹ sư tiên phong trong ngành công nghệ nano cảnh báo: "Hình dung loại robot này được đặt trong một bình hóa chất. Chúng tự nhân bản trong một phần nghìn giây theo cấp số nhân".
Nanorobot đóng vai trò như tế bào có thể gây họa nếu vượt ra ngoài tầm kiểm soát.
"Sau 10 giờ, không phải 36 nanorobot mà là 68 tỷ. Số lượng robot này sẽ nặng tới 1 tấn trong chưa đầy một ngày. Sau 2 ngày, chúng nặng hơn cả Trái đất và sau 4 giờ nữa sẽ tăng đến kích thước Mặt trời, nuốt trọn Trái đất", ông Drexler cảnh báo.
Ông Drexler cũng nhận định về khả năng nanorobot hủy diệt và thay thế sự sống trên Trái đất, khiến nhân loại tuyệt diệt.
"Những cỗ máy nhân bại đầu tiên thậm chí còn vượt trội hơn những sinh vật sống. &'Cây với lá' không còn quang hợp hiệu quả như robot hấp thụ năng lượng mặt trời. Khiến cho cả Trái đất tràn ngập những tán lá cây không thể ăn được", ông Drexler nói.
Ông Drexler cảnh báo: "Phụ thuộc quá nhiều vào nanorobot trong tương lai sẽ gây họa cho con người. Ít nhất là trong kịch bản chúng ta không có sự chuẩn bị trước".
Ngoài ra, các cường quốc thế giới có thể sản xuất hàng loạt vũ khí hủy diệt dạng nano, vốn khó kiểm soát hơn rất nhiều so với vũ khí hạt nhân.
Theo Danviet
Khi thiên thạch đâm Trái đất, con người sẽ chết vì thứ này Thảm họa sóng thần và quả cầu lửa khổng lồ là viễn cảnh thường thấy khi thiên thạch đâm vào Trái đất, nhưng liệu đây có phải là tác nhân chính khiến nhân loại tuyệt diệt? Thiên thạch kích thước lớn đâm vào Trái đất sẽ gây ra hậu quả khôn lường. Theo Vox, hiểm họa thiên thạch đâm vào Trái đất luôn...